Chuyện đồng tính nam lấy vợ trên màn ảnh rộng: Bi kịch đáng thương hay đáng trách?
Đồng tính nam lấy vợ – một đề tài hết sức nhạy cảm, không chỉ trong điện ảnh mà hầu hết các lĩnh vực khác đều ít thấy nhắc tới, nhưng ít không có nghĩa là không có.
Điện ảnh Việt Nam và trên toàn thế giới chẳng thiếu những tác phẩm khai thác đề tài cuộc sống của đàn ông đồng tính, từ quá trình tìm lại bản thân đến tình yêu đam mỹ cháy bỏng. Thế nhưng chuyện đàn ông đồng tính lấy vợ lại là một chủ đề mà ít bộ phim dám đả động tới. Dĩ nhiên ít không có nghĩa là không có, vẫn còn những tác phẩm xứng danh huyền thoại điện ảnh khi khai thác câu chuyện này.
Từ điện ảnh thế giới…
Đề cập đến đề tài này sớm nhất có lẽ là điện ảnh Hồng Kông với bộ Lam Vũ (Lan Yu) của đạo diễn Quan Cẩm Bằng, ra đời năm 2001. Bộ phim dựa trên tác phẩm văn học mạng nổi tiếng Câu Chuyện Bắc Kinh , kể về mối tình lãng mạn và buồn bã của hai người đàn ông sống vào cuối thập niên 80, đầu thập niên 90.
Trong phim, Lam Vũ (Lưu Diệp) – một sinh viên ngành kiến trúc đang túng thiếu tiền bạc đã đồng ý ngủ với nam doanh nhân thành đạt Trần Hàn Đông (Hồ Quân). Từ việc “bán thân” kiếm tiền, Lam Vũ bắt đầu nảy sinh tình cảm với doanh nhân này nhưng đây cũng là lúc Trần Hàn Đông cố gắng hết sức để tránh dính dáng với tình cảm của Lam Vũ, dồn dập tặng tình nhân những món quà đắt tiền và làm đám cưới với một cô gái khác. Kết thúc phim là khi Lam Vũ chết sau một vụ tai nạn và nhiều năm qua đi, người đàn ông đã có vợ Trần Hàn Đông sớm nhận ra rằng anh ta không thể nào sống thiếu chàng sinh viên năm nào.
Lam Vũ là một tác phẩm điện ảnh nổi tiếng, là bệ phóng cho hai diễn viên Lưu Diệp và Hồ Quân. Trong phim, chuyện Trần Hàn Đông tìm cách khước từ tình cảm của Lam Vũ ít nhiều cũng mang hơi thở thời đại lúc bấy giờ với quan niệm: Đàn ông nhất định phải lấy vợ. Sự day dứt của nhân vật Hàn Đông ở phần cuối bộ phim cũng như những những sự giằng co giữa hai bên là một điểm cộng đáng ghi nhận của bộ phim.
Sau Lam Vũ, Brokeback Moutain là một tác phẩm nhắc nhiều hơn một chút về đề tài đàn ông đồng tính lấy vợ trong mạch truyện phim. Về nội dung, phim kể về chuyện tình chóng vánh nhưng cả đời day dứt của Ennis del Mar (Heath Ledger) và Jack Twist (Jake Gyllenhaal). Họ là những kẻ sống xa gia đình, phải tự chăm sóc bản thân, một ngày nọ tìm thấy nhau, tâm tình và thông cảm với những nỗi khổ, sự vất vả mà cả hai đang phải đương đầu. Tình yêu đã đến với họ vào năm 1963 trong lúc cả hai cùng nhận việc chăn cừu tại Wyoming thế nhưng khi mùa xuân đến, công việc chăn cừu chấm dứt cũng là lúc họ quyết định chia lìa đôi ngả. Sau khi khi chia tay, hai người đều cưới vợ và có những đứa con. Tuy vậy cả Jack và Ennis đều chưa thực sự quên những kỷ niệm của mùa đông năm 1963, họ gặp lại nhưng lại chẳng thể từ bỏ gia đình để chạy theo tiếng gọi của con tim. Và cũng giống như Lam Vũ, phim kết thúc khi một trong hai người phải chết, cả hai gia đình cũng không còn trọn vẹn.
