Chuyển đổi số là “cuộc đua” sống còn của doanh nghiệp bất động sản?
Hiện nay, mức độ thành công của các doanh nghiệp BĐS đang phần nào thể hiện qua tốc độ chuyển đổi số và số hóa hệ sinh thái kinh doanh.
Theo báo cáo kinh tế số Đông Nam Á của Google, Temasek và Bain&Company, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế số tại Việt Nam trong 5 năm tới sẽ cao thứ hai khu vực (29%), chỉ sau Philippines (30%). Doanh nghiệp Việt đã bước sang giai đoạn có nhiều ứng dụng công nghệ vào một số khu vực trọng điểm, như: Tìm kiếm khách hàng, tăng tính tương tác, chốt đơn hàng; Quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh cốt lõi.
Nhiều doanh nghiệp xem chuyển đổi là cuộc đua sống còn trên hành trình phát triển doanh nghiệp. Bởi theo các chuyên gia, ngành công nghiệp BĐS đã thay đổi rất nhiều trong thập kỷ qua, và các công nghệ mới đang có những tác động hữu hiệu đến cách thức các nhà kinh doanh BĐS thực hiện công việc hằng ngày của họ.
Việc chuyển đổi số đang mở ra cho doanh nghiệp BĐS cơ hội tiếp cận khách hàng nhanh chóng, hiệu quả với chi phí rẻ hơn, đồng thời, sẽ trở thành xu hướng tất yếu để phát triển thị trường bất động sản ổn định, minh bạch.
Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp bất động sản hiện nay đã bắt đầu thực hiện các dự án chuyển đổi số.
Đơn cử mới đây, Tập đoàn BĐS An Gia (AGG) chính thức hoàn thành cột mốc chuyển đổi số đầu tiên bằng sự kiện công bố vận hành hệ thống quản trị doanh nghiệp SAP S/4HANA do FPT IS – thành viên của Tập đoàn FPT tư vấn triển khai.
Đại diện đơn vị này cho biết, ứng dụng thành công hệ thống quản trị doanh nghiệp SAP là cột mốc quan trọng trong hành trình chuyển đổi số của công ty. Đồng thời, thể hiện sự kiên định với chiến lược phát triển của đội ngũ ban lãnh đạo trong bối cảnh nền kinh tế chịu nhiều tác động của Covid-19.
Theo đó, sau hơn 6 tháng triển khai, Tập đoàn này đã chính thức vận hành bộ giải pháp đặc thù cho ngành bất động sản dựa trên nền tảng SAP S/4HANA cho khoảng 40 công ty thành viên, dưới sự tư vấn của FPT IS. Theo đó, bộ giải pháp công nghệ thông tin cho tất cả các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp bao gồm phát triển sản phẩm, số hóa sản phẩm; hệ thống quản trị sản xuất tự động và thông minh; hệ thống quản trị tổng thể nguồn lực doanh nghiệp thông minh; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu bao gồm: sản phẩm, khách hàng, nguồn nhân lực, vật liệu, nhà cung ứng; xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại và thông minh.
Video đang HOT
Đặc biệt, thông qua công nghệ đám mây “RISE with SAP”, hệ thống không chỉ đảm bảo sự minh bạch trong mọi hoạt động như pháp lý, bán hàng, vận hành, kiểm toán… mà còn xây dựng kênh huy động vốn đa dạng, tối đa hoá dòng tiền, kiểm soát tốt các rủi ro tài chính.
Hay, mới đây, Công ty cổ phần Phát triển bất động sản FILMORE cũng đã thực hiện triển khai dự án SAP ERP, nhằm xây dựng hệ sinh thái số hiện đại, giúp tối ưu hoạt động quản trị công ty, gia tăng hiệu quả đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh. Dự án đã ứng dụng bộ giải pháp chuyên biệt cho ngành bất động sản do FPT IS phát triển trên nền tảng SAP S/4HANA, có khả năng đáp ứng đầy đủ chuỗi giá trị và quy trình nghiệp vụ phức tạp của ngành. Qua đó, FILMORE sẽ được trang bị các giải pháp quản lý chuyên sâu bao gồm tài chính kế toán, quản lý vòng đời dự án, quản lý chất lượng dự án, quản trị quan hệ khách hàng…
TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế cho rằng, trước những tác động tiêu cực, kéo dài của đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp BĐS đã có sự điều chỉnh nhanh nhạy với tình hình của thị trường bằng việc đưa công nghệ số vào bán hàng.
Với việc đưa ứng dụng công nghệ số tham gia vào các hoạt động của thị trường BĐS, đã giúp hình thành ra một hệ sinh thái mới mở ra cơ hội tiếp cận sản phẩm cho khách hàng một cách dễ dàng hơn. Doanh nghiệp cũng có thêm những phương thức bán hàng mới trong hoàn cảnh phải giãn cách do dịch bệnh, vì vậy công nghệ số đang đóng vai trò quan trọng.
