Chuyển đổi toàn cầu thúc đẩy vị thế của SCO
Số đơn đăng ký trở thành thành viên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải ( SCO) đang tăng lên, điều này giúp tổ chức này có thể mở rộng phạm vi tiếp cận toàn cầu.
Cờ các nước tại trụ sở của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 4/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo ông Alexander Knyazev, người đứng đầu chi nhánh khu vực của Viện CIS có trụ sở tại Moskva, cho biết hệ thống quan hệ quốc tế toàn cầu đang trải qua quá trình chuyển đổi, mở ra cơ hội cho Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) vươn lên với tư cách là một chủ thể toàn cầu.
Ngày 4/7, Cộng hòa Hồi giáo Iran đã trở thành thành viên chính thức của SCO. Dự kiến, Belarus sẽ đạt được quy chế này vào năm 2024. Trước khi Iran gia nhập, tổ chức này bao gồm 8 thành viên thường trực là Trung Quốc, Ấn Độ, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Pakistan, Nga, Tajikistan và Uzbekistan; và 9 đối tác đối thoại – Armenia, Azerbaijan, Campuchia, Nepal, Sri Lanka, Turkiye, Ai Cập, Qatar và Saudi Arabia.
Video đang HOT
Theo ông Bakhtiyor Khakimov – đại diện đặc biệt của Tổng thống Liên bang Nga về các vấn đề SCO, số lượng đơn xin gia nhập SCO ngày càng tăng.
“Các điều kiện khách quan để biến SCO thành một tổ chức hiệu quả, có sức ảnh hưởng vượt xa lãnh thổ của các quốc gia thành viên, đã xuất hiện. Trước hết, mọi thứ phụ thuộc vào ý chí chính trị của giới lãnh đạo các quốc gia này. Số lượng các quốc gia tham gia và rộng hơn là các quốc gia muốn tham gia, hoặc có tư cách là quốc gia quan sát viên, đối tác đối thoại đối với SCO, đã đưa tổ chức đến sát hơn mục tiêu trở thành một chủ thể toàn cầu”, đại diện Knyazev nhận định với đài Sputnik.
Xét trên phương diện này, sự gia nhập của Iran đã mang lại một làn gió mới cho tổ chức với vai trò của quốc gia Cộng hòa Hồi giáo này trong khu vực Á-Âu rộng lớn từ Trung Đông đến bờ biển Thái Bình Dương, cũng như vị thế của nước này ở châu Phi và ảnh hưởng ở một số quốc gia Mỹ Latinh.
Đại diện Knyazev nhấn mạnh sự tham gia SCO của Iran có thể có tác động đáng kể đến các quá trình tiếp theo trong tổ chức này. Quyết định này có thể làm phong phú thêm các hoạt động của SCO về mặt đảm bảo an ninh trong một khu vực rộng lớn từ Ấn Độ Dương đến Bắc Cực và từ Đông Nam Âu đến Đông Nam Á. Chuyên gia đặc biệt đề cập đến các cuộc tập trận hải quân chung của Iran, Nga và Trung Quốc ở Vịnh Oman và các vùng biển xung quanh, bắt đầu vào tháng 12/2019 và đã trở thành một sự kiện thường xuyên.
“Iran là một ví dụ về cách một quốc gia đang tiến dần tới việc khẳng định vị thế của một cường quốc. Ngày nay, một số lượng lớn các tiến trình quốc tế không thể diễn ra nếu không có sự tham gia của Iran, vì ảnh hưởng trực tiếp của nước này đối với các quá trình. Iran đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong các tiến trình diễn ra ở Trung Đông, Kavkaz, Vịnh Ba Tư và lưu vực Ấn Độ Dương, hoặc một phần ở Địa Trung Hải. Mặc dù Iran chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ các lệnh trừng phạt của phương Tây, nhưng qua nhiều năm, quốc gia này đã cho thấy rằng họ có thể tự cung tự cấp, mang lại một vị trí độc lập tuyệt đối trong nền chính trị thế giới”, học giả chỉ ra.
Theo ông Knyazev, SCO đang ở giai đoạn phát triển rất quan trọng nhưng vẫn mang tính chuyển tiếp. Ông tin rằng các quốc gia khác nhau vẫn có những kỳ vọng khác nhau đối với SCO.
“Tôi nghĩ sự chuyển đổi toàn cầu đang diễn ra trong toàn bộ hệ thống quan hệ quốc tế trên thế giới sẽ trở thành chất xúc tác cho tính tự quyết của SCO. Không thể loại trừ khả năng đến một lúc nào đó, SCO sẽ được coi không phải là một tổ chức khu vực, mà là một nhân tố toàn cầu có vai trò quan trọng”, đại diện Knyazev kết luận.
SCO phát huy 'Tinh thần Thượng Hải'
Ngày 5/5, Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương cho rằng là một tổ chức đóng vai trò xây dựng quan trọng trong các vấn đề của khu vực và quốc tế, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO - gồm Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Pakistan, Tajikistan và Uzbekistan) cần phát huy "Tinh thần Thượng Hải" trong bối cảnh tình hình quốc tế đan xen, đồng thời nỗ lực xây dựng cộng đồng SCO chung vận mệnh.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Ấn Độ, phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao SCO ở bang Goa, miền Tây Ấn Độ, Bộ trưởng Tần Cương cho rằng thế giới hiện đang đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng và thách thức. Trong bối cảnh đó, ông đề xuất các quốc gia thành viên SCO giữ vững quyền tự chủ chiến lược, tăng cường đoàn kết, tin cậy lẫn nhau để đối phó với các thách thức. Ông kêu gọi các nước ủng hộ lẫn nhau trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh và lợi ích phát triển, đồng thời tăng cường hợp tác an ninh để bảo vệ hòa bình khu vực. Ông nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục chống chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa ly khai và chủ nghĩa cực đoan, cũng như các hoạt động buôn bán ma túy và tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia.
Bộ trưởng Tần Cương cũng kêu gọi SCO thúc đẩy sự phát triển chung, tuân thủ công lý và sự công bằng để cải thiện quản trị toàn cầu, đồng thời tập trung cho phát triển dài hạn và tăng cường xây dựng cơ chế. Ông cũng kêu gọi hoàn tất có trật tự tiến trình kết nạp Iran và Belarus vào SCO để thúc đẩy hiệu quả hơn sự gắn kết, thực thi và tầm ảnh hưởng của SCO.
Trước đó cùng ngày, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao SCO đã khai mạc tại bang Goa dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Ngoại giao nước chủ nhà Subrahmanyam Jaishankar. Trực tiếp tham dự hội nghị có bộ trưởng ngoại giao của tất cả các nước thành viên SCO.
Hướng phát triển mới của cấu trúc khu vực Trung Đông sau khi Saudi Arabia gia nhập SCO Quyết định gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) của Saudi Arabia có thể là thời điểm thuận lợi để SCO hình thành và sắp xếp các kịch bản trong tương lai nhằm định hình các khối khu vực và quốc tế mới. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) trong chuyến thăm Saudi Arabia tháng 12/2022. Ảnh: Reuters Ngày...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Yếu tố khiến giới quân sự toàn cầu quan tâm 'giải mã' không chiến Ấn Độ-Pakistan