Rõ ràng, trong tác phẩm đình đám chuyển thể từ tiểu thuyết này, câu chuyện về hôn nhân dị giới được tô đậm hơn rất nhiều so với Lam Vũ. Nhưng suy cho cùng những bi kịch của cặp đôi đồng tính nam cũng đến từ sự ngại ngần không dám vứt bỏ tất cả, đạp đổ thành kiến để đến với nhau. Thậm chí ngay cả khi người vợ của Ennis phát hiện ra mối quan hệ của chồng và bạn thân rồi chủ động ly hôn thì cả hai nhân vật nam chính vẫn không thể công khai đến với nhau như họ mong muốn. Một phần là gánh nặng gia đình nhưng trên tất cả đó vẫn là áp lực xã hội vào thời điểm đó vẫn chưa thật sự thừa nhận tình yêu và hôn nhân giữa người đàn ông.
Không bi kịch như hai tác phẩm trên, Call Me By Your Name lại chỉ nhắc đến câu chuyện đàn ông đồng tính lấy vợ ở phần cuối tác phẩm như một lời chia tay của Oliver với mối tình đồng tính nam đẹp, thơ mộng giữa mùa hè lãng mạng nước Ý. Dù vậy, cái kết của chuyện tình đồng tính thời hiện đại vẫn là một trong hai lấy vợ và nghiệt ngã hơn nữa khi Oliver được biết rằng cha mình thời trẻ cũng từng có một mối tình đồng tính như vậy và giờ đây, ông vẫn sống như một người đàn ông bình thường, có vợ và con trai.
Xuyên suốt cả 3 tác phẩm trên, dù mờ nhạt hay đậm nét đi chăng nữa, hôn nhân dị giới vẫn là một điều mà các nhân vật nam phải thực hiện để tròn chức trách, nghĩa vụ với gia đình cũng như giới tính mà họ đang mang. Việc phải từ bỏ tình yêu lớn của đời mình để đến với cuộc hôn nhân hình thức có lẽ là điều sai trái nhất trong cuộc đời họ, nhưng rất tiếc, họ không thể làm khác được
Đến màn ảnh Việt
Với một nền điện ảnh theo đuổi những đề tài khá an toàn như Việt Nam, hầu như không có những bộ phim chiếu rạp chọn khai thác chuyện đàn ông đồng tính lấy vợ. Rõ nét, hay nói chính xác nhất là chỉ có dự án Tao Không Xa Mày khởi chiếu tháng 9/2017. Chuyện phim xoay quanh đôi bạn Tùng và Nam từ thuở nhỏ đến thời học trò thân thiết với nhau như hình với bóng. Không khó để nhận ra tình cảm giữa họ đã vượt mức bạn bè nhưng vì nhiều lý do họ đã phải chia cắt, cho đến khi trưởng thành thành những người đàn ông thực thụ mới tìm lại gặp nhau. Trái ngang, lúc đó thì người đã có vợ, kẻ thì dường như cũng đã có tri kỉ. Tao không xa mày không phải là một dự án thành công nếu xét trên bình diện doanh thu và cả danh tiếng. Điều nhắc nhớ nhiều nhất tới bộ phim đó có lẽ là sự xuất hiện của NSƯT Hữu Châu và cố NSƯT Thanh Hoàng khi thủ vai Tùng và Nam lúc về già.
Ngoài ra, có thể kể đến một tác phẩm khác là Lạc Giới, bộ phim chiếu rạp năm 2014 với sự góp mặt của Mai Thu Huyền, Trung Dũng, Bình An, Vũ Tuấn Việt. Nhắc đến bộ phim này trong bài viết này bởi cuộc tình tay Trung ba (Trung Dũng) – Kim (Mai Thu Huyền) – Hải (Bình An). Trung và Hải yêu nhau nhưng cuối cùng Kim lại là người mang thai con của Trung. Cảnh kết phim, Kim mang thai cùng Hải đi ra biển rắc tro của Trung sau khi Trung tự vẫn để hiến tim cho Hải.
