Chuyển động quỹ đầu tư tuần 17-23/8: Dragon Capital mua PNJ, thỏa thuận lớn tại MWG
Các quỹ ngoại đã trao tay hơn 2,6 triệu cổ phiếu MWG qua VSD. Dragon Capital mua 2,2 triệu cổ phiếu PNJ để nắm giữ 9,3% vốn.
Thỏa thuận hơn 2,6 triệu cổ phiếu MWG
Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) vừa thực hiện chuyển nhượng gần 2,2 triệu cổ phiếu Đầu tư Thế Giới Di Động ( HoSE: MWG ) ngày 21/8. Bên bán cổ phần là Composite Capital Master Fund và bên mua gồm 2 tổ chức Vietnam Growth Stock Income Mother Fund, CAM Vietnam Mother Fund.
Giao dịch qua VSD không giới hạn biên độ giá nhưng nếu tạm tính theo thị giá MWG là 82.000 đồng/cp thì số cổ phần trên có giá khoảng 178 tỷ đồng. Một báo cáo gần đây của Dragon Capital cho biết mức thặng dư (premium) cho cổ phiếu MWG cao hơn 45% so với thị giá.
Ngày 20/8, Briarwood Capital Partners LP tiếp tục nhận chuyển nhượng thêm 466.666 cổ phiếu MWG từ quỹ Lumen Vietnam Fund, giá trị thị giá khoảng 38 tỷ đồng. Trước đó Briarwood Capital cũng nhận chuyển nhượng 1,25 triệu cổ phiếu MWG vào 28/7 và 500.000 cổ phiếu khác vào ngày 11/8.
MWG mới đây báo cáo doanh thu thuần hợp nhất lũy kế 7 tháng đầu năm là 64.308 tỷ đồng, tăng gần 6% và lợi nhuận sau thuế đạt 2.353 tỷ đồng, giảm hơn 2% so với cùng kỳ năm 2019. Kết quả này tương đương 58% kế hoạch doanh thu và 68% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Trước đà giảm tốc của chuỗi Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh, MWG đang thử nghiệm nhiều mô hình kinh doanh mới để tạo động lực tăng trưởng mới. Công ty đang nhân rộng chuỗi Điện Máy Xanh Supermini để tăng thị phần điện máy lên 60%, xây dựng mô hình Bách Hóa Xanh “5 tỷ” đi kèm với nhà thuốc An Khang, triển khai siêu thị điện máy Bluetronics tại Campuchia.
Video đang HOT
Dragon Capital mua thêm PNJ
Hanoi Investments Holdings Limited thông báo đã mua vào gần 2,2 triệu cổ phiếu Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận ( HoSE: PNJ ) trong phiên giao dịch 13/8. Giao dịch thỏa thuận trong phiên này có giá trị hơn 127 tỷ đồng.
Với việc mua thêm cổ phần trên, tổng sở hữu của cả nhóm Dragon Capital tại công ty vàng bạc này là 20,88 triệu cổ phiếu, tỷ lệ gần 9,3% vốn PNJ. Với thị giá 56.300 đồng/cp, số cổ phần đang nắm giữ này có giá trị hơn 1.175 tỷ đồng.
Báo cáo kinh doanh 7 tháng đầu năm doanh thu thuần PNJ tăng 1,3% lên 9.053 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 495 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, đơn vị hoàn thành 63% kế hoạch doanh thu và 60% kế hoạch lợi nhuận năm 2020.
PNJ cũng đang thực hiện cải cách hệ thống vận hành và quản trị của doanh nghiệp. Công ty đã có thay đổi ở vị trí Giám đốc Khối Bán lẻ, Giám đốc Khối Cung ứng, Giám đốc Khối Công nghệ Thông tin và thành lập Tiểu ban kiểm toán nội bộ thuộc Hội đồng quản trị.
Quản lý quỹ Bông Sen đã bán 401.500 cổ phiếu Vinam ( HNX: CVN ) và hiện còn nắm giữ 9,17% cổ phần sau giao dịch. Công ty này mới đây thông báo phát hành riêng lẻ 8,25 triệu cổ phiếu với giá không thấp hơn 10.000 đồng/cổ phiếu.
Barca Global Master Fund, L.P đã bán 135.600 cổ phiếu Bia Sài Gòn – Miền Tây ( UPCoM: WSB ) và không còn là cổ đông lớn kể từ 17/8. Quỹ AFC Vietnam Fund đã bán 22.980 cổ phiếu Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Idico ( HoSE: UIC ) để giảm sở hữu về 474.810 cổ phiếu, tỷ lệ 5,93% kể từ 13/8.
Thế giới Di động (MWG): Doanh thu tháng 7 giảm 7%, triển khai mô hình mới nhằm "đỡ" đà giảm của chuỗi Điện Máy Xanh
Dự báo cho quý 3/2020, MWG cho biết theo chu kỳ kinh doanh thì đây là mùa thấp điểm nhất đối với các sản phẩm điện tử tiêu dùng. Bên cạnh đó, làn sóng Covid-19 lần thứ 2 cũng ảnh hưởng tiêu cực tới thu nhập của người dân. Trong bối cảnh này, Công ty đang có các giải pháp tăng cường sức mua chuỗi Thế giới di động (TGDĐ) và ĐMX.
Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) vừa tổng kết tình hình kinh donah tháng 7/2020 với doanh thu 8.669 tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ do phản ánh tác động của dịch bệnh lên nhu cầu mua sắm các sản phẩm điện thoại, điện máy. Ngược lại, LNST tăng 13% lên 327 tỷ đồng.
Lũy kế 7 tháng, MWG đạt doanh thu thuần hợp nhất 64.308 tỷ đồng, tăng gần 6% và LNST đạt 2.353 tỷ đồng, giảm hơn 2% so với cùng kỳ năm 2019. So với kế hoạch, MWG đã thực hiện được 58% chỉ tiêu doanh thu và 68% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.
Theo cơ cấu doanh thu, Điện Máy Xanh (ĐMX) vẫn là chuỗi đóng góp lớn nhất với tỷ trọng 56%. Doanh thu online chiếm 9%, tương đương với 5.625 tỷ đồng. Dự báo cho quý 3/2020, MWG cho biết theo chu kỳ kinh doanh thì đây là mùa thấp điểm nhất đối với các sản phẩm điện tử tiêu dùng. Bên cạnh đó, làn sóng Covid-19 lần thứ 2 cũng ảnh hưởng tiêu cực tới thu nhập của người dân. Trong bối cảnh này, Công ty đang có các giải pháp tăng cường sức mua chuỗi Thế giới di động (TGDĐ) và ĐMX.
Trong đó, MWG hoàn tất nâng cấp layout khu sản phẩm gia dụng cho toàn bộ khoảng 300 cửa hàng ĐMX lớn. Ngành hàng gia dụng với biên lợi nhuận gộp cao đang đóng góp 9% tổng doanh thu của 2 chuỗi này.
Công ty cũng thử nghiệm mô hình ĐMX Supermini (DMS) tại tỉnh Tiền Giang. Kết quả bước đầu ghi nhận doanh thu trên 1 tỷ đồng/tháng và lợi nhuận khả quan nhờ tối ưu được chi phí hoạt động. Trong đó, chi phí mặt bằng chỉ bằng 1/4, chi phí nhân sự chỉ bằng 1/3 so với 1 cửa hàng ĐMX mini, tiết kiệm nhiều chi phí quản lý, logistics do tận dụng hệ thống sẵn có của ĐMX mini...
Công ty vẫn đẩy mạnh khai thác các ngành hàng mới. Mảng đồng hồ hoàn thành kế hoạch 500 cửa hang, doanh thu lũy kế 7 tháng hơn 750 tỷ đồng. Cùng với đó, số điểm bán laptop được nâng lên 770 cửa hàng và mang về gần 1.900 tỷ đồng doanh thu, tăng 77% so với cùng kỳ.
Với chuỗi Bách Hóa Xanh (BHX), sau khi hoàn thành mục tiêu tăng độ phủ 6 tháng đầu năm, từ tháng 7 MWG sẽ tập trung tăng chất lượng doanh thu, tăng doanh số bình quân trên mỗi cửa hàng, trong khi việc mở mới sẽ ở mức vừa phải.
Cụ thể, BHX đã khai trương thêm 75 cửa hàng trong tháng 7 (mức trung bình trước đó là 100 cửa hàng/tháng). Công ty có 1.561 điểm bán tại cuối tháng 7, trong đó cửa hàng ở tỉnh chiếm đến 69%.
Tổng doanh thu của chuỗi BHX trong tháng 7 tăng trưởng 80% so với cùng kỳ năm trước và tăng 12% so với tháng 6. Doanh thu bình quân trên mỗi cửa hàng tăng lên khoảng 1,2 tỷ đồng, từ mức 1,1 tỷ đồng trong tháng 6.
BHX bắt đầu đưa ra thị trường mô hình cửa hàng "5 tỷ". Mô hình này có diện tích khoảng 500 m2, sức chứa 6.000-8.000 sản phẩm với mục tiêu số lượt giao dịch 1.000-1.400 lượt/ngày/cửa hàng và doanh số 5 tỷ đồng.
Tính tới cuối tháng 7, BHX đã có 12 cửa hàng mô hình "5 tỷ" từ việc nâng cấp các cửa hàng hiện hữu có doanh số cao; trong đó đã có cửa hàng vượt mức doanh thu 4,5 tỷ đồng ngay trong tháng 7. Trong thời gian tới, công ty có kế hoạch nhân rộng mô hình "5 tỷ" ở các tỉnh thành lớn.
Ngoài ra, một số cửa hàng "5 tỷ" cũng đang được sắp xếp đi cùng với mô hình nhà thuốc An Khang diện tích từ 20-30m2 nhằm tận dụng được lợi thế lượng khách mua sắm hàng ngày rất lớn ở BHX. Kết quả ban đầu của các nhà thuốc này ghi nhận số lượt giao dịch khả quan 100-150 hóa đơn/ngày/cửa hàng.
Mô hình Bách Hóa Xanh "5 tỷ" đi kèm với nhà thuốc An Khang.
MWG: Lợi nhuận 7 tháng giảm 2%, Bách hóa Xanh sẽ nhân rộng mô hình 'cửa hàng 5 tỷ' Lũy kế 7 tháng năm nay, MWG ghi nhận lợi nhuận sau thuế gần 2.400 tỷ đồng, giảm 2% so với cùng kỳ năm ngoái và hoàn thành 68% kế hoạch lợi nhuận cả năm. Theo thông tin từ Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG), lũy kế 7 tháng năm 2020, MWG đạt doanh thu thuần hợp nhất...