Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Nga cắt nguồn khí đốt cho châu Âu?

Theo dõi VGT trên

Mỹ và các đồng minh đang chạy đua để đưa ra các phương án dự phòng trong trường hợp nguồn cung cấp khí đốt của Nga bị tắc nghẽn nếu xảy ra xung đột ở Ukraine.

Theo CNN, châu Âu sẽ phải chật vật trong thời gian dài nếu không có khí đốt của Nga. Việc tìm kiếm các nguồn thay thế là thách thức lớn và điều này dấy lên lo ngại về khả năng tiếp cận năng lượng của châu Âu trong một mùa đông vốn đã khó khăn.

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Nga cắt nguồn khí đốt cho châu Âu? - Hình 1
Một trạm xăng ở phía Đông thủ đô London, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN

Ông Janis Kluge, chuyên gia về Đông Âu tại Viện Vấn đề Quốc tế và An ninh Đức cho biết: “Không có giải pháp thay thế nhanh chóng và dễ dàng”.

Các quan chức cấp cao Nhà Trắng nói rằng họ đang trao đổi với các quốc gia và công ty về việc tăng sản lượng khí đốt. Họ cũng đang tìm cách xác định các nguồn khí đốt tự nhiên thay thế có thể được chuyển đến châu Âu.

Tuy nhiên, việc thực hiện quá trình can thiệp lớn như vậy vào thị trường năng lượng sẽ rất khó khăn. Các đường ống mới và các cơ sở hóa lỏng khí phải mất nhiều năm mới xây dựng được. Điều một khối lượng lớn nhiên liệu hóa thạch vào thời điểm thị trường toàn cầu và mạng lưới giao thông đang căng thẳng sẽ đòi hỏi sự hợp tác từ các nhà xuất khẩu khí đốt lớn như Qatar – những nước vốn không còn nhiều nguồn dư thừa.

Thêm vào đó, nguồn cung cấp năng lượng ở châu Âu đang gặp nhiều căng thẳng. Nguồn năng lượng có sẵn không nhiều và giá khí đốt tăng cao tới mức kỷ lục đã làm dấy lên lo ngại trong nhiều tháng quá rằng nếu mùa đông lạnh bất thường, các quốc gia sẽ phải hỗ trợ nhiều hơn cho các khách hàng và doanh nghiệp đang gặp khó khăn, thậm chí có thể phải dùng biện pháp phân phối.

Ông Nikos Tsafos, một chuyên gia năng lượng tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho rằng gián đoạn nguồn cung cấp ở mức độ ít sẽ chỉ ảnh hưởng nhưng không làm đổ vỡ hệ thống thống. Tuy nhiên, kịch bản xấu nhất là mất hoàn toàn nguồn khí đốt của Nga sẽ là chuyện khác.

Ông Tsafos cho biết: “Cắt nguồn khí đốt qua Ukraine là điều khó khăn nhưng có thể kiểm soát được. Còn cắt giảm toàn bộ xuất khẩu năng lượng của Nga sẽ là thảm họa. Không có cách nào để châu Âu thay thế những khối lượng khí đốt đó”.

Phụ thuộc lớn vào Nga

Quá trình tìm cách đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng cho châu Âu đã cho thấy châu lục này phụ thuộc vào Nga như thế nào về khí đốt. Theo cơ quan dữ liệu Eurostat, vào năm 2020, khí đốt Nga chiếm khoảng 38% tổng lượng khí đốt tự nhiên nhập khẩu của Liên minh châu Âu: 153 tỷ mét khối.

Video đang HOT

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Nga cắt nguồn khí đốt cho châu Âu? - Hình 2
Xe chở nhiên liệu tại kho trữ dầu ở Hemel Hempstead, phía Bắc London (Anh) ngày 5/10/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Nền kinh tế lớn nhất của khu vực là Đức sẽ bị ảnh hưởng đặc biệt vì nước này đang ngừng sử dụng than và năng lượng hạt nhân. Ảnh hưởng tương tự cũng sẽ xảy ra với Italy và Áo – hai nước nhận khí đốt Nga thông qua các đường ống chạy qua Ukraine.

Có thể tích trữ khí đốt tự nhiên, nhưng lượng dự trữ đang ở mức thấp hơn bình thường, một phần do Nga đã giảm xuất khẩu sang châu Âu vào cuối năm ngoái.