Lạc giới vào thời điểm công chiếu cũng gây nên những tò mò nhất định khi được định nghĩa là phim Việt đầu tiên về đề tài song/lưỡng tính (nhân vật Trung) cũng như được mang đi dự một số liên hoan phim nước ngoài và đoạt giải Cánh Diều Bạc 2014.
Chờ đợi gì ở Chồng Người Ta – phim “bê đê lấy vợ” sắp ra rạp?
Sau những Lạc Giới, Tao Không Xa Mày thì Chồng Người Ta có lẽ sẽ tác phẩm Việt đầu tiên xoáy sâu vào vấn đề khi đàn ông đồng tính lấy vợ. Không giống những tác phẩm còn lại, Chồng Người Ta còn đả động đến vấn đề ngoại tình, khi mà con người không thể cố gồng để sống trong chiếc vỏ bọc của một “người-bình-thường” và rồi để bản thân đi quá giới hạn, làm điều tội lỗi. Theo những gì mà ekip giới thiệu thông qua poster, trailer đầu tiên thì trong phim, một người chồng, người cha mẫu mực sau bao năm sống trong sự dối trá đã quyết định tìm lại bản thân mình bằng cách ngoại tình với một người đàn ông khác. Dĩ nhiên đồng tính không hề sai, đồng tính lấy vợ lại là một khái niệm nhạy cảm mà người ta không thể phân định là sai hay đúng nhưng ngoại tình lại là điều không thể cảm thông được, kể cả việc người đàn đông đó chỉ đang muốn tìm lại bản ngã, sống thật với mình.
Với Chồng Người Ta (dự kiến khởi chiếu từ 21/8) hơn cả câu chuyện ngoại tình hay tình yêu đam mỹ, khán giả có quyền kì vọng về một thước phim chân thực ở màn ảnh Việt về vấn đề đàn ông đồng tính lấy vợ. Đó là nỗi đau dai dẳng của một kẻ sống trái với con người thật, của người vợ, người con phải chứng kiến cảnh tượng nghiệt ngã: chồng/cha mình ngủ với một gã đàn ông khác. Với người vợ và cậu con trai, đó là cảm giác của sự phản bội, thậm chí là cả ghê sợ, họ đáng thương và là nạn nhân của một mối quan hệ ràng buộc nhau bởi tờ hôn thú và những thành kiến trong xã hội. Còn người đàn ông ngoại tình kia, anh ta sai nhưng sai nhiều nhất là với chính bản thân mình.
Teaser Chồng Người Ta
Chồng Người Ta dự kiến khởi chiếu trên toàn quốc từ 21/8.
NSƯT Minh Vượng bần thần trước sự ra đi của NSƯT Hoàng Yến: "Đồng nghiệp, khán giả và em sẽ đến chia tay chị"
NSƯT Minh Vượng đã chia sẻ rất nhiều kỷ niệm đẹp cô đã có cùng NSƯT Hoàng Yến khi cả hai làm việc chung hơn 20 năm trước. Minh Vượng gọi diễn viên Hoàng Yến là "đại tỷ".
Giống như nhiều nghệ sĩ và khán giả, NSƯT Minh Vượng vô cùng đau buồn trước tin NSƯT Hoàng Yến qua đời. Như nghệ sĩ Minh Vượng chia sẻ, cô đã có dịp làm việc chung với NSƯT Hoàng Yến hơn 20 năm trước trong phim "Bà và cháu" và có những kỷ niệm rất đẹp về nghệ sĩ đàn chị - người khi đó đã được cô gọi với đầy sự thân thương và quý trọng qua cách gọi "đại tỷ".
