‘Chuyển đổi số tìm giải pháp bứt phá sau Covid-19′
Là chủ đề của hội thảo do Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam ( VACOD) tổ chức tại TP.HCM hôm 27.11 quy tụ 11 diễn giả là những chuyên gia kinh tế, thương mại điện tử.
Hội thảo nhằm thúc đẩy cơ hội giao thương, quảng bá và tìm ra những giải pháp tăng trưởng bứt phá sau Covid-19
Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được phê duyệt giữa năm 2020, trong đó, Việt Nam đặt mục tiêu thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử ( EGDI). Theo đó, chuyển đổi số không chỉ giúp tăng năng suất, giảm chi phí mà còn mở ra không gian phát triển mới, tạo ra các giá trị mới ngoài các giá trị truyền thống vốn có, góp phần vào sự tồn tại và phát triển bền vững của các doanh nghiệp.
Hội thảo chuyển đổi số từ vượt trội đến dẫn đầu trong kỷ nguyên “bình thường mới” được tổ chức hôm 27.11 tại TP.HCM quy tụ 11 chuyên gia kinh tế, công nghệ và lãnh đạo doanh nghiệp đã chuyển đổi số thành công. Phần trình bày của các diễn giả cung cấp cái nhìn tổng thể về môi trường kinh tế vĩ mô, xu hướng tiêu dùng của người Việt, các giải pháp công nghệ – thương mại điện tử tiên tiến và câu chuyện chuyển đổi thành công của doanh nghiệp hàng tiêu dùng lớn.
Video đang HOT
Giáo sư Hà Tôn Vinh, Chủ tịch Học viện Stellar Management, phân tích sự thay đổi của tâm lý người dùng trong thời cách mạng 4.0: “Hiện tại, ở Việt Nam vẫn đang còn dùng nhiều app để mua hàng, dịch vụ… Trong tương lai, ngay cả các app cũng sẽ dần biến mất, vì công nghệ nhận dạng qua vân tay và mắt của người dùng cho phép chính xác, bảo mật tuyệt đối. Bạn sẽ không còn lo cảnh bị cướp ở ngoài đường vì trên người không cần mang theo tiền mặt mà vẫn tiêu dùng được mọi thứ mình muốn”.
Tăng tốc chuyển đổi số để phát triển chính phủ điện tử
Hội thảo quốc gia về Chính phủ điện tử (eGov) lần thứ 15 dưới sự bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Chính phủ và UBND TP.HCM vừa diễn ra tại TP.HCM.
Các khách mời tham gia chia sẻ về đường hướng phát triển chính phủ điện tử
Tại hội thảo, các lãnh đạo chính phủ, bộ ngành, tỉnh thành chia sẻ, thảo luận về lộ trình phát triển Chính phủ điện tử, chuyển đổi số ngành nghề và địa phương, cũng như lắng nghe ý kiến của các chuyên gia trong nước và quốc tế.
Với chủ đề "Phát triển chính phủ điện tử thúc đẩy dịch vụ công trực tuyến hướng đến chính phủ số - mô hình và giải pháp", sự kiện được đồng tổ chức bởi Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế tại Việt Nam (IDG Việt Nam), Hội Truyền thông số Việt Nam phối hợp với Cục Kiểm soát Thủ tục Hành chính, Cục Tin học hóa, Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM.
Nhiệm vụ chính của Hội thảo là thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong mảng Chính phủ điện tử, hướng đến mô hình Chính phủ số, nhằm mang lại nhiều giá trị phục vụ cho người dân và doanh nghiệp. Với vai trò điều phối Phiên tọa đàm cấp cao duy nhất của Hội thảo, ông Trương Gia Bình - Phó chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT, đã trực tiếp thảo luận và đặt câu hỏi với đại diện các bộ ban ngành về những thành tựu, thách thức, cũng như tìm các giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong quá trình ứng dụng công nghệ trong các dịch vụ công trực tuyến và phát triển chính phủ số.
