Chuyển động quỹ đầu tư tuần 13-19/4: Thỏa thuận lớn tại MBB và MWG
Các quỹ ngoại thỏa thuận ngoài sàn 2 triệu cổ phiếu MBB và hơn 1,7 triệu cổ phiếu MWG.PYN Elite bán mạnh cổ phiếu CII, trong khi mua vào lượng lớn SCS.VinaCapital trở thành cổ đông lớn của PHR, bán ra BFC và CSV.
Thỏa thuận tại MBB và MWG
JPMorgan Vietnam Opportunities Fund đã chuyển nhượng 2 triệu cổ phiếu Ngân hàng Quân đội ( HoSE: MBB ) thông qua Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) vào ngày 17/4. Bên nhận số cổ phiếu này là Vietnam Growth Stock Income Mother Fund.
Giao dịch qua VSD không giới hạn biên độ, nếu tạm tính theo giá đóng cửa phiên 17/4 tại mức 17.000 đồng/cp, số cổ phần chuyển nhượng trên có giá trị khoảng 34 tỷ đồng.
Hiện tỷ lệ sở hữu nước ngoài (room ngoại) tại MBB vẫn đang kín ở mức 23%. Công ty TNHH MTV Đầu tư SCIC (SIC) mới đây cũng đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu MBB từ ngày 16/4 đến 15/5.
Cũng thông qua VSD, Ntasian Emerging Leaders Master Fund chuyển nhượng 1,3 triệu cổ phiếu Đầu tư Thế Giới Di Động ( HoSE: MWG ) ngày 17/4 . Bên mua là Asian Smaller Companies Fund và Vietnam Growth Stock Income Mother Fund.
Còn trước đó vào 13/4, Aquila SPC (liên quan đến Dragon Capital) chuyển nhượng 420.000 cổ phiếu MWG cho Arisaig Asia Consumer Fund. Quỹ Arisaig Asia Consumer là một quỹ chuyên đầu tư vào các doanh nghiệp bán lẻ tiêu dùng, từng mua khoảng 10 triệu cổ phiếu MWG từ PYN Elite giai đoạn cuối 2019, đầu năm 2020.
MWG cũng là cổ phiếu đang kín room ngoại ở mức 49%, do đó thường được khối ngoại thỏa thuận qua VSD. Cổ phiếu MWG đang có thị giá 82.000 đồng/cp, tăng 39% kể từ đầu tháng 4.
PYN Elite tái cơ cấu danh mục
Video đang HOT
Quỹ đầu tư PYN Elite Fund vẫn đang cơ cấu danh mục. Đáng chú ý nhất là quỹ từ Phần Lan tiếp tục bán thêm 1,5 triệu cổ phiếu Công ty Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP HCM ( HoSE: CII ). Tính từ đầu tháng 3, quỹ đã liên tiếp bán cổ phần giảm tỷ lệ từ 11,12% xuống 8,66%, tương đương tổng khối lượng đã bán khoảng hơn 6 triệu cổ phiếu.
CII vẫn là cổ phiếu xây dựng và khoản đầu tư rất lớn của PYN Elite. Tại thời điểm cuối tháng 3, CII đứng thứ 5 trong danh mục với tỷ trọng 5,37% và là cổ phiếu ngành xây dựng được PYN đầu tư lớn nhất.
Diễn biến bán cổ phiếu của quỹ ngoại khi CII mới đây công bố báo cáo tài chính xuất hiện nhiều vấn đề kiểm toán. Lợi nhuận công ty năm 2019 bị điều chỉnh giảm 73% xuống 196 tỷ đồng do khác biệt về thời điểm ghi nhận doanh thu. Bên cạnh đó kiểm toán cũng đưa ý kiến nhấn mạnh liên quan đến phải thu góp vốn dự án BOT Trung Lương Mỹ Thuận, khoản đền bù vụ cháy chung cư Carina.
Ở chiều ngược lại, PYN Elite liên tiếp mua thêm cổ phần Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn ( HoSE: SCS ) và chính thức trở thành cổ đông lớn sở hữu 2,6 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 5,15% vốn kể từ ngày 3/4.
Trong giai đoạn cơ cấu lại danh mục, PYN Elite đã gia tăng tỷ trọng các cổ phiếu lĩnh vực dịch vụ hàng không, bao gồm ACV của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam và SCS. Theo báo cáo đến cuối tháng 3, SCS chiếm tỷ trọng 3,1% và đứng thứ 11 trong danh mục của PYN Elite.
Đặt kế hoạch năm 2020, SCS đề ra chỉ tiêu tổng doanh thu giảm 5% xuống 725 tỷ đồng và mục tiêu lợi nhuận trước thuế ước đạt 500,6 tỷ đồng, giảm 7% kết quả năm 2019. Cổ phiếu hiện có giá 109.000 đồng/cp.
VinaCapital mua Cao su Phước Hòa
Nhóm quỹ VinaCapital thông báo đã mua 110.000 cổ phiếu Cao su Phước Hòa ( HoSE: PHR ) ngày 8/4 và chính thức trở thành cổ đông lớn sở hữu 6,77 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 5,01%.
Năm 2020, Phước Hòa đặt mục doanh thu công ty mẹ đạt 2.460 tỷ đồng và lãi trước thuế đạt 1.148 tỷ đồng, lần lượt tăng 46% và 115% so với năm trước. Ban lãnh đạo tin tưởng kế hoạch lợi nhuận sẽ được hoàn thành do ghi nhận khoản tiền hỗ trợ đền bù đất lớn từ năm 2019 chuyển sang.
