Chuyển động quỹ đầu tư tuần 11-17/5: Dragon Capital và VinaCapital bán cổ phiếu
Dragon bán cổ phần Xây lắp điện 1, Nhà Khang Điền và Vĩnh Hoàn. VinaCapital bán Dabaco, TIP, Cường thuận IDICO và Hóa chất cơ bản miền Nam.Endurance bán SVC, PYN Elite mua SCS.
Dragon thoái vốn PC1, KDH và VHC
Nhóm quỹ Dragon Capital đã bán toàn bộ hơn 23 triệu cổ phiếu Xây lắp điện 1 (HoSE: PC1), tỷ lệ 14,5% vào ngày 11/5. Tạm tính số tiền quỹ ngoại có thể thu về khoảng 413 tỷ đồng.
Phiên giao dịch 11/5 chứng kiến các giao dịch thỏa thuận với tổng khối lượng hơn 26 triệu đơn vị với tổng giá trị sang tay 468 tỷ đồng. Số cổ phiếu này đúng bằng lượng mua vào của một doanh nghiệp trong nước Công ty cổ phần Behs.
Đây là công ty có vốn điều lệ 1 tỷ đồng với người đại diện theo pháp luật là ông Khổng Châu Anh. Sau nhận chuyển nhượng, Behs trở cổ đông lớn thứ hai tại PC1 với tỷ lệ 17,8% cổ phần, chỉ sau Chủ tịch HĐQT Trịnh Văn Tuấn có 18,1% cổ phần công ty.
Cùng ngày, quỹ Dragon Capital còn bán ra 2 triệu cổ phiếu Nhà Khang Điền (HoSE: KDH) thông qua Grinling International Limited, giá trị thu về gần 43 tỷ đồng. Hiện nhóm này vẫn còn sở hữu hơn 91 triệu cổ phiếu KDH sau giao dịch.
Mới đây Nhà Khang Điền đã mua được 19,85 triệu cổ phiếu trong tổng số đăng ký 27 đơn vị để làm cổ phiếu quỹ, số tiền chi ra hơn 418 tỷ đồng. Số cổ phiếu đang lưu hành giảm xuống 524,6 triệu cổ phiếu, do đó tỷ lệ sở hữu của các cổ đông đã tăng lên, tỷ lệ của Dragon Capital tăng thành 17,3%.
Norges Bank thực hiện bán 130.000 cổ phiếu Vĩnh Hoàn (HoSE: VHC) và hiện còn nắm giữ 10,9 triệu cổ phiếu. Với giá đóng cửa 30.000 đồng/cp ngày 6/5, giá trị giao dịch khoảng 4 tỷ đồng.
VinaCapital bán DBC, TIP, CTI và CSV
Ngày 6/5, Fraser Investment Holdings Pte đã bán tiếp 303.050 cổ phiếu Tập đoàn Dabaco (HoSE: DBC), khiến nhóm VinaCapital còn sở hữu 6 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 5,74% vốn. Với thị giá hiện quanh 30.000 đồng/cp, số cổ phiếu còn lại của VinaCapital có giá trị 180 tỷ đồng.
Trước đó tại 22/4, nhóm này vẫn có sở hữu gần 8 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 7,6% vốn. Như vậy, quỹ ngoại đã bán ra gần 2 triệu cổ phiếu Dabaco chỉ trong vòng 11 phiên giao dịch, chủ yếu do chính Fraser thực hiện.
Video đang HOT
Cùng ngày 6/5, Vietnam Ventures Limited tiếp tục bán 214.800 cổ phiếu công ty Phát triển Khu Công nghiệp Tín Nghĩa (HoSE: TIP). Với thị giá khoảng 18.500 đồng/cp, quỹ ngoại về 4 tỷ đồng. Sau giao dịch, nhóm VinaCapital chỉ còn nắm giữ 2 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 7,7% vốn.
Bên cạnh đó, Vietnam Investment Property Holdings đã bán 160.000 cổ phiếu Cường Thuận IDICO (HoSE: CTI) ngày 7/5 và bán 83.680 cổ phiếu Hóa chất cơ bản miền Nam (HoSE: CSV) vòa ngày 8/5.
Endurance bán SVC, PYN Elite mua SCS
Endurance Capital Vietnam I Ltd báo cáo bán toàn bộ hơn 1,14 triệu cổ phiếu Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn (HoSE: SVC) ngày 11/5. Giao dịch thỏa thuận có giá trị 85,5 tỷ đồng, tại mức giá 75.000 đồng/cp cũng là mức đỉnh của cổ phiếu này.