Ông Fatih Birol, Giám đốc Cơ quan Năng lượng Quốc tế, cho biết đầu tháng này rằng công ty khí đốt Nga Gazprom đã cắt giảm xuất khẩu sang châu Âu 25% trong quý 4 năm 2021 so với cùng kỳ năm trước mặc dù giá thị trường cao. Nga giảm xuất khẩu khí đốt trùng với thời điểm căng thẳng địa chính trị gia tăng xung quanh vấn đề Ukraine.

Một quan chức cấp cao của Nhà Trắng cảnh báo rằng Nga sẽ phải đối mặt với những hậu quả kinh tế lớn nếu nước này định coi xuất khẩu năng lượng là vũ khí đối phó với phương Tây. Doanh thu xuất khẩu dầu và khí đốt chiếm một nửa ngân sách liên bang của Nga.

Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo châu Âu và Mỹ vẫn lo ngại rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn có thể sử dụng nguồn cung khí đốt để gia tăng sức ép lên châu Âu nếu xung đột leo thang, khiến dư luận giảm dần ủng hộ sự ủng trừng phạt khắc nghiệt Nga. Công tác chuẩn bị cũng đang được tiến hành trong trường hợp đường ống ở Ukraine bị hư hỏng nếu xảy ra giao tranh ở đó.

Lựa chọn khác

Một lựa chọn để duy trì nguồn cung cấp khí dốt cho châu Âu là chuyển sang vận chuyển khí tự nhiên hóa lỏng bằng tàu chở dầu đường biển thay vì qua đường ống.

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Nga cắt nguồn khí đốt cho châu Âu? - Hình 3
Bơm xăng cho phương tiện tại trạm xăng ở Paris, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN

Một số nguồn cung dạng này đã được chuyển sang châu Âu. Theo ông Alex Froley, nhà phân tích thị trường khí hóa lỏng tại công ty Independent Commodity Intelligence Services, châu Âu sẽ nhận được một lượng khí hóa lỏng kỷ lục vào tháng 1.

Tuy nhiên, sẽ cần nhiều hơn nữa nếu nguồn nhập khẩu từ Nga giảm mạnh. Ông Froley cho biết: “Sản lượng khí hóa lỏng toàn cầu đã không còn nhiều. Việc thay đổi các tuyến đường thương mại cũng có thể gây căng thẳng cho thị trường vận chuyển”.

Mỹ, quốc gia trở thành nhà xuất khẩu khí hóa lỏng hàng đầu thế giới vào tháng 12/2021, có thể can thiệp. Qatar, quốc gia đã vận chuyển khí hóa lỏng đến châu Á nhiều gấp 5 lần so với châu Âu vào tháng 12/2021, cũng có thể hỗ trợ.

Một nguồn tin cho biết Qatar có thể gửi một số khí hóa lỏng đến châu Âu, nhưng để gia tăng lượng khí hóa lỏng đủ nhiều thì các khách hàng hiện tại sẽ phải đồng ý hoãn đơn đặt hàng. Nguồn tin cho biết thêm rằng Mỹ và châu Âu có thể làm cho các khách hàng đồng ý hoãn bằng công tác ngoại giao.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, Trung Quốc và Nhật Bản là những nhà nhập khẩu khí hóa lỏng hàng đầu thế giới.

Các lô hàng khí hóa lỏng có thể được sử dụng để giảm bớt tác động khi Nga giảm nguồn cung, nhưng việc đưa khí hóa lỏng đến các quốc gia ở châu Âu cần nhất sẽ đòi hỏi quá trình vận chuyển phức tạp.

Tình huống tồi tệ nhất

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Nga cắt nguồn khí đốt cho châu Âu? - Hình 4
Một cơ sở khí đốt thiên nhiên của Gazprom tại Kassimov, Nga. Ảnh: Bloomberg

Hậu quả sẽ nghiêm trọng hơn nhiều nếu nguồn cung cấp khí đốt của Nga cho châu Âu bị cắt hoàn toàn. Trong trường hợp đó, sẽ không thể bù đắp thiếu hụt trong những tháng tới, nhất là khi Nga đóng vai trò to lớn trong hệ sinh thái năng lượng của khu vực.

Ông Kluge thuộc Viện Vấn đề Quốc tế và An ninh Đức cho biết: “Mùa đông này, không có giải pháp nào khác ngoài việc tiếp tục nhập khẩu khí đốt của Nga”.

Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Stre nhận định rằng có thể Nga sẽ không sử dụng khí đốt là vũ khí với phương Tây. Ông nói: “Chúng ta sẽ không thể thay thế khí đốt của Nga nhưng tôi nghĩ chúng ta phải tin tưởng vào thực tế đôi bên cùng có lợi, cả người bán khí đốt và người mua khí đốt. Chúng ta tiếp tục kinh doanh khí đốt”.

Điều gì khiến châu Âu e ngại cấm vận Nga vì vấn đề căng thẳng Ukraine?

Với lạm phát gia tăng và người tiêu dùng bị bào mòn bởi giá nhiên liệu tăng cao, giới chức Liên minh châu Âu (EU) đang rất cẩn trọng trước viễn cảnh áp lệnh trừng phạt chống Nga liên quan đến khủng hoảng Ukraine.

Điều gì khiến châu Âu e ngại cấm vận Nga vì vấn đề căng thẳng Ukraine? - Hình 1
Châu Âu lo ngại viễn cảnh xung đột ở Ukraine có thể sẽ làm cạn kiệt nguồn cung khí đốt từ Nga. Ảnh: Bloomberg

EU là bên mất nhiều hơn Mỹ trong trường hợp nổ ra xung đột với Nga. Đó là lý do giải thích tại sao các đồng minh của Mỹ ở châu Âu luôn gặp khó khăn trong tìm kiếm đồng thuận về một cách tiếp cận cứng rắn hơn với Moskva liên quan đến vấn đề Ukraine.

Nga hiện là đối tác thương mại lớn thứ năm và là nhà cung cấp năng lượng hàng đầu của EU, trong khi Nga chỉ là đối tác thương mại xếp hạng tầm thứ 30 của Mỹ. Cùng lúc, đầu tư của EU vào Nga cũng vượt trội so với đầu tư của Mỹ. Nhiều tập đoàn lớn của EU như Ikea, Royal Dutch Shell hay Volkswagen đều có các dự án lớn tại Nga.

Với lạm phát gia tăng và người tiêu dùng bị bào mòn bởi giá nhiên liệu tăng cao, giới chức EU đang rất cẩn trọng trước viễn cảnh áp lệnh trừng phạt chống Nga. EU lo sợ một cuộc chiến tại Ukraine sẽ làm cạn kiệt nguồn cung khí đốt từ Nga giữa mùa đông giá lạnh, thời điểm nhu cầu khí đốt của EU lên đến đỉnh điểm.

Một lý do khác khiến EU chưa hành động chính là bài học mà khối này rút ra trong quá khứ liên quan đến sự kiện Crimea sáp nhập vào Nga năm 2014: Một lệnh cấm vận chống Nga sẽ khiến kinh tế EU phải trả mức giá đắt hơn so với Mỹ. Vậy nên, khi Tổng thống Joe Biden cảnh báo Nga có thể sớm có can thiệp quân sự ở Ukraine, giới lãnh đạo EU, tiêu biểu là tổng thống Pháp Emmanuel Macron, đang tìm cách kéo dài thời gian.

Năng lượng nổi lên là điểm thách thức lớn nhất. Mỹ là nhà xuất khẩu ròng về năng lượng, còn EU phụ thuộc lớn vào nguồn nhập khẩu, với Nga là nhà cung ứng lớn nhất cả về dầu mỏ và khí đốt.

"Châu Âu đơn độc khi xét đến khía cạnh người tiêu dùng liệu có sẵn lòng chi trả cho mức giá khí đốt tăng mạnh hay không. Khí đốt là vấn đề rất nhạy cảm ở thời điểm hiện nay, khi Nga kìm nén nguồn cung trong vài tháng qua. Giá đã tăng gấp ba, làm chi phí điện tại châu Âu tăng vọt. Đó là lý do khiến châu Âu, chứ không phải Mỹ, đang phải chịu cú sốc lớn hơn về năng lượng", Jamie Rush, chuyên gia kinh tế trưởng về châu Âu tại Bloomberg Economics, nhận định.

Leo thang đối đầu với Nga trong vấn đề Ukraine sẽ là tình hình thêm tồi tệ. Giới chức EU đang bị vướng vào "điểm mù", khi sản lượng khí đốt trong khối suy giảm, trong khi Nga đã xây dựng xong các hạ tầng đường ống để sẵn sàng tăng sản lượng cung ứng.

