Chuyện đưa vợ đi đẻ hài hước và xúc động qua góc nhìn của ông bố trẻ khiến chị em tấm tắc: “Muốn biết lòng dạ đàn ông, hãy đến khoa Sản”
Lời kể của ông bố trẻ đã khiến nhiều chị em cảm thấy xúc động, mừng thay cho chị vợ có người chồng tâm lý.
Hành trình sinh nở của mỗi chị em luôn trải qua những cung bậc cảm xúc khác nhau, mỗi người một câu chuyện khác nhau. Nhưng tựu chung lại đều là một hành trình được miêu tả bằng hai từ gian nan.
Người xưa có câu “cửa sinh là cửa tử”, đủ hiểu khi bước vào cuộc vượt cạn, chị em phải đối diện với nhiều khó khăn và nguy hiểm chừng nào. Trong hành trình ấy, họ luôn rất cần sự đồng hành của người thân, đặc biệt là người bạn đời – người cùng chung sức tạo nên em bé nhưng lại không phải chịu cảnh đau đớn để đưa bé ra đời.
Mới đây, ông bố trẻ Trần Trung Thông (26 tuổi, hiện đang sống tại TP. Vinh, Nghệ An) đã có những chia sẻ về câu chuyện đi đẻ của bà xã. Không quá đau đớn, không quá kịch tính, mọi thứ diễn ra với vợ chồng anh Trung cũng khá thuận lợi. Tuy nhiên, sự bỡ ngỡ trong lần đầu đưa vợ đi đẻ của anh Thông khiến người đọc vừa thấy hồi hộp, vừa đan xen cảm giác vui vẻ, hài hước qua từng lời kể của ông bố trẻ.
Vợ chồng anh Thông – chị Hạnh.
Chia sẻ của anh Thông đã nhận được rất nhiều sự yêu thích của mọi người, đặc biệt là những bà mẹ bỉm sữa. Nhiều chị em công nhận rằng trong lúc lâm bồn, họ rất muốn có sự đồng hành, thấu hiểu của chồng. Điều đó vừa khiến họ cảm thấy an tâm, vừa là để cánh mày râu có thể tận mắt chứng kiến những đau đớn của vợ mà trân trọng vợ nhiều hơn.
Trò chuyện thêm với với anh Thông, anh tâm sự bà xã đã sinh con được 3 tháng. Từ khi có con, anh cảm thấy bản thân có trách nhiệm hơn về mọi mặt. Thời gian đầu ông bố trẻ có hơi bỡ ngỡ vì bà xã muốn dùng dịch vụ và sắm đồ xịn, mà năm qua lại vướng dịch bệnh nên kinh tế cũng hơi khó khăn.
Khi vợ mới sinh, anh Thông cũng lo lắng vợ bị trầm cảm sau sinh nhưng đến giờ mọi thứ vẫn ổn. ” Bà xã của mình chỉ việc ăn và ngủ, chăm con nên chưa thấy có dấu hiệu gì đáng lo, trái lại chị còn rất vui vẻ, phấn khởi ” – anh Thông chia sẻ.
Từ khi con trai chào đời, anh Thông cảm thấy mình có trách nhiệm hơn về mọi mặt.
Nguyên văn bài đăng của anh Trần Trung Thông:
Video đang HOT
” Hãy bên vợ bạn lúc vợ bạn đẻ. Vì chẳng lúc nào vợ cần bạn hơn lúc này.
Hi anh em. Nay mình than thở vài lời về hành trình vượt cạn của vợ. Mình đã chuẩn bị sẵn tâm lý sẽ cùng vợ vượt cạn, hỏi cả phòng dịch vụ ở Bệnh viện (BV) Sản nhi, hỏi cả việc có được vào cạnh vợ lúc sinh, có được quay phim, chụp hình không… Nhưng tất cả đều khác trên Youtube.
12h đêm ngày 10/11 vợ bắt đầu có dấu hiệu chuyển dạ, ra máu hồng. Mình thì đang cố gắng làm cho xong việc và bàn giao công việc lại cho nhân viên. Ráng đợi thêm 1 chút xem tình hình như thế nào.
1h30 sáng 11/11, máu ra ngày càng nhiều, mình chở vợ nhập viện luôn. Trên đường, mình tìm bài hát của Đông Nhi để mở cho vợ nghe nhưng mãi không nhớ ra tên nên bật tạm bài “Nhật ký của mẹ” cho vợ đỡ căng thẳng. Sau tới viện mới nhớ ra bài của Đông Nhi là “Khi con là mẹ”. Các anh sau này nhớ bài này mà mở, giảm căng thẳng ngay.
Bà xã của anh Thông đã có một ca sinh thuận lợi nhưng cả hành trình đi đẻ cũng có nhiều kỷ niệm đáng nhớ.
