Chuyện gì xảy ra khi mặc “áo mưa” sai cỡ?
“Áo mưa sai kích cỡ” thường là vấn đề của trí tưởng tượng chứ không hẳn có thực. Điều bạn nên quan tâm là mình “mặc áo” có được thoải mái không, cảm giác có an toàn và ôm khít không.
Song tiện đây tôi sẽ trả lời với bạn về việc “kích cỡ áo mưa có thực sự là vấn đề?”. Thực tế, nếu so sánh kích cỡ các loại áo mưa với nhau, bạn sẽ chỉ thấy sự khác biệt rất nhỏ về chu vi, chiều dài. Bạn có thể dùng bất cứ loại áo mưa nào (bất kể bạn thuộc nhóm “king size” hay khiêm tốn, vừa phải), mà vẫn thấy nó thật vừa vặn. Bởi “áo mưa” đã được thiết kế để trùm vừa lên bất kỳ loại kích cỡ nào, tất nhiên “hàng khủng” sẽ cảm thấy hơi chật hơn so với “hàng cân đối” một chút.
Tôi cho rằng tiêu chí quan trọng khi đánh giá “áo mưa” là nó có an toàn không, có bị lỗi thủng/rách không, có bị trượt ra ngoài hay gây tổn tại cho “cậu bé” không (dị ứng, sưng viêm…). Bạn chỉ nên thực sự quan tâm đến kích cỡ khi bị cảm giác quá chật, không thoải mái khi đeo hoặc bị tuột khi hết trạng thái cương cứng.
Thêm một số băn khoăn khác của độc giả nam trang Askmen nhận được giải đáp từ chuyên gia:
“Đột ngột dừng lại trước khi xuất tinh (cả trong trường hợp tự sướng hoặc đang quan hệ tình dục) có hại gì không? Thi thoảng tôi làm vậy, có thể lặp lại vài “hiệp”, cuối cùng không xuất tinh và cuộc chơi kết thúc hẳn. Như thế có vấn đề gì không?
Bạn thân mến,
Một cách vô thức, bạn đang rèn kỹ năng chống xuất tinh sớm chúng tôi vẫn gọi là phương pháp “khởi đầu – kết thúc”. Bạn dạy “cậu nhỏ” của mình bài học khống chế tinh binh, học cách làm chủ điểm mà đàn ông “không thể quay đầu lại” (thời điểm bạn cảm giác rất muốn “nã pháo” rồi).
Tôi cho rằng bạn là người chưa bao giờ phải phàn nàn về mức độ “dẻo dai” của bản thân, xuất tinh hay không hoàn toàn theo chủ ý của bạn. Về quan điểm cá nhân mà nói, tôi ngưỡng mộ khả năng ấy.
Video đang HOT
Tuy nhiên những gì bạn đang làm đem lại cảm giác… bức bí. Hãy nhớ rằng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng xuất tinh tốt cho sức khỏe, thậm chí đem lại một số lợi ích nhất định cho tuyến tiền liệt nữa.
Vợ chồng tôi luôn dùng “áo mưa” mỗi lần “giao ban” nhưng cứ khi tôi vào đến “chốn thâm cung” là ở đó lại trở nên rất nóng. Cảm giác “nóng trong” làm vợ tôi mất hứng và hoàn toàn không muốn “vui vẻ” nữa. Gần đây cô ấy luôn tìm cách để không phải gần gũi chồng. Xin nói thêm là bình thường cô ấy vẫn “điện nước đầy đủ” nên tôi không nghĩ chuyện sưng nóng là do ma sát…
Bạn thân mến,
Môi trường bên trong “cô bé” quả có nóng ấm nhưng không đến nỗi như mô tả của bạn. Trường hợp của vợ bạn chắc chắn là phải lưu ý rồi. Có thể xem xét đến một số nguyên nhân:
Trước hết, cảm giác nóng rát có xuất hiện ở cùng một vị trí bên trong “cô bé” hay không? Rất có thể cô ấy bị rách/xước trong, hoạt động tình dục làm vết xước bị kích thích dẫn đến tấy rát. Một khả năng khác là có viêm nhiễm. Tốt nhất vợ bạn nên đi khám phụ khoa để phát hiện và điều trị.
