Chuyển đổi số trong doanh nghiệp vẫn chậm: Nguyên nhân và vai trò của các ‘ông lớn’ công nghệ
Chuyển đổi số hiện đã trở thành yêu cầu tất yếu với doanh nghiệp và được xem là chìa khóa vận hành doanh nghiệp trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Không chỉ để ứng phó linh hoạt với biến động ngoại cảnh nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực, mà còn là lời giải cho bài toán phát triển bền vững của doanh nghiệp trong kỷ nguyên số.
Viện trưởng Viện Chiến lược Chuyển đổi số Lê Nguyễn Trường Giang. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Dù được nhìn nhận có tác động lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh song quá trình chuyển đổi số trong cộng đồng doanh nghiệp vẫn còn chậm, nhận thức cũng như quá trình đầu tư còn chưa đồng đều khiến quá trình chuyển đổi số đang đối diện với nhiều rào cản.
Vậy doanh nghiệp đã có sự chuẩn bị gì, những khó khăn nào đang chờ đợi doanh nghiệp khi thực hiện quá trình chuyển đổi số? Để giải đáp vấn đề này, phóng viên TTXVN đã phỏng vấn ông Lê Nguyễn Trường Giang, Viện trưởng Viện Chiến lược Chuyển đổi số.
Ông có thể đưa ra đánh giá chung về việc chuyển đổi số trong cộng đồng doanh nghiệp hiện nay?
Tiến trình chuyển đổi số trong cộng đồng doanh nghiệp hiện nay đang gặp một trở ngại lớn, đó là doanh nghiệp chưa có nhận thức rõ và đúng đắn về câu chuyện “Chuyển đổi số là gì?”.
Video đang HOT
Chính vì chưa nắm rõ và chưa hiểu sâu về chuyển đổi số đã dẫn đến việc doanh nghiệp chưa có tư duy hành động chuyển đổi số một cách đúng đắn. Điều này dẫn đến việc khi thực hiện chuyển đổi số trong doanh nghiệp thì doanh nghiệp thực hiện một cách cảm tính, theo phong trào và theo xu hướng chung chứ không phải là điều mà doanh nghiệp cần. Điều này làm cho tiến trình chuyển đổi số trong cộng đồng doanh nghiệp không đạt được mục tiêu đặt ra, bản thân doanh nghiệp cũng chưa coi việc chuyển đổi số là phương thức chuyển đổi cách thức kinh doanh để đạt được hiệu quả. Chính vì vậy, trọng tâm của chuyển đổi số trong doanh nghiệp bị đặt sai chỗ, từ việc hiểu chuyển đổi số là tiến trình tạo ra sự đột phá về năng suất thì chuyển đổi số hiện nay ở doanh nghiệp đang được hình dung là một dự án về công nghệ thông tin.
Một điều quan trọng đối với doanh nghiệp khi thực hiện chuyển đổi số, đó là cần có chiến lược chuyển đổi số toàn diện, từ chiến lược tổng thể đó để cân đối các nguồn lực để biết mình cần làm gì trước, làm gì sau để có hiệu quả cao nhất.
Để chuyển đổi số, doanh nghiệp đang đối diện với những cơ hội và thách thức nào?
Tiến trình chuyển đổi số là không thể đảo ngược nên doanh nghiệp bắt buộc phải tham gia vào quá trình này. Nguyên do là cuộc cách mạng kỹ thuật số đã làm thay đổi đến mọi ngóc ngách của đời sống xã hội.
Tuy nhiên, để chuyển đổi số một cách thuận lợi và tạo ra hiệu quả cao nhất thì doanh nghiệp cần phải nhận thức rõ ràng chuyển đổi số là gì, phải hiểu được thực trạng doanh nghiệp mình và điều quan trọng là nếu chuyển đổi số thì chuyển đổi cái gì, chuyển đổi từ đâu và chuyển đổi đi đến đâu.
Hiện nay, doanh nghiệp có xu hướng chung là tìm mô hình chuyển đổi số ở những doanh nghiệp khác và đem về doanh nghiệp mình, tuy nhiên không có mẫu hình nào phổ quát và phù hợp chung cho mọi doanh nghiệp. Bởi mỗi doanh nghiệp có đặc thù riêng và tiến trình chuyển đổi số đòi hỏi doanh nghiệp thiết kế riêng cho mình một phương thức đặc thù riêng. Chính vì vậy, doanh nghiệp phải bắt đầu từ chính mình thì mới có thể chuyển đổi số hiệu quả.
Ông đánh giá thế nào về vai trò dẫn dắt, hỗ trợ của các tập đoàn công nghệ lớn đối với các doanh nghiệp nhỏ trong câu chuyện chuyển đổi số?
Vai trò của các tập đoàn công nghệ lớn đối với các doanh nghiệp nhỏ trong câu chuyện chuyển đổi số có hai ý nghĩa.