Tập đoàn Gazprom (Nga) cùng các đối tác châu Âu, trong đó có Shell, đã bỏ 15 tỉ USD để hoàn thiện việc xây dựng tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2), đang mong muốn đưa dự án này đi vào vận hành. Kịch bản xung đột quân sự ở Ukraine sẽ đóng băng tuyến đường ống này, EU cũng không thể có thêm các hợp đồng cung ứng khí đốt từ Nga. Tình cảnh thiếu hụt năng lượng trong EU khi đó càng thêm trầm trọng.

Theo chuyên gia phân tích William Jackson tại Capital Economics, một khi lệnh cấm vận được dựng lên nhằm vào lĩnh vực xuất khẩu năng lượng của Nga, hoặc Moskva có ý sử dụng khí đốt như là công cụ để tạo ưu thế, giá khí đốt tại châu Âu có thể sẽ bùng nổ và vượt xa mức đỉnh từng thiết lập hồi cuối năm 2021. Cấm vận Nga cũng giúp các nhà xuất khẩu Mỹ thu lợi, khi các tàu chở khí hóa lỏng (LNG) tăng tần suất cập cảng châu Âu để thay thế nguồn cung từ Nga.

Các doanh nghiệp châu Âu cũng là người chịu tổn thất lớn hơn so với các đối tác Mỹ, do họ đầu tư nhiều hơn vào Nga, với khoảng cách về tổng vốn đầu tư giữa EU và Mỹ ngày một nới rộng trong vài năm trở lại đây. Ikea, Volkswagen và hãng đồ uống Carlsberg hoạt động mạnh tại Nga. Tập đoàn tài chính UniCredit của Italy cũng đang tìm kiếm một cuộc mua bán sáp nhập để đưa UniCredit trở thành ngân hàng nước ngoài lớn nhất tại Nga, vượt trên Societe Generale (Pháp) và Raiffeisen (Áo). Hơn thế, Nga cũng là một trong những nhà xuất khẩu lớn nhất vào EU đối với các mặt hàng như nhôm, nickel, thép và phân bón.

Tom Keatinge, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu an ninh và tội phạm tài chính thuộc Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia Anh (RUSI) nhận định giới lãnh đạo chính trị Mỹ và châu Âu thường nói mạnh đến các tổn thất kinh tế mà phương Tây có thể gây ra đối với Nga. Nhưng họ lại giữ im lặng, cố lờ đi "một sự thực không mấy dễ chịu" về những hệ quả ở trong nước. Bên khởi phát đòn trừng phạt kinh tế chống Nga, đặc biệt là EU, sẽ phải chịu tổn thất đáng kể.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump rút Mỹ khỏi cơ quan trực thuộc Liên Hiệp QuốcÔng Trump rút Mỹ khỏi cơ quan trực thuộc Liên Hiệp Quốc
10:25:24 06/02/2025
Tỉ phú Musk kiểm soát hệ thống thanh toán của Bộ Tài chính MỹTỉ phú Musk kiểm soát hệ thống thanh toán của Bộ Tài chính Mỹ
07:01:37 05/02/2025
Hối hận muộn màng của nước AnhHối hận muộn màng của nước Anh
21:31:25 04/02/2025
Trung Quốc lập tức đáp trả đòn áp thuế của MỹTrung Quốc lập tức đáp trả đòn áp thuế của Mỹ
07:17:04 05/02/2025
Ông Trump bất ngờ hoãn áp thuế Mexico, Canada, giữ nguyên với Trung QuốcÔng Trump bất ngờ hoãn áp thuế Mexico, Canada, giữ nguyên với Trung Quốc
22:17:38 04/02/2025
Phản ứng dữ dội sau đề xuất chấn động của ông Trump về GazaPhản ứng dữ dội sau đề xuất chấn động của ông Trump về Gaza
21:49:06 05/02/2025
Nga bắt đầu áp dụng chế độ trục xuất người nước ngoài vi phạmNga bắt đầu áp dụng chế độ trục xuất người nước ngoài vi phạm
06:39:36 06/02/2025
Chiến dịch trấn áp người nhập cư bắt đầu 'làm nóng' đường phố MỹChiến dịch trấn áp người nhập cư bắt đầu 'làm nóng' đường phố Mỹ
17:28:21 05/02/2025