Ông Bình khẳng định: "Để phát triển chính phủ điện tử từ cấp bộ ngành đến các cục vụ, từ trung ương đến địa phương, quan trọng nhất là phải bắt đầu từ việc đơn giản hóa, cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm thủ tục, đừng chạy theo số lượng mà hãy quan tâm đến chất lượng dịch vụ hành chính công trực tuyến. Làm sao cho người dân cảm thấy thuận lợi, dễ dàng nhất , phải truyền thông để người dân biết, xây dựng được cho người dân niềm tin về việc nhà nước đang nỗ lực thế nào trong phát triển chính phủ điện tử. Đây sẽ là những nhân tố tăng tốc phát triển chính phủ điện tử với mục tiêu coi người dân, doanh nghiệp là trung tâm mà Việt Nam đang hướng tới".
Nhiều vấn đề nóng được đưa ra thảo luận tìm giải pháp như "Sáng tạo, năng động trong hoạt động quản lý logistics", "Chuyển đổi số ngành giáo dục và xây dựng môi trường giáo dục 4.0", "Chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng". Trong phiên hội thảo chuyên đề, nhằm hỗ trợ chính phủ thúc đẩy phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số, FPT cũng giới thiệu xu hướng về mô hình chuyển đổi số trong y tế - mô hình lưu trữ dữ liệu trên nền tảng số phục vụ ngành y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam.
Phát biểu trong khuôn khổ tọa đàm, ông Dương Anh Đức, Phó chủ tịch UBND TP.HCM chia sẻ: "Chuyển đổi số thành phố bắt nguồn từ việc kế thừa những thành quả đã có, tận dụng mọi nguồn lực công tư kết hợp, có cơ chế lựa chọn các sản phẩm, giải pháp chuyển đổi số tốt để đưa vào ứng dụng được ngay. Để làm được điều đó, lãnh đạo thành phố đóng vai trò vừa tích cực thúc đẩy vừa hỗ trợ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển năng lực. Chính quyền phải đóng vai trò kết nối, để tất cả các lực lượng cùng tham gia chuyển đổi số, góp phần xây dựng chính quyền số hiệu quả, phục vụ người dân tốt, phát triển nền kinh tế số mang lại giá trị thặng dư cao hơn".
Các đại biểu trong khuôn khổ tọa đàm
Ông Dương Anh Đức chia sẻ thêm, chuyển đổi số là một quá trình nhiều bước, trong đó ngoài việc phát triển dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, thì xây dựng nền tảng dữ liệu cũng là một nhiệm vụ thiết yếu, bởi "dữ liệu là kho tài sản lớn của mọi quốc gia, được ví quý hơn dầu mỏ vì càng dùng thì càng tạo ra nhiều giá trị".
Chia sẻ tại hội thảo, ông Trương Gia Bình cũng cho biết với hơn 20 năm kinh nghiệm trong việc triển khai các giải pháp xây dựng Chính quyền điện tử cho nhiều bộ ngành, tỉnh thành tại Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới, FPT đã hỗ trợ tư vấn chuyển đổi số, xây dựng khung kiến trúc chính quyền điện tử, phát triển nền tảng tích hợp, liên thông dữ liệu, giúp tăng khả năng cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao cho người dân, doanh nghiệp dựa trên nền tảng dữ liệu.
VinaPhone chính thức phát sóng 5G tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào tháng 12/2020 Người dùng di động sẽ được trải nghiệm mạng VinaPhone 5G với tốc độ tối đa lên tới 2,2Gbps, tốc độ trung bình cao gấp 10 lần 4G hiện nay. Bộ Thông tin & Truyền thông (Bộ TTTT) chính thức cho phép Tập đoàn VNPT thử nghiệm thương mại 5G tại các băng tần 2.600MHz, 3.700- 3.800MHz (C-Band). VNPT cũng là đơn vị...