Chuyện gì xảy ra khi chính phủ Mỹ đóng cửa?
Khi chính phủ Mỹ đóng cửa vì hết ngân sách, các cơ quan được cho là không thiết yếu phải ngừng hoạt động, viên chức phải nghỉ làm hàng loạt.
Người Mỹ đang đối mặt với khả năng chính phủ đóng cửa giữa đại dịch khi Tổng thống Donald Trump, tức giận với các thành viên đảng Cộng hòa tại quốc hội, đe dọa không ký phê chuẩn dự luật ngân sách chính phủ kèm gói cứu trợ Covid-19 trị giá 2.300 tỷ USD.
Gói chi tiêu này bao gồm gần 900 tỷ USD để cứu trợ người dân gặp khủng hoảng trong Covid-19 và 1.400 tỷ USD chi trả cho các hoạt động của chính phủ đến tháng 9/2021, vì vậy, nếu Trump không ký thông qua, phần lớn chính phủ Mỹ sẽ đóng cửa từ ngày 28/12, khi thỏa thuận cấp ngân sách tạm thời cho chính phủ hết hạn.
Nếu đóng cửa chính phủ xảy ra, tình trạng này có thể kéo dài cho đến sau khi Joe Biden tuyên thệ nhậm chức ngày 20/1, vì quốc hội khóa này sẽ mãn nhiệm vào ngày 3/1, tức là họ chỉ còn rất ít thời gian để đạt được thỏa hiệp cho một dự luật ngân sách sửa đổi. Quốc hội khóa sau không có kế hoạch tiến hành hoạt động lập pháp nào cho đến sau ngày nhậm chức của chính quyền mới.
Chính quyền Trump chưa cho biết họ sẽ làm gì nếu chính phủ không được tiếp tục cấp ngân sách hoạt động, nhưng những lần đóng cửa trước đó đã khiến hàng chục nghìn nhân viên không thiết yếu bị cho nghỉ và những người khác, bao gồm những người đảm bảo an toàn công cộng, phải làm việc không lương.
Video đang HOT
Nhân viên liên bang biểu tình phản đối chính phủ đóng cửa trước tòa quốc hội ở Washington tháng 1/2019. Ảnh: Reuters .
Các khoản trợ cấp thất nghiệp đang được trả cho khoảng 14 triệu người Mỹ thông qua các chương trình khắc phục hậu quả đại dịch sẽ hết hạn vào ngày 26/12. Việc để chương trình kết thúc trong khi gói cứu trợ mới chưa được thông qua sẽ khiến những người bị mất việc làm vì đại dịch mất thu nhập đột ngột.
Chính quyền liên bang đã mua 400 triệu liều vaccine Covid-19, đủ tiêm cho 200 triệu người, từ Moderna và Pfizer nhưng họ vẫn cần thêm kinh phí để mua thêm. Họ cũng ký hợp đồng với những công ty sản xuất các loại vaccine khác chưa được cấp phép. Các công ty tư nhân, bao gồm McKesson, UPS và FedEx, đang phân phối vaccine nhưng phải nhờ đến sự hỗ trợ từ nhân viên Bộ Quốc phòng và Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh.
Các bang đã nhận được 340 triệu USD từ chính phủ Mỹ để bù đắp chi phí mà họ phải chịu từ việc triển khai vaccine nhưng cho biết họ vẫn phải đối mặt với khoản thiếu hụt khoảng 8 tỷ USD. Việc đóng cửa chính phủ sẽ chặn kế hoạch của quốc hội để giải ngân bù đắp cho khoản thiếu hụt đó.
Những lần đóng cửa chính phủ trước đây khiến nhiều nhân viên tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), một trong những cơ quan dẫn đầu ứng phó với Covid-19, phải nghỉ không lương. Một chương trình của CDC để theo dõi các đợt bùng phát cúm đã bị dừng trong thời gian chính phủ đóng cửa năm 2013. Tuy nhiên, trong đợt đóng cửa kéo dài 35 ngày vào cuối năm 2018 và đầu năm 2019, chính phủ vẫn để chương trình tiếp tục hoạt động, tuyên bố rằng “phản ứng tức thì đối với các đợt bùng phát dịch bệnh khẩn cấp” sẽ tiếp tục.
Bộ Quốc phòng tiếp tục hoạt động nhưng trong giai đoạn chính phủ đóng cửa, Mỹ không thể gửi séc tiền lương cho quân nhân và nhân viên dân sự. Quân nhân tại ngũ được coi là nhân viên thiết yếu nhưng một số nhân viên dân sự và nhà thầu phải nghỉ không lương.
Cục Điều tra Liên bang (FBI) và các cơ quan hành pháp khác vẫn tiếp tục hoạt động. Tuy nhiên, Hiệp hội Đặc vụ FBI cho biết việc chính phủ đóng cửa khiến công việc của các nhân viên FBI trở nên khó khăn hơn vì họ không thể trả tiền cho những người cung cấp thông tin. Hầu hết tòa án liên bang vẫn mở vì họ có đủ tiền để duy trì hoạt động.