Tin đang nóng

Đàm Vĩnh Hưng mất hơn 4 ngón chân?Đàm Vĩnh Hưng mất hơn 4 ngón chân?
17:15:30 06/02/2025
Bé gái trộm bộ trang sức trị giá 3,4 tỷ đồng của mẹ để bán với giá chỉ 200.000 đồng, mục đích phía sau gây tranh cãiBé gái trộm bộ trang sức trị giá 3,4 tỷ đồng của mẹ để bán với giá chỉ 200.000 đồng, mục đích phía sau gây tranh cãi
15:33:45 06/02/2025
Nghẹn ngào khoảnh khắc 2 con của Từ Hy Viên cùng cha dượng đưa tro cốt mẹ về nướcNghẹn ngào khoảnh khắc 2 con của Từ Hy Viên cùng cha dượng đưa tro cốt mẹ về nước
17:00:36 06/02/2025
Gia đình Từ Hy Viên và nhà chồng cũ doanh nhân khẩu chiến tưng bừng: Chuyện gì đây?Gia đình Từ Hy Viên và nhà chồng cũ doanh nhân khẩu chiến tưng bừng: Chuyện gì đây?
16:53:00 06/02/2025
Sự hết thời của 1 sao hạng A: 7 năm không ai mời đóng phim, tính cách dối trá ai cũng chán ghétSự hết thời của 1 sao hạng A: 7 năm không ai mời đóng phim, tính cách dối trá ai cũng chán ghét
15:31:25 06/02/2025
Tài xế ô tô mở cửa khiến người đi xe máy ngã văng ra đường: Pha bẻ lái "xuất thần" của xe bán tải khiến tất cả thở phàoTài xế ô tô mở cửa khiến người đi xe máy ngã văng ra đường: Pha bẻ lái "xuất thần" của xe bán tải khiến tất cả thở phào
17:21:24 06/02/2025
Con trai NS Lê Giang lên tiếng khi netizen yêu cầu can ngăn mẹ vụ drama chê phim Trấn ThànhCon trai NS Lê Giang lên tiếng khi netizen yêu cầu can ngăn mẹ vụ drama chê phim Trấn Thành
15:07:53 06/02/2025
Clip: Khoảnh khắc "đứng tim" khi xe khách bất ngờ lấn làn suýt lao thẳng vào xe con ở Nam Định, chỉ còn 1 giây là gây thảm hoạClip: Khoảnh khắc "đứng tim" khi xe khách bất ngờ lấn làn suýt lao thẳng vào xe con ở Nam Định, chỉ còn 1 giây là gây thảm hoạ
15:36:37 06/02/2025

Tin mới nhất

Máy bay trinh sát Mỹ di chuyển qua 'thành trì' của băng đảng Mexico

Máy bay trinh sát Mỹ di chuyển qua 'thành trì' của băng đảng Mexico

20:51:35 06/02/2025
Tờ Newsweek (Mỹ) đã gửi thư yêu cầu bình luận đến Bộ Tư lệnh Bắc Mỹ (USNORTHCOM) phụ trách khu vực cũng như Đại sứ quán Mexico tại Washington, D.C., nhưng chưa nhận được phản hồi.
Trung Quốc và Thái Lan thắt chặt quan hệ song phương, hướng tới tương lai chung

Trung Quốc và Thái Lan thắt chặt quan hệ song phương, hướng tới tương lai chung

20:39:58 06/02/2025
Cùng ngày, trong khuôn khổ chuyến thăm Trung Quốc, Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn cũng đã có cuộc gặp với ông Triệu Lạc Tế (Zhao Leji), Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc.
Quân đội Trung Quốc tăng tốc đào tạo phi công cho tàu sân bay mới

Quân đội Trung Quốc tăng tốc đào tạo phi công cho tàu sân bay mới

20:36:31 06/02/2025
Quân đội Trung Quốc đã đẩy nhanh quá trình đào tạo phi công cho tàu sân bay Phúc Kiến, theo Đài truyền hình trung ương Trung Quốc.
"Đòn" thuế quan xuyên Đại Tây Dương của ông Trump: "Không phải lời đe dọa suông"

"Đòn" thuế quan xuyên Đại Tây Dương của ông Trump: "Không phải lời đe dọa suông"

20:16:26 06/02/2025
Đây sẽ không phải là lần đầu tiên EU thấy mình bị lôi kéo vào một cuộc chiến thương mại với Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump.
Con dâu ông Trump sẽ dẫn chương trình Đài Fox News, điều chưa có tiền lệ

