Chuyện gì xảy ra nếu Nga tấn công binh sĩ NATO triển khai ở Ukraine?
Các chuyên gia của quốc hội Đức đã đánh giá tác động của một cuộc tấn công từ Nga trong trường hợp các lực lượng NATO chính thức được triển khai ở Ukraine – tài liệu do hãng thông tấn Đức DPA thu thập cho biết.
Pháo tự hành khai hỏa trong xung đột ở Ukraine.
Điều 5 của liên minh quân sự NATO quy định các thành viên trong khối sẽ phản ứng bằng biện pháp quân sự nếu một nước thành viên bị tấn công. Nhưng quy định này không áp dụng trong trường hợp binh sĩ NATO chính thức được huy động tới Ukraine, báo cáo do các chuyên gia của quốc hội Đức soạn thảo cho biết.
“Nếu quân đội của một hoặc nhiều nước thành viên NATO tham gia nhiệm vụ phòng thủ theo hướng có lợi cho Ukraine trong xung đột Nga – Ukraine và bị tấn công bởi các thế lực như Nga ở các khu vực chiến sự thì Điều 5 không được áp dụng”, các chuyên gia kết luận, theo thông tin do DPA thu thập hôm 29/3.
Báo cáo chưa được công bố chính thức cho biết, Điều 5 chỉ được áp dụng trong trường hợp lãnh thổ của một nước thành viên NATO bị tấn công. Đây là nguyên tắc được NATO xây dựng trên cơ sở phòng vệ từ những ngày đầu thành lập vào năm 1949.
Video đang HOT
Báo cáo cũng cho biết, Pháp có quyền đưa quân tới Ukraine theo Điều 51 của Hiến chương Liên Hợp Quốc để hỗ trợ Kiev phòng vệ. Điều 51 quy định việc tự vệ bằng vũ lực được một hay nhiều quốc gia thực hiện trong khi Hội đồng Bảo an chưa có quyết định áp dụng biện pháp cần thiết.
Các chuyên gia Đức lưu ý, một hoặc nhiều nước thành viên NATO nào đưa quân đến Ukraine không đồng nghĩa tất cả các thành viên còn lại trong liên minh đều can dự vào xung đột.
“Đó sẽ là nhiệm vụ quân sự của riêng một hoặc nhiều quốc gia và không liên quan đến NATO”, báo cáo nhấn mạnh.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tháng trước lần đầu nêu ý tưởng “phương Tây không loại trừ khả năng đưa quân đến Ukraine”.
Nga đã cảnh báo bất kì binh sĩ Pháp nào được triển khai ở Ukraine sẽ trở thành mục tiêu tấn công của Nga.
Hôm 28/3, Bộ Quốc phòng Pháp nói thông tin Paris chiêu mộ tình nguyện viên tham gia cuộc chiến ở Ukraine là “giả mạo”. Thông tin do một trang web giả mạo trang của chính phủ Pháp đăng tải. Trang này sau đó đã bị nhà chức trách Pháp đình chỉ hoạt động.
Quan chức Ba Lan: NATO đang cân nhắc bắn hạ tên lửa Nga tiếp cận biên giới liên minh
Ngày 26/3, Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan Andrzej Szejna nói với kênh truyền thông RMF24 rằng NATO được cho là đang cân nhắc việc bắn hạ tên lửa Nga nếu chúng đi quá gần biên giới của liên minh quân sự này.
Hệ thống tên lửa phòng không Patrion triển khai ở Ba Lan. Ảnh: Defense24
Ba Lan đã buộc phải điều động các máy bay chiến đấu của mình để bảo vệ không phận trong cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa của Nga nhằm vào miền Tây Ukraine vào ngày 24/3.
Nguyên nhân là do trong cuộc tấn công các mục tiêu Ukraine của Nga, theo Bộ Chỉ huy Tác chiến Ba Lan, một tên lửa hành trình của nước này đã bay vào không phận Ba Lan trong 39 giây, bắt đầu từ lúc 4 giờ 23 phút sáng 24/3.
Tên lửa Nga bay vào không phận phía trên một ngôi làng ở Lublin Voyevodstvo và trong suốt thời gian tên lửa Nga đi vào không phận Ba Lan, hệ thống radar quân sự của nước này đã bám theo, nhưng không hành động do tên lửa đó hướng về phía Ukraine.
Sau vụ việc, Bộ Ngoại giao Ba Lan đã triệu tập Đại sứ Liên bang Nga tại nước này, ông Sergei Andreyev, để phản hồi vụ việc. Tuy nhiên, quan chức ngoại giao Nga đã từ chối yêu cầu.
Tiếp đó, Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan Andrzej Szejna đã đăng đàn, tuyên bố: "Liên bang Nga không muốn khiêu khích bất cứ điều gì, vì người Nga biết rằng nếu tên lửa tiến sâu hơn vào lãnh thổ Ba Lan, nó sẽ bị bắn hạ".
Theo ông Szejna, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng đang phân tích hàng loạt ý tưởng khác nhau, bao gồm cả việc bắn hạ các tên lửa Nga khi chúng ở rất gần biên giới của NATO.
Tuy nhiên, ông Szejna cho rằng khả năng trên chỉ xảy ra khi có sự đồng ý của Ukraine và có tính đến những hệ lụy quốc tế bởi tên lửa của NATO có thể sẽ bắn trúng tên lửa Nga bên ngoài lãnh thổ liên minh quân sự này.
Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Vladislav Kosiniak-Kamysz đã tuyên bố Ba Lan sẽ bắn hạ tên lửa Nga nếu có dấu hiệu cho thấy chúng đang hướng tới mục tiêu trên lãnh thổ Ba Lan.
Vụ việc xảy ra sáng 24/3 không phải là lần đầu tiên tên lửa Nga bay vào không phận Ba Lan.
Ngày 29/12/2023, tên lửa Nga đã bay qua không phận Ba Lan trong khoảng 3 phút, cũng tại khu vực Lublin, khiến hệ thống phòng thủ của nước này đặt trong tình trạng báo động cao.
Tiếp đó vào ngày 7/2/2024, một tên lửa khác của Nga được cho là đã "tiếp cận biên giới Ba Lan một cách nguy hiểm".
Nga trì hoãn chuyển tên lửa phòng không S-400 cho Ấn Độ để ưu tiên mặt trận ở Ukraine Việc triển khai S-400 trong môi trường xung đột không chỉ phục vụ mục đích phòng thủ mà còn đóng vai trò răn đe chiến lược, làm phức tạp thêm tính toán cho bất kỳ sự can thiệp quân sự trực tiếp nào của NATO hoặc các lực lượng khác. S-400 là hệ thống tên lửa phòng không thế hệ mới nhất do...