Cũng không loại trừ khả năng cô ấy dị ứng với chất bôi trơn hoặc loại cao su làm nên “áo mưa” bạn dùng. Hãy kiểm tra bằng cách chà xát “áo mưa” lên phía trong khoeo tay của cô ấy, xem có phản ứng mẩn ngứa, sưng tấy nào không. Một số loại “áo mưa” có thêm “phụ gia” như đường, hương liệu, chất diệt tinh trùng… đều có thể làm phiền tới “cô bé” nhạy cảm.
Nếu vợ bạn có phản ứng, nên lặp lại cách thử trên với thêm vài loại “áo mưa” khác nhau để tìm ra cái phù hợp. Chúc bạn đạt điểm A trong bài nghiên cứu “chốn thâm cung” của vợ.
Huyền Anh
Theo AM
4 nguyên nhân khiến "cô bé" của bà bầu bị sưng phồng
Sưng phồng ở âm đạo là một hiện tượng khá phổ biến đối với các bà bầu và điều này tường do nhiễm trùng, viêm âm đạo hoặc nhiều lý do nghiêm trọng khác.
Có một số yếu tố có thể dẫn đến sưng âm đạo trong một thời gian bạn mang bầu. Dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến khiến âm đạo bị sưng.
1. Thay đổi khi mang thai
Khi một phụ nữ mang thai, cơ thể chị em thường trải qua nhiều thay đổi. Và từ tháng đầu tiên cho đến tháng thứ 3 của thai kỳ, cơ thể người phụ nữ bắt đầu sưng lên ở những vùng nhất định.
Kể từ khi cơ thể của chị em bắt đầu sản xuất thêm máu chúng có thể gây ra các mô bị sưng tấy lên ở các bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm cả âm đạo.
2. Ứ máu trong âm đạo
Một trong những nguyên nhân khiến âm đạo bị sưng trong khi mang thai là sự gia tăng lưu lượng máu đến vùng sinh dục. Điều này có thể dẫn đến ứ máu trong âm đạo, khiến cho vùng này bị sưng lên.
Hơn nữa, khi bị ứ máu ở âm đạo, chúng có thể khiến cô bé ở những bà bầu sưng phồng một cách tồi tệ hơn nếu ngồi trong một thời gian quá dài.
3. Cơn co âm đạo
Trong khi mang thai, đôi khi, chị em có thể bị những cơn co âm đạo. Những cơn co này sẽ gây cản trở cho chị em trong những hoạt động như quan hệ tình dục.
Đây được coi là một phản xạ của cơ thể do chị em không thể kiểm soát các cơn co thắt âm đạo tự phát. Vì thế, khi gặp hiện tượng này, chị em cần tiến hành khám phụ khoa ngay.
4. Một số bệnh tật khác
Một số bệnh tật về sức khỏe như khối huyết có vấn đề hoặc thoát vị cũng có thể gây sưng tấy ở vùng sinh dục trong quá trình mang thai. Hoặc những nhiễm trùng do vi khuẩn cũng có thể dẫn đến sưng âm đạo trong thai kỳ.
Lưu ý:
Nếu bị sưng phồng cô bé trong thai kỳ do bất cứ nguyên nhân nào, các bà bầu nhất thiết phải theo dõi và thăm khám bác sĩ cẩn thận.
Theo PLXH
Chăm sóc "tam giác mật" chỉ bằng chế độ ăn uống Ngoài đi khám phụ khoa và vệ sinh đúng cách, chị em có thể chăm sóc "tam giác mật" của mình bằng chế độ ăn uống hàng ngày cũng khá hiệu quả. Không chỉ giữ gìn vệ sinh "cô bé" mà chị em còn nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng, thức ăn hàng ngày. Đặc biệt, bạn hoàn toàn có thể...