Trái ngược với đà tăng mạnh của cổ phiếu, hoạt động kinh doanh của Savico đang đi xuống rõ rệt do cạnh tranh trong ngành phân phối ô tô gay gắt và ảnh hưởng của dịch Covid-19. Lợi nhuận quý IV/2019 giảm 35% còn 71 tỷ đồng và lợi nhuận quý I/2020 giảm 89% còn gần 9 tỷ đồng.
Không chỉ có Endurance, từ đầu tháng 3 hàng loạt nhà đầu tư ngoại như PYN Elite Fund, Tundra Fonder, Probus Opportunities… đã bán cổ phiếu SVC. Tỷ lệ sở hữu nước ngoài đến ngày 8/5 chỉ còn hơn 3% so với mức 47% trước đó. Hiện Tổng công ty Bến Thành là cổ đông lớn nhất sở hữu 40,8% vốn, trong khi các nhà đầu tư mới chưa được công bố.
Lucerne Enterprise tiếp tục bán ra 984.000 cổ phiếu Hodeco (HoSE: HDC) và chính thức không còn là cổ đông lớn từ 12/5, không thuộc diện công bố thông tin giao dịch. Quỹ từ Indonesia liên tục bán ra cổ phần từ mức 4,7 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 8% hồi giữa tháng 4.
Chiều mua có giao dịch lớn của PYN Elite với khối lượng 482.380 cổ phiếu Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (HoSE: SCS). Với thị giá 105.000 đồng/cp, số tiền quỹ Phần Lan chi ra khoảng 50 tỷ đồng. Đây là 1 trong 2 khoảng đầu tư lớn nhất ngành hàng không của PYN Elite, chỉ xếp sau ACV.
America LLC mua thêm 585.000 cổ phiếu Damac GLS (UPCoM: KSH) và tăng sở hữu lên 11,85 vốn công ty khoáng sản này. Quỹ ngoại cũng mua thêm 10.900 cổ phiếu Xếp dỡ Hải An (HoSE: HAH).
PENM IV muốn mua thêm AST
Quỹ PENM IV tăng đầu tư vào một công ty hàng không là Taseco Air (HoSE: AST) khi đăng ký mua 1,4 triệu cổ phiếu nhằm tăng mức nắm giữ dự kiến lên 19,8% vốn. Với giá quanh 54.000 đồng/cp, quỹ ngoại dự chi số tiền 75 tỷ đồng.
Platinum Victory Pte Ltd tiếp tục đăng ký mau 17,4 triệu cổ phiếu Vinamilk (HoSE: VNM) trong thời gian 19/5-17/6. Hiện quỹ ngoại có gần 185 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 10,6% vốn trước giao dịch.
Quản lý quỹ VinaCapital vừa mua khớp lệnh 14.000 cổ phiếu KDH vào ngày 11/5. Tuy nhiên quỹ lại đăng ký bán toàn bộ 14.000 cổ phiếu này trong thời gian 19/5-17/6 nhằm cơ cấu lại danh mục đầu tư.
Hàng loạt quỹ đầu tư lớn trên TTCK Việt Nam có hiệu quả đầu tư 2019 thua xa gửi tiết kiệm
Trong khi đó, chỉ một số quỹ "chiến thắng" VN-Index nhờ nắm giữ "nhóm VinGroup", VCB hay MWG, FPT.
Năm 2019 khép lại với mức tăng trưởng 7,7% của chỉ số VN-Index và 2,8% với VN30 Index. Sự hồi phục của thị trường đã giúp phần lớn các quỹ đầu tư ghi nhận một năm tăng trưởng NAV, sau khi hầu hết đều thua lỗ trong năm 2018.
Dù vậy, mức độ phân hóa trong năm qua khá mạnh khiến đà tăng của các quỹ không quá bùng nổ và thậm chí nhiều quỹ vẫn "thua" Index.
Theo thống kê, VinaCapital VOF ghi nhận performance -1,4% trong năm 2019 và là quỹ có tăng trưởng "tệ" nhất. Việc các cổ phiếu "họ VinGroup" không xuất hiện trong top holdings, trong khi tỷ trọng nhóm cổ phiếu ngân hàng, công nghệ, tiêu dùng khá thấp (thậm chí không có) đã ảnh hưởng tiêu cực tới performance VinaCapital trong năm qua.
Thời gian gần đây, VinaCapital VOF có xu hướng giảm đầu tư vào cổ phiếu niêm yết, trong khi gia tăng tỷ trọng đầu tư vào Private Equity (doanh nghiệp tư nhân), cũng như gia tăng tỷ trọng đầu tư trái phiếu.
