Chuyện gì xảy ra với cơ thể khi không còn “chuyện ấy”?
Bất kể câu chuyện đằng sau gối chăn diễn ra theo cách nào, thiếu vắng đời sống tình dục chắc chắn có ảnh hưởng đáng gờm đến cơ thể và tâm lý của bạn.
1. Mất ham muốn
Đối với câu chuyện ham muốn gối chăn mà nói, đó chính là một trường hợp của “không dùng là mất”.
Sari Cooper, nhà trị liệu tình dục đã được chứng nhận nói trêm Reader’s Digest: “Đối với một số người không quan hệ tình dục, họ bắt đầu cảm thấy chậm chạp hơn, ít sức sống và ít nhu cầu tình dục hơn. Xa mặt cách lòng là kiểu cảm giác mà rất nhiều khách hàng của tôi đã mô tả”.
Sari giải thích: “Nếu không giao hợp thường xuyên, khi bạn già hơn, thành âm đạo sẽ mỏng đi và có thể dẫn đến cảm giác đau đớn trong lúc yêu”.
Để ngăn chặn điều này, Hiệp hội mãn kinh Bắc Mỹ thậm chí khuyên mọi người nên có quan hệ tình dục thường xuyên, sẽ tốt cho sức khỏe “cô bé” trong thời kỳ mãn kinh.
3. Bạn có thể bị “mất nước”
Video đang HOT
Một tác dụng phụ của việc trường kỳ thiếu “chuyện ấy” chính là phụ nữ lớn tuổi trở nên “khô hạn” hơn. Nguyên nhân chuyện này bên cạnh thành âm đạo bị mỏng đi còn là cơ thể thiếu hormone oestrogen.
“Phụ nữ tuổi 20, 30 luôn có nhiều oestrogen xung quanh để đảm bảo các mô luôn khỏe mạnh, đàn hồi và trơn ngay cả khi cô ấy không có quan hệ tình dục. Nhưng phụ nữ tuổi 60 không có oestrogen thì chính là đã mất đi vĩnh viễn”, Tiến sĩ Lauren Streicher giải thích. “Chất trơn tự nhiên mất dần theo tuổi tác, và nếu bạn không lấy được cảm hứng qua phim, sách, hay đối tác, thì việc khô hạn sẽ xảy đến nhanh hơn”.
4. Giai đoạn nguyệt san đau đớn hơn
Tử cung là cơ và nhiều phụ nữ sẽ thực sự co thắt tử cung khi đạt cực khoái, điều này giúp tống máu ra ngoài nhanh hơn và giảm đau bụng. Ngoài ra, sự gia tăng chất endorphins cũng giúp đỡ đau trong kỳ đèn đỏ”, Streicher giải thích.
5. Giảm nhiễm trùng đường tiết niệu
Không có quan hệ tình dục, bạn không những giảm đáng kể nguy cơ nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục, mà còn giảm cả nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.
“Bởi vì sự lây lan của vi khuẩn có thể xảy ra, giao hợp có khả năng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng bàng quang tái phát. 80% ca nhiễm trùng đường tiết niệu ở phụ nữ tiền mãn kinh xảy ra trong vòng 24 giờ sau quan hệ tình dục và tần suất quan hệ là yếu tố tiên đoán mạnh nhất của nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát”, Streicher nói.
6. Đàn ông dễ rối loạn cương dương
Theo Bustle, một nghiên cứu đã tìm thấy rằng thiếu vắng đời sống gối chăn có thể dẫn đến rối loạn cương dương ở nam giới, đạc biệt là ở đàn ông lớn tuổi.
Theo Mirror
"Chuyện ấy" tụt dốc vì tiểu đường
Sau 20 năm sống trong niềm tự hào là nhà "vô địch" trên giường, chuyện ấy bỗng nhiên "tụt hạng" một cách thảm hại.
Nói thật là tôi cũng chẳng biết tại sao mình lại mất ham muốn chuyện ấy. Nhìn thấy vợ hừng hực đấy nhưng chân tay cứ bải hoải, đầu óc mụ mẫm không muốn làm gì ngoài việc lăn ra ngủ. Thỉnh thoảng cũng cố gắng hết sức để "trả bài" nhưng chỉ được một lúc là "thằng nhỏ" đầu hàng vô điều kiện, nằm lăn quay ra đấy nhất định không chịu hợp tác đến cùng. Chính vì thế mà vợ lại càng cáu.