Con dâu ông Trump sẽ dẫn chương trình Đài Fox News, điều chưa có tiền lệ

20:13:44 06/02/2025
Con dâu Tổng thống Donald Trump là bà Lara Trump được Đài Fox News thuê để dẫn một chương trình truyền hình hằng tuần, điều chưa từng xảy ra đối với một thành viên gia đình đương kim Tổng thống Mỹ.
Ba Lan mạnh tay chi tiền mua vũ khí để duy trì quan hệ với chính quyền Trump

Ba Lan mạnh tay chi tiền mua vũ khí để duy trì quan hệ với chính quyền Trump

20:13:44 06/02/2025
Thế giới chưa bao giờ biến động và nguy hiểm như thế này trong cuộc đời chúng ta , Bộ trưởng Kosiniak-Kamysz kết luận, ngụ ý rằng các khoản đầu tư quốc phòng lớn của Ba Lan sẽ còn tiếp tục trong tương lai.
Nga gửi thông điệp mới cho Tổng thống Trump?

Nga gửi thông điệp mới cho Tổng thống Trump?

20:10:56 06/02/2025
Trung Quốc khởi kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vì cho rằng việc Mỹ áp thuế mang tính chất phân biệt đối xử và trái với nghĩa vụ phải tuân theo khi thành lập cơ quan này.
Mỹ đẩy mạnh răn đe quân sự Trung Quốc ở Biển Đông

Mỹ đẩy mạnh răn đe quân sự Trung Quốc ở Biển Đông

20:07:22 06/02/2025
Không chỉ vừa triển khai oanh tạc cơ hạng nặng tập trận, Mỹ còn có các động thái tăng cường thế trận quân sự ở Biển Đông nhằm răn đe Trung Quốc.
Đối phó các ổ lừa đảo, Thái Lan cắt điện 5 khu vực biên giới của Myanmar

Đối phó các ổ lừa đảo, Thái Lan cắt điện 5 khu vực biên giới của Myanmar

20:01:01 06/02/2025
Cơ quan Điện lực Tỉnh (PEA) tại Thái Lan ngày 5.2 bắt đầu dừng cấp điện sang 5 khu vực của Myanmar, giáp với các tỉnh Tak và Chiang Rai của Thái Lan, nhằm đối phó các trung tâm lừa đảo.
Israel chuẩn bị kế hoạch di dời người dân khỏi Gaza

Israel chuẩn bị kế hoạch di dời người dân khỏi Gaza

19:59:21 06/02/2025
Kế hoạch này được đưa ra sau tuyên bố gây sốc của Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng Washington có kế hoạch kiểm soát Gaza, tái định cư người Palestine và biến khu vực này thành Riviera của Trung Đông.
Ý tưởng gây sốc của Tổng thống Trump về Dải Gaza

Ý tưởng gây sốc của Tổng thống Trump về Dải Gaza

19:57:49 06/02/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn nắm quyền sở hữu Dải Gaza và đưa người Palestine đến sống tại những nước Ả Rập trong khu vực.
Phnom Penh xử lý tình trạng quá tải học sinh tại trường có hơn 140 em/lớp

Phnom Penh xử lý tình trạng quá tải học sinh tại trường có hơn 140 em/lớp

19:57:08 06/02/2025
Sau khi vụ việc gây xôn xao trên mạng xã hội, giám đốc Sở Giáo dục, Thanh niên và Thể thao Phnom Penh ông Hem Sinareth đã cùng giới chức thủ đô tổ chức một buổi họp để xử lý vướng mắc.

Có thể bạn quan tâm

Bạn thân tiết lộ tình trạng của Uông Tiểu Phi: Tái phát bệnh tâm thần, liên tục gào thét "Tôi muốn chết"

Bạn thân tiết lộ tình trạng của Uông Tiểu Phi: Tái phát bệnh tâm thần, liên tục gào thét "Tôi muốn chết"

Sao châu á

20:44:01 06/02/2025
Ngày 6/2, tờ QQ cho biết thông qua 1 người bạn của Uông Tiểu Phi, họ đã tìm hiểu được tình hình hiện tại của doanh nhân này sau khi Từ Hy Viên qua đời.
Nhân Mã phát tài, Song Ngư được tỏ tình ngày 6/2

Nhân Mã phát tài, Song Ngư được tỏ tình ngày 6/2

Trắc nghiệm

20:40:24 06/02/2025
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 6/2 dự đoán vận trình sự nghiệp, tài lộc, tình duyên giúp bạn chủ động ứng phó vận xui hay may mắn đến với mình.
NÓNG: Minh Dự chính thức lên tiếng vụ bị tố bạo lực với con gái NS Lê Quốc Nam "Tôi sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu..."