Các quỹ KB Vietnam Focus Securities Feeder Investment, Vietnam Holding, Pyn Elite Fund cũng ghi nhận performance khá thấp, dưới mức tăng trưởng của VN30 Index (2,8%).
Trong khi đó, quỹ ngoại lớn nhất trên TTCK Việt Nam Dragon Capital VEIL ghi nhận mức tăng trưởng NAV/shares 3,4% trong năm 2019, tốt hơn VN30 Index nhưng vẫn kém xa VN-Index (7,7%).
Quỹ nội địa với quy mô lớn nhất VFMVN30 ETF ghi nhận mức tăng trưởng NAV/shares 3,7%, vượt trội so với mức tăng 2,8% của benchmark VN30 Index. Tuy vậy, so với các quỹ ETFs khác đang hoạt động trên TTCK Việt Nam thì performance VFMVN30 ETF khá thấp. Cụ thể, FTSE Vietnam ETF ghi nhận mức tăng trưởng 6%, SSIAM VNX50 ETF tăng 6,1%, thậm chí VNM ETF tăng 8,2%, vượt qua đà tăng VN-Index (7,7%).
Các quỹ có performance tốt hơn VN-Index trong năm qua ngoài VNM ETF còn có Tundra Vietnam Fund ( 7,7%), KIM Vietnam Growth Securities Master Investment ( 8%), hay bộ đôi do VFM quản lý, bao gồm VFMVF4 ( 8,9%) và VFMVF1 ( 11%).
Trong đó, đà tăng 7,7% của Tundra Vietnam Fund được tính theo đồng SEK (Thụy Điển). Nhưng nếu tính theo USD thì tăng trưởng NAV/shares của Tundra Vietnam Fund chỉ còn khoảng 3,5%.
Một điểm đáng chú ý, các quỹ "chiến thắng" thị trường trong năm qua như VNM ETF, KIM Vietnam Growth Securities Master Investment, VFMVF4, VFMVF1 đều nắm giữ tỷ trọng lớn các cổ phiếu như "nhóm VinGroup" hay VCB. Ngoài ra, VFMVF4, VFMVF1 còn nắm giữ tỷ trọng lớn MWG và FPT, đây là những cổ phiếu tăng trưởng mạnh trong năm qua nhờ KQKD khả quan cũng như lọt vào rổ VN Diamond Index.
Quỹ trái phiếu lãi hơn gửi ngân hàng, bất ngờ với đà tăng trưởng của BVBF
Trong năm 2019, thị trường trái phiếu diễn ra khá sôi động và nhiều quỹ mới đã được ra đời như VCBF hay VNDBF. Do mới thành lập trong năm 2019 nên tăng trưởng các quỹ này lần lượt ở mức 1,69% và 2,64%.
So với lãi suất gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng tại các ngân hàng (khoảng 7,5%) thì hiệu suất đầu tư vào các quỹ trái phiếu năm qua là khá tốt. Ngoại trừ SSIBF chỉ tăng trưởng 6,18%, các quỹ khác như VFF VinaWealth, TCBF, VTBF, VFMVFB, BVBF đều tăng trưởng hơn gửi tiết kiệm.
Trong đó, BVBF của Bảo Việt Fund gây bất ngờ khi ghi nhận mức tăng trưởng vượt trội trong năm qua, lên 14,38%. VFVMVFB tăng trưởng thấp hơn năm trước (hơn 11% trong năm 2018) nhưng vẫn khá tích cực với mức tăng 9,09%.
Hiện tại, TCBF là quỹ trái phiếu lớn nhất thị trường với quy mô hơn 15.000 tỷ đồng. Trong năm qua, performance TCBF ở mức 8,17%, cao hơn đôi chút so với lãi suất ngân hàng.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Bán thỏa thuận 10 triệu cổ phiếu Nhà Khang Điền (KDH), quỹ thành viên thuộc VinaCapital "bỏ túi" 260 tỷ đồng Cổ phiếu KDH trên thị trường diễn biến khá tích cực từ cuối tháng 7 đến nay qua đó leo lên mức 26.350 đồng/cổ phiếu, tăng 22% trong 4 tháng. Ảnh minh họa. Vietnam Ventures Ltd, quỹ thành viên thuộc VinaCapital vừa hoàn tất bán ra 10 triệu cổ phiếu KDH của CTCP Đầu tư và Kinh doanh nhà Khang Điền qua đó...