Chuyển động ở các ngân hàng lớn: Nợ xấu ngày càng xấu
Báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2018 của 7 ngân hàng lớn ( Vietcombank, VietinBank, BIDV, MB, Sacombank, VPBank và Techcombank) cho thấy một xu hướng rõ rệt: tỷ lệ nợ xấu ngày càng tăng và nợ xấu ngày càng xấu.
Tỷ lệ nợ xấu ngày càng tăng và nợ xấu ngày càng xấu ở các ngân hàng lớn
Xét 3 ngân hàng gốc quốc doanh, 9 tháng năm nay, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của Vietcombank tăng từ mức 1,14% hồi đầu năm lên 1,18%; trong khi con số này tăng từ 1,14% lên 1,36% ở VietinBank và tăng từ 1,36% lên 1,62% ở BIDV.
Nợ xấu nội bảng là nợ xấu chỉ ghi nhận trong bảng cân đối kế toán, không bao gồm các khoản nợ xấu chưa xử lý tại một tổ chức khác ngoài tổ chức tín dụng (nợ xấu ngoại bảng). Tại Việt Nam, tuyệt đại đa số các khoản nợ xấu ngoại bảng của ngân hàng là nằm ở VAMC, một lượng không đáng kể nằm ở DATC. Trong số 7 ngân hàng lớn đã đề cập, Sacombank, BIDV và VPBank vẫn còn nợ xấu tại VAMC, với khối lượng không nhỏ, đặc biệt là Sacombank.
Tương tự như 3 ngân hàng gốc quốc doanh, tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng tư nhân lớn cũng tăng. Tỷ lệ này ở MB tăng từ 1,2% lên 1,57% sau 9 tháng; ở VPBank tăng từ 3,39% lên 4,7%; ở Techcombank tăng từ 1,61% lên 2,05%.
Riêng Sacombank, tỷ lệ nợ xấu nội bảng giảm từ 4,67% xuống 3,18%, mặc dù cũng phản ánh tình hình nợ xấu tốt lên nhưng cũng cần lưu ý rằng, nếu tính cả nợ xấu ngoại bảng tại VAMC, tỷ lệ nợ xấu của Sacombank vẫn ở mức rất cao, khoảng 16%.
Video đang HOT
Tỷ lệ nợ xấu nội bảng và tỷ trọng nợ xấu nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) của 7 ngân hàng lớn đều trong xu hướng tăng rõ rệt
Bên cạnh việc tỷ lệ nợ xấu gia tăng, còn một tín hiệu kém tích cực hơn là việc tỷ trọng nợ xấu nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) trong tổng nợ xấu nội bảng tăng mạnh ở các ngân hàng lớn, cho thấy nợ xấu ngày càng xấu.
Ở Vietcombank, nếu như tỷ trọng nợ xấu nhóm 5 hồi đầu năm chỉ là 31% thì chỉ sau 9 tháng, con số này đã lên đến 62%, nghĩa là gần 1/3 nợ xấu của Vietcombank là nợ có khả năng mất vốn. Trong khi đó, tỷ trọng này cũng tăng mạnh ở VietinBank và BIDV, lần lượt tăng từ 58% lên 72% và 37% lên 45%.
Các ngân hàng tư nhân lớn cũng trong tình cảnh tương tự. Tỷ trọng nợ xấu nhóm 5 trong tổng nợ xấu nội bảng của MB tăng từ 37% lên 41% sau 9 tháng; của Sacombank tăng từ 80% lên 93%; của VPBank tăng từ 17% lên 18%. Riêng Techcombank, tỷ trọng này giảm nhẹ từ 60% xuống 59%.
Mặc dù nợ xấu tăng cả về lượng lẫn “chất” nhưng 9 tháng năm 2018, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trên lợi nhuận thuần của nhiều ngân hàng lớn vẫn giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này xảy ra ở Vietcombank (giảm từ 36% xuống 30%), BIDV (giảm từ 68% xuống 66%), MB (giảm từ 33% xuống 28%), Techcombank (giảm từ 34% xuống 19%).
Đây là nguyên nhân quan trọng khiến lợi nhuận trước thuế 9 tháng của nhiều ngân hàng tăng mạnh, bất chấp nợ xấu có chiều hướng xấu đi.