Hai vợ chồng lục đục đi đến bác sỹ nam khoa để khám. Bác sỹ hỏi đến đâu, vợ nhanh nhảu trả lời đến đấy: "Đang ngon lành hai mươi năm chạy tốt, bỗng dưng không chạy nữa. Thậm chí còn không thích đụng chạm đến vợ. Mà lạ lắm nhé, ngày xưa chỉ cần động vào người nhau là "nó" đã sẵn sàng, giờ thì khởi động đến vã mồ hôi mà vẫn cứ bẹp dí. Mà ghét nhất là cái kiểu lẩn tránh vợ như chạch, vờ ngủ, vờ mệt, vờ bận... đủ thứ cả. Bác sỹ khám hộ em xem nó thế nào, có chữa được không".
Cái cảm giác mặc cảm, tự ti về bản thân khi bị tiểu đường khiến tôi khó chịu - Ảnh minh họa
Vợ kể lể một hồi, lo lắng ra mặt, bác sỹ cũng phải phì cười vì không biết là khám cho vợ hay cho chồng mà vợ tả kỹ thế, cứ như "nó" là của mình. "Không phải nguyên nhân sinh lý, tâm lý thì chỉ có do bệnh tật. Anh chị đi xét nghiệm tổng thể xem có bệnh gì không rồi quay lại đây nhé", sau cùng bác sỹ cũng "được" nói.
Kết quả xét nghiệm máu cho biết tôi bị bệnh tiểu đường. Vợ khóc ầm ĩ lên như thể tôi sắp chết đến nơi. Thế nhưng những điều vợ lo lắng cũng có phần đúng, vì người bị bệnh tiểu đường sẽ phải sống với căn bệnh ấy đến hết cuộc đời. Tôi mới ngoại tứ tuần, đi đến hết cuộc đời còn dài lắm, giờ lại phải sống chung với bệnh tiểu đường, thử hỏi vợ nào không xót, không lo.
Bác sỹ lại phán thêm câu nữa: "Tiểu đường có thể chính là thủ phạm ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây nên chứng bệnh khó "yêu", suy giảm ham muốn trong quan hệ vợ chồng. Vì thế, bỗng dưng anh nhà mất đi hứng thú với chuyện chăn gối là do mắc bệnh tiểu đường. Từ giờ phải ăn kiêng, uống thuốc đều đặn để trị bệnh. Khi nào bệnh đỡ thì sẽ đâu vào đấy".
Thế nhưng cái đâu vào đấy còn phải "trường kỳ kháng chiến", bởi cái việc thuốc thang điều trị bệnh tiểu đường lại khiến cho "cái ấy" nó nằm thẳng cẳng luôn. Sự việc thay đổi quá đột ngột khiến tôi bị stress và vợ cũng chẳng hơn gì, suốt ngày u sầu ủ đột, nhiều hôm thương vợ quá đành phải làm vợ thỏa mãn bằng "cách khác", nhưng cũng không thể "lên đỉnh" như khi "yêu thật" được.
Cũng may sau một thời gian điều trị và tích cực tập thể dục, "thằng nhỏ" cũng dần dần hồi phục và chủ nhân của nó cũng bắt đầu lấy lại được cảm hứng gối chăn. Nhưng nói gì thì nói, chỉ đáp ứng được một phần nào đó so với "chất lượng" ban đầu, muốn được như thời oanh liệt thì chắc còn phải cố gắng nhiều hơn nữa.
Cái cảm giác mặc cảm, tự ti về bản thân khiến tôi nhiều lúc nói dỗi, bảo vợ cứ đi ra ngoài mà giải quyết nhu cầu, chứ thế này thì chịu sao được đến hết đời. Ấy thế mà vợ lại cảm thông, đêm đêm cứ nắm tay thủ thỉ: "Không phải cứ làm chuyện ấy thì mới thấy hạnh phúc. Biết đâu lần này vì bệnh của chồng mà chúng mình lại có nhiều thời gian tâm sự hơn..".
Theo GĐVN
Phụ nữ 'không muốn, không có hứng thú' với chuyện ấy, có phải do đàn ông? Đằng sau dấu hiệu suy giảm ham muốn tình dục ở phụ nữ có rất nhiều lý do. Nhiều người hỏi rằng liệu có phải do đàn ông và đâu là nguyên nhân chính? Đây là đáp án bạn nên biết. Ảnh minh họa Nhiều người thường gặp những băn khoăn không nhỏ về đời sống tình dục của bản thân mình, đồng...