Phó Tổng thống Vance: Xung đột Ấn Độ - Pakistan không phải là việc của Mỹ

Bộ trưởng Thương mại Mỹ đề cập tới việc công bố hàng loạt thỏa thuận thương mại

Wikipedia yêu cầu xem xét Đạo luật An toàn Trực tuyến của Anh

Hình ảnh đầu tiên về lễ diễu binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng tại vùng Viễn Đông Nga

Máy bay trực thăng rơi xuống vực sâu, 6 người thiệt mạng

Xe bán tải đâm vào cột điện, 3 người trong một gia đình tử vong thương tâm

Tổng thống Trump dự kiến bãi bỏ quy định kiểm soát chip AI từ thời Biden

Anh trở thành quốc gia đầu tiên đạt thỏa thuận thuế quan với Mỹ

Mỹ Latinh hân hoan chào đón tân Giáo hoàng

Hàm ý địa chính trị từ chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung Quốc

EU ra cảnh báo cứng rắn nếu đàm phán với Mỹ thất bại
Có thể bạn quan tâm

Huy Ma tình cảnh đáng thương hậu mắc bệnh thế kỷ: Lay lắt ở Thái, GĐ bỏ mặc?
Sao việt
15:14:42 09/05/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 24: Nguyên nổi cáu khi nghe Hậu mắng nhiếc ông Nhân
Phim việt
15:12:12 09/05/2025
Chấn động nhất hôm nay: Kiều nữ vua sòng bạc Macau và tài tử Đậu Kiêu nghi "toang", nhà trai mất trắng 218 tỷ đồng?
Sao châu á
15:06:22 09/05/2025
Sau Doãn Hải My, đến lượt Chu Thanh Huyền - vợ Quang Hải - cảnh báo
Sao thể thao
14:50:14 09/05/2025
Chùm ảnh: Hiện tượng 'Crown Flash' Ánh sáng nhảy múa trên bầu trời
Lạ vui
14:48:20 09/05/2025
Trộn thử kem đánh răng với muối và bất ngờ: Vòi nước cũ mốc bao năm sáng bóng chỉ sau 5 phút chùi nhẹ
Sáng tạo
14:45:00 09/05/2025
Jennie (BLACKPINK) tiết lộ quá trình chuẩn bị đầy căng thẳng cho Coachella
Nhạc quốc tế
14:41:36 09/05/2025
Netizen sốc khi biết 2 mỹ nhân cổ trang Việt hot nhất hiện nay hơn nhau 24 tuổi, visual vừa đẹp vừa sang!
Nhạc việt
14:38:09 09/05/2025
Viettel IDC nhận cú đúp giải thưởng an ninh mạng - phát triển bền vững
Thế giới số
14:18:28 09/05/2025
Đi theo thanh niên 19 tuổi, người phụ nữ bị hiếp dâm trong rừng keo
Pháp luật
13:45:50 09/05/2025