Điều đầu tiên là các tập đoàn công nghệ có vai trò là đầu tàu về mặt công nghệ, việc sử dụng công nghệ hiện đại cần nguồn đầu tư lớn, đòi hỏi những thử nghiệm và trải nghiệm để có được những kết luận việc sử dụng công nghệ có hiệu quả hay không. Đối với doanh nghiệp nhỏ, việc triển khai những công việc này đòi hỏi đầu tư rất lớn và thậm chí đôi khi không thể triển khai được.
Vì vậy việc triển khai những công nghệ tại các tập đoàn lớn được ví như đầu tàu kéo giúp các doanh nghiệp nhỏ có được sự hỗ trợ để đánh giá được tiềm năng của công nghệ đó với doanh nghiệp của mình.
Một vấn đề hiện nay đang diễn ra, đó là việc chuyển giao từ các tập đoàn lớn đến các doanh nghiệp nhỏ đang rất máy móc dẫn đến việc các doanh nghiệp nhỏ đang bị sa vào cái “bẫy” mua sản phẩm và dịch vụ công nghệ chứ không hoàn toàn thay đổi được cách thức quản lý.
Ông có nhận định như thế nào về khả năng hiện thực hóa mục tiêu chuyển đổi số của Việt Nam trong thời gian tới?
Việc hiện thực hóa mục tiêu chuyển đổi số của Việt Nam trong thời gian tới vừa có thuận lợi và cũng có khó khăn.
Thuận lợi là việc doanh nghiệp nhận thức rõ là cần tham gia vào tiến trình chuyển đổi số. Tuy nhiên khó khăn đi cùng là doanh nghiệp chưa thực sự hiểu rõ chuyển đổi số như thế nào.
Một thuận lợi nữa, đó là xu hướng chung của kinh tế Việt Nam và sự thúc đẩy các chính sách của nhà nước đang thể hiện rõ những điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia vào tiến trình chuyển đổi số, tuy nhiện, việc cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ tới doanh nghiệp lại đang là trở ngại. Và nếu không giải quyết được những trở ngại thì những chính sách mà nhà nước tạo ra sẽ không khai thác được.
Một điều nữa, tiến trình chuyển đổi số đòi hỏi sự thay đổi lớn về năng lực con người của doanh nghiệp, nhân lực của doanh nghiệp phải có năng lực số để có thể thực hiện hiệu quả tiến trình chuyển đối số. Tuy nhiên, khó khăn đang đặt ra là doanh nghiệp chưa có đội ngũ lao động có năng lực số để có thể đáp ứng và thích nghi với tiến trình này.
Xin cảm ơn ông!
Đã có 536,6 triệu hóa đơn điện tử được phát hành
Tổng cục Thuế cho biết, đến hết tháng 6, đã có 851.372 tổ chức, doanh nghiệp, chi nhánh (đạt 100% tổng số tổ chức, doanh nghiệp, chi nhánh đang sử dụng hóa đơn có nhu cầu đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử) và 65.576 hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo phương pháp kê khai đã đăng ký và chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử.
Thời gian qua, ngành thuế luôn đẩy mạnh chuyển đổi số và cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Ảnh tư liệu: TTXVN
Cũng đến thời điểm này, số lượng hóa đơn điện tử đã được phát hành là 536,6 triệu hóa đơn. Trong số đó, tại 57 tỉnh, thành phố triển khai giai đoạn 2, số lượng tổ chức, doanh nghiệp, chi nhánh đang sử dụng hóa đơn có nhu cầu đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử đã đăng ký thành công trên hệ thống hóa đơn điện tử là 377.484 (đạt 100%); số hộ cá nhân kinh doanh theo phương pháp kê khai đã đăng ký và chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về hoá đơn, chứng từ có hiệu lực và Thông tư 78/2021/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế, Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ là 42.701.
Như vậy, tổng số lượng hóa đơn đã tiếp nhận và xử lý của 57 cục thuế là 109,3 triệu hóa đơn.
Tổng cục Thuế cho biết, trong thời gian tới, cơ quan thuế tiếp tục tiếp nhận và xử lý tờ khai đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp mới; tiếp nhận và cấp mã cơ quan thuế cho hóa đơn điện tử của doanh nghiệp thuộc trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã; tiếp nhận dữ liệu hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế....
Đồng thời, ngành thuế sẽ đẩy mạnh các hình thức khuyến khích sử dụng hóa đơn điện tử của người nộp thuế thông qua các hoạt động như quay số hóa đơn may mắn...
Chuyển đổi số giúp cơ quan, doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi Phương pháp tiếp cận Data-Centric (lấy dữ liệu làm trung tâm), bộ giải pháp tổng thể các nền tảng chuyển đổi số sẽ giúp các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thay đổi phương thức điều hành, từ cách truyền thống dựa trên nghiệp vụ đơn lẻ sang điều hành dựa trên số liệu. Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng chia sẻ về triển...