Các công viên quốc gia và đài tưởng niệm phần lớn vẫn mở cửa trong lần đóng cửa năm 2018, mặc dù một số nơi, như Hội trường Độc lập tại Philadelphi, phải dừng hoạt động. Các công viên khác vẫn mở cửa với số lượng nhân viên hạn chế, dẫn đến những lời phàn nàn về rác thải tràn ngập, nhà vệ sinh không sạch và du khách cắm trại tại nơi không được phép.
Các nhà quản lý thị trường buộc phải cho nhân viên nghỉ trong đợt đóng cửa gần đây nhất, nhưng Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán đã giữ đủ số nhân viên cần thiết để theo dõi thị trường và “ứng phó với tình huống khẩn cấp”.
Trong khi đó, việc chuyển phát thư vẫn tiếp tục như bình thường vì Bưu điện Mỹ không cần đến ngân sách liên bang để duy trì hoạt động hàng ngày.
Các nhân viên của Cơ quan Quản lý An ninh Vận tải , những người kiểm tra hành khách tại các sân bay, tiếp tục làm việc. Kiểm soát viên không lưu, những người được chính phủ coi là nhân viên thiết yếu, cũng vậy.
Lần chính phủ Mỹ đóng cửa năm 2018-2019 đã khiến nhiều kiểm soát viên không lưu nghỉ việc, làm tăng nguy cơ nhiều chuyến bay đến và rời New York bị hủy, buộc Trump và quốc hội phải nỗ lực để đạt được thỏa hiệp về ngân sách liên bang, giúp mở cửa chính phủ trở lại.
Nga phản đối lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào dự án Dòng chảy phương Bắc 2
Ngày 24/12, Điện Kremlin tuyên bố các lệnh trừng phạt mới của Mỹ nhằm vào dự án Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) có thể cản trở việc hoàn thành đường ống dẫn khí đốt của Nga tới Đức.
Tàu Akademik Cherskiy của Nga tham gia lắp đặt đường ống dẫn khí đốt của dự án "Dòng chảy phương Bắc 2" neo tại cảng Mukran, gần Sassnitz, Đông Bắc Đức ngày 7/9/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuy nhiên, Moskva và các quốc gia châu Âu có lợi ích trong việc thúc đẩy xây dựng đường ống này.
Tuyên bố trên được Điện Kremlin đưa ra một ngày sau khi các quan chức cấp cao của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington đang kêu gọi các đồng minh châu Âu và các công ty tư nhân ngừng hỗ trợ xây dựng đường ống này. Washington cũng đang lên kế hoạch thông qua một gói trừng phạt mới đối với dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 này "trong tương lai rất gần".
Theo đó, hãng tin Reuters dẫn lời một quan chức cấp cao của Chính phủ Mỹ cho biết các biện pháp trừng phạt mới của Washington nhằm vào dự án Dòng chảy phương Bắc 2 sẽ là "đòn chí mạng" sau hàng loạt biện pháp hạn chế ban hành trước đó.
Sau gần một năm trì hoãn do ngại lệnh trừng phạt của Mỹ, ngày 11/12 vừa qua, Nga đã nối lại việc lắp đặt những km cuối cùng trong hệ thống đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 đưa khí đốt từ Nga tới Đức qua biển Baltic. Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Nga sẽ tự hoàn thành dự án mà không phụ thuộc vào các đối tác nước ngoài. Trong tương lai, 55 tỷ m3 khí đốt tự nhiên sẽ được vận chuyển mỗi năm từ Nga tới Đức qua hai đường ống của dự án Dòng chảy phương Bắc 2, mỗi đường ống dài khoảng 1.200 km. Hệ thống đường ống trị giá khoảng 9,5 tỷ euro cho đến nay đã hoàn tất khoảng 94% khối lượng công việc.
Được các nước Đông Âu như Ba Lan và các nước Baltic ủng hộ, Chính phủ Mỹ muốn ngăn chặn việc hoàn thiện dự án và đe dọa trừng phạt các công ty và cá nhân tham gia dự án, trong đó có phong tỏa tài khoản ở Mỹ và cấm nhập cảnh Mỹ. Washington lo ngại rằng các đối tác châu Âu bị phụ thuộc vào nguồn khí đốt của Nga. Trong khi đó, Mỹ đang thúc đẩy việc đưa khí đốt tự nhiên hóa lỏng tới châu Âu như một giải pháp thay thế cho khí đốt của Nga. Về phần mình, Nga phản bác rằng các biện pháp trừng phạt của Mỹ là "sự cạnh tranh không công bằng" nhằm hỗ trợ các nhà sản xuất khí đốt tự nhiên hóa lỏng của nước này, đồng thời khẳng định sẽ hoàn thành dự án.
Nền kinh tế Mỹ tiếp tục giảm tốc Một loạt dữ liệu của Chính phủ Mỹ công bố ngày 23/12 tiếp tục cho thấy nền kinh tế hàng đầu thế giới đang chững lại khi mà số ca mắc bệnh COVID-19 tăng vọt. Một phố mua sắm ở New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN Chỉ số niềm tin tiêu dùng ở Mỹ đã giảm do thu nhập cá nhân và chi tiêu...