Vì 2 vợ chồng ở Vinh nên quyết định không gọi cho 2 bà ở quê, sợ nửa đêm tội bà. Thế rồi nhập viện, mọi thứ cũng đơn giản, nhận bộ đồ huyền thoại và đi siêu âm. Nhưng hình như vợ lo, không ngủ được, còn phải đo cơn gò nữa, mất 30 phút. Mình cố gắng đánh 1 giấc để chuẩn bị cho ngày mai nhưng vì tiếng máy kêu nên cũng không ngủ được. Cả phòng chờ mỗi mình con trai, còn lại toàn bà già hoặc mẹ đẻ đi chăm con.
Sáng ra hỏi vợ muốn ăn gì, chưa kịp nói thì mình đề xuất ngay súp lươn, cũng không biết vợ ăn vì đói hay ăn để lấy sức chuẩn bị mà thừa mỗi hành.
Vợ đau râm râm chứ không quằn quại như mấy bà hàng xóm hay đồng nghiệp doạ. Sáng ra báo tin cho 2 bà ở quê, 2 bà nhanh chóng xuống, nhưng nội quy BV Sản nhi là chỉ ai có chiếc áo vàng huyền thoại mới được vào thăm. Vì vậy 2 bà về nhà nghỉ ngơi, khúc này đúng thực sự mẹ chăm con không bằng chồng chăm vợ đâu vì những lúc này chồng là chỗ dựa tốt nhất.
Đến 15h vợ bắt đầu có cơn co thắt, mở đến 6 cm rồi vào phòng sinh. Cứ nghĩ là lên sẽ đẻ liền như trong phim. Nhưng trời ơi, lên phải chuyền rồi đợi. Một mình mình là đàn ông đợi vợ sinh cùng tập thể phụ nữ là các bà các mẹ. Mọi người còn bảo đàn ông con trai không nên ở đây vì sợ phải vía, vợ sẽ không đẻ được. Lại thấy khác khác trong phim rồi, nhưng mình cũng không quan tâm lắm, cứ đi qua đi lại. Đợi mãi cũng nóng ruột, và do mệt quá nên mình dựa tường ngủ luôn.
Anh Thông ngủ gục trong lúc chờ vợ sinh.
“Hãy bên vợ bạn lúc vợ bạn đẻ. Vì chẳng lúc nào vợ cần bạn hơn lúc này” – câu nỏi của anh Thông khiến nhiều mẹ bỉm sữa xúc động.
Nhìn qua khe cửa thấy vợ mình nằm 1 mình, chỉ có 1 cô điều dưỡng đứng bên tiếp nước và sữa, không phải nguyên ê-kíp động viên: “Hạnh ơi cố lên, em làm được” đâu, mà là ai mở trước, rặn khoẻ sẽ đc ưu tiên đỡ trước, còn nếu không thì cứ thế mà rặn.
Cứ lần lượt bác sĩ ra báo tin chúc mừng chị Hoa, chị Hữu… mà mình lại càng lo. Thế rồi chị bác sĩ mà vợ mình nhờ từ trước nhắn tin cho mình là: “Chị đang ở bên Hạnh, em nó mạnh mẽ lắm, lát bé ra chị quay clip lại cho. Nghĩ tới khúc này mình vui thực sự”.
18h38 chị bác sĩ ra khỏi phòng sinh tìm mình để lấy quần áo cho bé. Lúc đó cảm xúc khó tả lắm, mình vui quá chỉ kịp hỏi bé sinh lúc mấy giờ. Chị báo bé sinh lúc 18h25, nặng 3,5kg. Cả bà ngoại, bà nội đều vui tột độ và mừng khoé mắt đỏ hoe. Sau đó mình vẫn chưa được gặp vợ con mà phải đợi 30 phút để làm các thủ tục sau sinh.
Vậy đó, mình đã đồng hành cùng vợ ở cái thời điểm vui nhất của cuộc đời. Mọi thứ trôi qua thật nhẹ nhàng nhưng những người trong cuộc thì đó là thời điểm của tình yêu thương, gia đình và mẫu tử “.
Vợ đi đẻ hét trong đau đớn, chồng thẳng tay "đi đường quyền" khiến bác sĩ phẫn nộ
Hành động của người chồng khiến bác sĩ sững sờ, sau đó đuổi thẳng ra ngoài.
Có chồng đồng hành bên cạnh trong cuộc vượt cạn sẽ khiến sản phụ cảm thấy hạnh phúc và an tâm hơn. Nhưng nhiều người chồng lại vô tâm, dù ở bên vợ lại không để ý việc chăm sóc và giúp đỡ vợ đang chuẩn bị bước vào cửa sinh tử. Câu chuyện của một bà mẹ mới đây khi được kể lại đều khiến ai nấy đều phẫn nộ.
Xiaoying từng có chuyện tình êm đẹp với người chồng của mình. Trong suốt mối quan hệ yêu đương, chồng cô luôn đối xử tốt, quan tâm và chu đáo. Chuyện cãi vã cũng chưa bao giờ xảy ra. Tuy nhiên sau khi kết hôn, chồng cô lại không còn được như trước, dù vợ chồng vẫn mặn nồng nhưng chồng lại trở nên nóng nảy, chấp nhặt hơn với vợ.