"Chiều qua, người nghệ lớn, người chị đáng kính của thế hệ vàng điện ảnh Việt Nam NSƯT Hoàng Yến đã đi về nơi xa lắm. Chị lặng lẽ ra đi trong giấc ngủ... " - nghệ sĩ Minh Vượng viết trong phần đầu chia sẻ của mình ngày hôm qua (6/7) - "Cuộc đời chị sống giản dị, khiêm nhường giống như các vai mà bao năm chị đóng - là người Mẹ, người Bà cả đời tảo tần vì con cháu, chịu thương, chịu khó, đức độ, hiền lành chất phác!... Là người Hà Nội nhưng chị lại hay đảm nhiệm các vai về người phụ nữ nông thôn rất thành công, được bạn nghề và khán giả khâm phục, yêu quí".
"Chị ơi hay một cách gọi thân thương khác mà lúc làm phim em hay gọi trìu mến - Đại Tỉ!" - nghệ sĩ Minh Vượng viết tiếp - "Nhớ ngày làm phim "Bà và cháu" quay ở bối cảnh phố Thuỵ Khuê, Hà Nội cách đây trên 20 năm, em vẫn thường kính gọi chị là cô - như cách các nghệ sĩ khi giao tiếp với chị".
NSƯT Hoàng Yến luôn được khán giả nhớ đến trong hình ảnh những người phụ nữ thôn quê, tảo tần.
Sau chia sẻ này, Minh Vượng nói về khởi nguồn của việc cô gọi NSƯT Hoàng Yến là "đại tỷ": "Hôm ấy nghỉ quay ăn cơm trưa, chị hỏi thăm về các anh chị em của nhà em. Nghe xong chị cười rất hiền: Thế thì tớ hơn anh cả nhà Vượng có mấy tuổi thôi! Cứ gọi là chị cho gần gũi. Em nghe xong rồi nói với chị: Vâng! Thế thì từ nay em được gọi chị là Đại Tỉ nhé!?. Chị cười: N hư phim chưởng ấy nhỉ!?".
Nghệ sĩ Minh Vượng cũng nhắc lại kỷ niệm đẹp khi quay phim giữa tiết trời nắng nóng, NSƯT Hoàng Yến đã nói một câu nhẹ nhàng nhưng đầy tình cảm: "Ngồi xích cái lưng lại đây nhân tiện chị quạt cho mát! Ướt hết áo rồi".
"Là người lịch lãm, nhẹ nhàng và là diễn viên gạo cội của ssiện ảnh nhưng chị khiêm tốn, bình dị, yêu thương bảo ban lớp đàn em, đàn cháu... Chị nhẫn nại thoại lời khi chúng tôi vấp váp. Chị là người mà tôi yêu kính học hỏi rất nhiều" - nghệ sĩ Minh Vượng nói thêm.
NSƯT Hoàng Yến trong bức ảnh chụp ngày sinh nhật bà 88 tuổi vào ngày 13/6 vừa qua.
Trong phần kết chia sẻ và những hồi tưởng đầy xúc động, nghệ sĩ Minh Vượng nói: "Suốt từ chiều qua em bần thần nhớ về Đại Tỉ. Em cố lục lọi trong tâm trí những phim chị đã làm và chị ơi, em xin được gọi chị là Hoa xuyến chi chị nhớ... (Hoa xuyến chi là tên một phim mà Đại Tỉ đã đóng). Loài hoa giản dị, hương sắc khiêm nhường như chính cuộc đời của chị vậy!?".
"Sáng thứ Năm, ngày 9/7/2020, lúc 9 giờ đến 10 giờ 30 tại Nhà tang lễ Bộ quốc phòng, số 5 Trần Thánh Tông Hà Nội, các đồng nghiệp, khán giả và em sẽ đến chia tay Chị - NSƯT HOÀNG YẾN".
Nam chính phim Việt thắng giải tại Liên hoan phim Quốc tế Busan là ai? Trước khi 'Ròm' chính thức xuất hiện tại các cụm rạp, cùng tìm hiểu thêm về nam chính Anh Tú Wilson - nhân tố mới được kỳ vọng sẽ làm nên chuyện trong làng điện ảnh Việt thời gian tới. Với những ai quan tâm đến nền điện ảnh Việt Nam, chắc hẳn Anh Tú Wilson không còn là cái tên quá xa...