Tuy nhiên, nhìn nhận một cách công bằng thì xu hướng xấu đi là rõ rệt, nhưng câu chuyện ở từng ngân hàng là khác nhau. Có ngân hàng mặc dù tỷ lệ nợ xấu và tỷ trọng nợ xấu nhóm 5 tăng mạnh nhưng tình hình tài chính vẫn rất lành mạnh; có ngân hàng tỷ lệ trích lập dự phòng giảm dù nợ xấu tăng là do cùng kỳ năm ngoái đã trích lập nhiều, hoặc do lợi nhuận thuần tạo ra thêm từ việc chấp nhận rủi ro cao hơn chi phí dự phòng rủi ro…
Ngược lại, nợ xấu ngày càng xấu hàm chứa câu chuyện riêng của từng ngân hàng, nhưng cũng chứa câu chuyện chung: các ngân hàng đang ngày càng tập trung vào hoạt động bán lẻ – hoạt động đem về lợi nhuận cao hơn nhưng rủi ro cũng lớn hơn.
Kình Dương
Theo vietnamfinance.vn
Tổng số nợ VAMC thu hồi từ đầu năm đến nay khoảng 16.000 tỷ đồng
Theo ông Đoàn Văn Thắng - Tổng Giám đốc VAMC, sau khi Nghị quyết 42 có hiệu lực, việc thu giữ tài sản của VAMC tốt hơn rất nhiều.
Ngày 21/6/2017, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD (Nghị quyết 42). Cùng với đó, ngày 19/7/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 1058/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020" (Đề án 1058).
Ngay sau khi Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ngày 20/7/2017, NHNN đã ban hành Chỉ thị 06/CT-NHNN để triển khai thực hiện trong toàn ngành ngân hàng. Cũng trong ngày 20/7/2017, NHNN đã có Quyết định 1533/QĐ-NHNN ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng triển khai thực hiện Đề án 1058. Ngày 21/7/2017, NHNN đã tổ chức Hội nghị trực tuyến để triển khai Nghị quyết 42 và Quyết định 1058 trong toàn ngành ngân hàng.
Đồng thời, NHNN đã có các văn bản hướng dẫn các TCTD (theo từng nhóm, loại hình TCTD) xây dựng phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2017-2020. NHNN đã khẩn trương phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương có liên quan tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Đề án và chỉ đạo toàn ngành Ngân hàng triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp thuộc trách nhiệm của ngành Ngân hàng.
Theo NHNN, có thể thấy, sau khi có Nghị quyết 42, công tác thu hồi, xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các TCTD VN (VAMC) cũng thuận lợi hơn khi nhiều rào cản trong xử lý nợ xấu được dỡ bỏ.
Ông Đoàn Văn Thắng - Tổng Giám đốc VAMC cho biết, từ tháng 8/2017 đến nay, sau khi triển khai việc xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42, VAMC thu hồi được khoảng 5.000 tỷ đồng, đưa tổng số nợ thu hồi từ đầu năm đến nay khoảng 16.000 tỷ đồng.
Tính từ khi thành lập vào năm 2013 đến nay, tổng số nợ xấu mà VAMC đã xử lý đạt 66.000 tỷ đồng, tương đương 3 tỷ USD. Dự kiến từ nay đến cuối năm, VAMC sẽ mua thêm ít nhất 2.000 tỷ đồng nợ xấu của các TCTD theo giá thị trường.
Tổng Giám đốc VAMC cho biết thêm, sau khi Nghị quyết 42 có hiệu lực, việc thu giữ tài sản của VAMC tốt hơn rất nhiều. Trước đây TCTD cũng như VAMC thu giữ trên cơ sở Nghị định 163/2006/N Đ-CP về giao dịch bảo đảm, tuy nhiên tốc độ xử lý vẫn còn chưa được như mong muốn do quyền của chủ nợ vẫn yếu thế. Còn Nghị quyết 42 đã bảo vệ chủ nợ tốt hơn và một lần nữa khẳng định quyền thu giữ tài sản đảm bảo.
NHNN cho rằng mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng với những nỗ lực và kết quả tích cực nói trên sẽ là bước đệm vững chắc để ngành ngân hàng hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2017 và các năm tiếp theo, góp phần kiểm soát lạm phát, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Theo Trí thức trẻ
Nhiều ngân hàng lớn đồng loạt huy động vốn trái phiếu Vietcombank, BIDV, VietinBank và MBBank vừa hoàn tất việc phát hành một lượng lớn trái phiếu, đón mùa kinh doanh cuối năm. Ảnh minh họa từ Internet Liên tiếp các ngày gần đây, nhiều ngân hàng lớn công bố đã hoàn tất phương án các đợt phát hành trái phiếu, chủ yếu qua hình thức riêng lẻ dưới 100 nhà đầu tư. Cụ...