NÓNG: Minh Dự chính thức lên tiếng vụ bị tố bạo lực với con gái NS Lê Quốc Nam "Tôi sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu..."

Sao việt

20:38:16 06/02/2025
Tối 6/2, diễn viên Minh Dự đã chính thức lên tiếng trên trang cá nhân về ồn ào tác động vật lý diễn viên Tú My - con gái NS Lê Quốc Nam.
Đại chiến Valentine 2025: 1 cặp đôi nam - nam song kiếm hợp bích liệu có đánh bại được 2 Anh Trai Say Hi?

Đại chiến Valentine 2025: 1 cặp đôi nam - nam song kiếm hợp bích liệu có đánh bại được 2 Anh Trai Say Hi?

Nhạc việt

20:34:45 06/02/2025
Hưởng ứng bầu không khí đang dần nóng lên trước ngày lễ Tình nhân 2025, đường đua Vpop gần đây đón chào nhiều gương mặt đình đám tái xuất
Xôn xao clip tài xế xe biển xanh bị người phụ nữ hành hung vì đỗ xe chắn cửa

Xôn xao clip tài xế xe biển xanh bị người phụ nữ hành hung vì đỗ xe chắn cửa

Tin nổi bật

20:26:06 06/02/2025
Ngày 6-2, trên mạng xã hội xuất hiện một đoạn video clip dài khoảng hơn 3 phút ghi lại cảnh 1 chiếc xe ôtô biển xanh dừng trước một căn nhà ở phường Vinh Tân, TP Vinh, Nghệ An.
Ngoại trưởng Mỹ tiết lộ lý do không tham gia Hội nghị G20 tại Nam Phi

Ngoại trưởng Mỹ tiết lộ lý do không tham gia Hội nghị G20 tại Nam Phi

19:54:30 06/02/2025
"Đạo luật này tương tự như các quy định về quyền trưng dụng tài sản (Eminent Domain) của Mỹ, cho phép chính phủ thu hồi đất phục vụ lợi ích công cộng", ông Lamola giải thích.
ĐTCL mùa 13: 3 đội hình sắp "hóa rồng" ở meta mới vì được Riot buff "tận răng"

ĐTCL mùa 13: 3 đội hình sắp "hóa rồng" ở meta mới vì được Riot buff "tận răng"

Mọt game

18:46:25 06/02/2025
Mặc dù không phải là một đội hình quá yếu nhưng Nổi Loạn của ĐTCL mùa 13 vẫn có không ít điểm yếu chí mạng. Điển hình là việc hiệu ứng mạnh nhất của tộc này - làm choáng toàn bộ đối thủ lại chỉ xuất hiện khi người chơi đạt mốc 7 Nổi Loạ...
Đi về miền có nắng - Tập 19: Vân chơi xấu giúp Khoa giành quyền nuôi con

Đi về miền có nắng - Tập 19: Vân chơi xấu giúp Khoa giành quyền nuôi con

Phim việt

18:34:40 06/02/2025
Vân sẽ chi tiền và dùng chiêu xấu để giúp Khoa giành quyền nuôi con, đổi lại anh ta phải khiến Dương sống không yên ổn.
Tiếp bước Mỹ, Israel cam kết rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Tiếp bước Mỹ, Israel cam kết rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Uncat

18:31:05 06/02/2025
Trong bài viết của mình, ông Saar cho rằng Hội đồng đã nhìn nhận không công bằng đối với "nền dân chủ duy nhất ở Trung Đông - Israel", đồng thời nói rằng Israel sẽ không tiếp tục chấp nhận sự phân biệt đối xử này.
Công chúa đẹp nhất Hàn Quốc hiện tại: Nhan sắc mê đắm ở họp báo phim 19+ mới, 12 năm không già đi

Công chúa đẹp nhất Hàn Quốc hiện tại: Nhan sắc mê đắm ở họp báo phim 19+ mới, 12 năm không già đi

Hậu trường phim

18:10:11 06/02/2025
Mỹ nhân Hàn đình đám này khoe nhan sắc ấn tượng ở họp báo phim mới. Cô và bạn diễn nam đã thu hút sự chú ý khi tay trong tay xuất hiện tại sự kiện.