Mâu thuẫn nhiều hơn khi Xiaoying có thai. Cả hai thường xuyên cãi vã. Thậm chí nhiều lúc tủi thân, Xiaoying còn thấy hối hận vì đã có con. Nhưng là giọt máu của mình, Xiaoying vẫn cố hết lòng để mong con lớn, chào đời an toàn.
(Ảnh minh họa)
Đến ngày sinh con, Xiaoying cùng chồng đến bệnh viện. Cô nài nỉ chồng vào phòng sinh với mình và chồng cô đồng ý. Khi trên bàn đẻ, những cơn đau dồn dập đến mức không chịu đựng nổi, Xiaoying la hét. Bác sĩ nói với Xiaoying việc la hét, kêu than chỉ khiến cô tiêu hao năng lượng nghiêm trọng và có hại cho việc sinh nở. Xiaoying biết vậy nhưng rốt cuộc không thể kìm được cơn đau, tiếp tục hét.
Người chồng ở bên cạnh đang lướt điện thoại, thấy vợ như vậy liền đứng dậy, "máu nóng" nổi lên, anh chửi vợ mấy câu rồi bảo Xiaoying im miệng lại. Xiaoying nghe thấy thế thì rất bất mãn, cô cãi nhau tay đôi với chồng. Chồng cô càng tức hơn và giơ tay tát vợ.
Cái tát như trời giáng, giữa phòng đẻ, khiến Xiaoying cảm thấy oan ức, cô liên tục ôm mặt khóc. Bác sĩ chứng kiến cảnh này cũng sững sờ không kém, sau đó tức giận đuổi người chồng ra khỏi phòng sinh. Xong đâu đấy, bác sĩ khuyên Xiaoying lấy lại tinh thần, dù gì sự an toàn của 2 mẹ con vẫn phải đặt lên hàng đầu. May mắn Xiaoying sinh con thành công, không gặp vấn đề gì.
Nhưng bác sĩ đỡ đẻ sau đó đã tìm gặp chồng của Xiaoying và "giáo dục tư tưởng" để giúp anh hiểu: Cảm xúc của bà bầu trong quá trình sinh nở là rất quan trọng, và nhiệm vụ của người chồng là đồng hành và an ủi, không nên cãi vã và làm tổn thương vợ.
Không phải người chồng nào cũng phù hợp để vào phòng sinh cùng vợ. (Ảnh minh họa)
Bác sĩ cũng chỉ ra những tuýp chồng sau không thích hợp để vào phòng sinh cùng vợ:
Dễ nổi nóng
Đành rằng mỗi người có một tính cách khác nhau, nhưng có những người chồng lại nổi nóng thường xuyên đến mức không chấp nhận được. Đôi khi một chuyện nhỏ cũng dễ nổi nóng. Mẹ bầu vốn dĩ rất căng thẳng trong quá trình mang thai, sinh nở. Nếu mẹ bầu còn phải chịu nhiều áp lực tâm lý trước người chồng bạo lực, liên tục bị trách móc, xúc phạm sẽ không thể an tâm dưỡng thai được mà ảnh hưởng rất nhiều. Ngoài ra khi đi đẻ, sự xúc động sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn của thai phụ và trẻ sơ sinh.
Nhút nhát
Nếu người chồng quá rụt rè, nhút nhát trong phòng sinh sẽ mang đến những cảm xúc tiêu cực cho sản phụ. Bởi thấy chồng lo lắng hơn mình, thì ngoài việc sinh con, người mẹ còn phải chăm lo cho chồng, khiến các bà bầu cảm thấy xấu hổ rất nhiều.
Sợ máu me
Việc ra máu rất nhiều trong quá trình sinh nở, dù sinh thường hay sinh máu là chuyện hiển nhiên. Nhưng có những người chồng sợ cảnh máu me đứng bên cạnh sẽ dễ dàng bị ngất xỉu. Khi này thì ca sinh nở của người vợ lại bị cản trở, xáo trộn không ít.
Có tiền sử bệnh tim
Giống với việc sợ máu me, người chồng có vấn đề về tim có thể lên cơn nhồi máu cơ tim nếu như đang ở giữa phòng đẻ với vợ. Do đó, nếu bạn cảm thấy thể chất và tâm lý của chồng không đủ tốt, đừng nên gọi chồng ở bên cạnh trong cuộc bên cạn.
Bộ tranh mô tả cảnh đau đẻ chân thực đến từng milimet khiến các ông chồng mặt tái xanh, hãy kiên nhẫn vì điều bí mật nhất được "tiết lộ" ở bức cuối cùng Đẻ đau lắm nhưng đau như thế nào, bằng bao nhiêu, giống cái gì... thì chưa ai nói cho các ông chồng biết. Vậy hãy xem những hình ảnh chân thực đến từng chi tiết về hành trình lúc người phụ nữ trải qua cơn vượt cạn để con yêu chào đời dưới đây. "Đau đẻ, ngứa ghẻ, hờn ghen" là những thứ...