Tính riêng trong quý I, Phước Hòa ghi nhận doanh thu công ty mẹ 335 tỷ đồng, tăng 18% và lợi nhuận trước thuế 172,5 tỷ đồng, tăng 158% và thực hiện 15% kế hoạch năm.
Ngược lại, nhóm VinaCapital lại bán ra 661.160 cổ phiếu Hóa chất cơ bản miền Nam (HoSE) trong thời gian 8-13/4. Cùng với đó, nhóm này bán ra 237.070 cổ phiếu Phân bón Bình Điền (HoSE: BFC) để giảm tỷ lệ sở hữu về 7,61% vốn.
Tạm tính theo thị giá CSV trong giai đoạn giao dịch quanh 18.500 đồng và thị giá BFC ngày 10/4 là 10.650 đồng/cp, nhóm VinaCapital đã thu về khoảng 15 tỷ đồng từ bán các cổ phiếu trên.
SSIAM cơ cấu khoản đầu tư SVI
Ngày 10/4, Quản lý quỹ SSI (SSIAM) đã bán toàn bộ 772.000 cổ phiếu, tỷ lệ 6% vốn Bao bì Biên Hòa ( HoSE: SVI ) thông qua phương thức thỏa thuân, giá trị sang tay hơn 51 tỷ đồng.
Tuy nhiên sau đó, SSIAM lại đăng ký mua vào tổng cộng 250.000 cổ phiếu SVI nhằm cơ cấu lại danh mục đầu tư trong thời gian 16/4-15/5. Cùng lúc Quỹ đầu tư lợi thế cạnh tranh bền vững SSI (SSI-SCA) cũng đăng ký mua 300.000 cổ phiếu SVI.
Mới đây, Tập đoàn đa ngành từ Thái Lan Siam Cement (SCG) đánh tiếng sẽ mua cổ phần Bao bì Biên Hòa. Giá trị thương vụ vẫn chưa được xác định, SCG tiết lộ sẽ nhỏ hơn 15% tổng tài sản của doanh nghiệp.
Platinum Victory không mua được cổ phiếu Cơ điện lạnh (HoSE: REE) trong giai đoạn 19/3-17/4. Ngay sau đó quỹ ngoại tiếp tục đăng ký mua hơn 3 triệu cổ phiếu REE từ ngày 23/4 đến 22/5. Cổ phiếu REE đang có thị giá 31.000 đồng/cp.
Huy Lê
Giảm gần 38% từ đầu tháng, Chủ tịch Bamboo Capital (BCG) đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu
Hiện Chủ tịch Bamboo Capital đang là cổ đông lớn nhất của công ty sở hữu gần 22 triệu cổ phiếu BCG.
Ông Nguyễn Hồ Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty Bamboo Capital (mã chứng khoán BCG) vừa thông báo đăng ký mua thêm 1 triệu cổ phiếu BCG để tăng tỷ lệ sở hữu. Giao dịch dự kiến thực hiện theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh từ 6/4 đến 5/5/2020.
Hiện ông Nam đang là cổ đông lớn nhất của Bamboo Capital, sở hữu 21,92 triệu cổ phiếu BCG tương ứng 20,3% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành của công ty. Nếu giao dịch thành công, ông Long sẽ nâng tỷ lệ sở hữu lên 21,1%.
Diễn biến giá, trên thị trường cổ phiếu BCG bắt đầu phục hồi từ giữa năm 2019, từ vùng giá dưới 6.000 đồng/cổ phiếu hồi giữa tháng 6/2019 lên 9.350 đồng/cổ phiếu hồi giữa tháng 11/2019.
Hiện BCG giao dịch quanh mức 4.190 đồng/cổ phiếu, giảm 38% so với thời điểm đầu tháng 3 vừa qua và giảm sâu hơn 47% so với thời điểm đầu năm.
Dự kiến tính theo thị giá này, ông Nam sẽ phải chi ra 4,19 tỷ đồng để mua cổ phiếu.
Lần gần đây nhất ông Nguyễn Hồ Nam mua thêm cổ phiếu BCG là từ hồi giữa tháng 11/2019. Lúc đó ông Nguyễn Hồ Nam mua thêm hơn 9 triệu cổ phiếu. Thời điểm đó giá cổ phiếu BCG có dấu hiệu chững lại sau đà tăng từ tháng 8.
Từ đầu năm đến nay, bà Nguyễn Thị Thùy Linh - vợ ông Nam liên tục mua vào cổ phiếu BCG. Gần nhất, bà Linh đăng ký mua 200.000 cổ phiếu từ ngày 30/3 đến 28/4. Nếu giao dịch của ông Nam và vợ thành công, ông Nam và những người liên quan nắm giữ 26,1 triệu cổ phiếu, tương đương 24% vốn
Nhiều công ty và cổ đông lớn đăng ký mua lại cổ phiếu Sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) công bố hỗ trợ xử lý hồ sơ mua cổ phiếu quỹ cho doanh nghiệp, nhiều công ty và lãnh đạo doanh nghiệp chọn phương án mua cổ phiếu nhằm bình ổn giá, tạo thông tin tích cực cho thị trường. (Ảnh minh họa) Ngay trong hai ngày đầu tuần, nhiều công ty và...