Chuyển đổi số là “cuộc đua sống còn” của doanh nghiệp BĐS
Theo vị chuyên gia này, dù điểm xuất phát về chuyển đổi số trong bất động sản chậm hơn so với các lĩnh vực khác như tài chính, ngân hàng…, song đây là xu hướng tất yếu và cần chuyển đổi nhanh. Những công nghệ mới như Blockchain, AI,… ứng dụng vào lĩnh vực bất động sản đã và sẽ làm thay đổi mạnh mẽ cách thức giao dịch, mua bán, cho thuê và quản lý… theo hướng hiệu quả hơn, mang lại lợi ích cho xã hội.
Còn ông David Jackson, Tổng giám đốc Colliers Việt Nam khẳng định, chuyển đổi số là cuộc đua sống còn của doanh nghiệp nói chung, BĐS nói riêng. Đây chính là nền tảng nâng cao sự cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường nhiều biến động.
Vị chuyên gia này cho hay, một xu hướng quan trọng trong lĩnh vực BĐS hiện nay mang tên Proptech (property technology) – ứng dụng công nghệ thông tin và kinh tế nền tảng (platform economics) vào lĩnh vực bất động sản.
Về cơ bản, Proptech có thể ứng dụng vào nhiều hình thức kinh doanh đa dạng, chẳng hạn như: Thuê văn phòng, giao dịch BĐS online, quản lý, vận hành các toà nhà bằng các giải pháp thông minh….
Đối với các chủ đầu tư, công nghệ giúp mang đến những lợi ích như: Thu thập dữ liệu nhanh chóng và chính xác hơn, bao gồm cả dữ liệu trong thời gian thực (real-time date), từ đó, chủ đầu tư có thể đưa ra các quyết định chính xác hơn, tránh việc phải đưa ra các quyết định cảm tính. Thông qua phân tích dữ liệu, các chủ đầu tư có thể nắm bắt được các xu hướng lớn, quan trọng để có quyết sách, chiến lược phù hợp.
Proptech cũng giúp các giao dịch có thể diễn ra ở mọi thời điểm trong ngày thay vì chỉ phụ thuộc vào các sự kiện (event) hoặc các đại lý bán hàng.
Ngoài ra, các đơn vị quản lý toà nhà cũng có thể thay thế nhiều quá trình cũ kém hiệu quả và thay bằng những giải pháp mới “gần” hơn với đòi hỏi từ thực tế sử dụng.
“Lợi ích của chuyển đổi số là góp phần giúp thị trường minh bạch hơn khi mà cả chủ đầu tư lẫn người mua đều dễ dàng tìm kiếm các thông tin liên quan; Kết nối các chủ đầu tư với khách hàng tiềm năng một cách chính xác và hiệu quả hơn; Giúp việc giao dịch diễn ra nhanh chóng, tiện lợi hơn; giúp các nhà đầu tư không có nhiều vốn vẫn có thể tìm kiếm lợi nhuận thông qua các mô hình đầu tư mới mẻ”, chuyên gia Colliers Việt Nam nhấn mạnh.
Tuy nhiên, theo ông David Jackson, để ứng dụng Proptech một cách hiệu quả nhất trong giai đoạn hiện tại, các doanh nghiệp BĐS cần phải biết cách khai thác sức mạnh của Dữ liệu lớn (Big Data) và Trí tuệ nhân tạo (AI). Mặc dù có thể thu được rất nhiều lợi ích vượt trội nhưng các doanh nghiệp cũng cần lưu ý đến một số vấn đề có thể phát sinh, chẳng hạn như nguy cơ rò rỉ thông tin cá nhân của khách hàng.
Đồng thời, ứng dụng Proptech cũng đòi hỏi một quy trình bài bản, đầu tư nhiều về vốn, thời gian, nhân lực. Vậy nên, các doanh nghiệp cần có lộ trình ứng dụng phù hợp với điều kiện riêng của chính mình.
“Dù vậy, các doanh nghiệp BĐS không thể chọn thái độ “đứng sang một bên” vì đây là xu thế quyết định đến thành công của họ khi mà công nghệ đang phát triển nhanh chóng trong bối cảnh Việt Nam có lực lượng dân số trẻ đông đảo và ngày càng tiếp cận công nghệ sâu rộng, thông minh hơn”, chuyên gia Colliers Việt Nam nhấn mạnh.
Tp.HCM: Hàng chục dự án bất động sản ách tắc do thủ tục
Hiện ở Tp.HCM, có nhiều doanh nghiệp tự thương lượng giá đất, giải phóng mặt bằng để có quỹ đất sạch và tự bỏ vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở xã hội cho thuê nhưng do vướng thủ tục nên chưa thể triển khai.
Mới đây, Hiệp hội BĐS Tp.HCM (HoREA) tổng hợp các kiến nghị của 57 doanh nghiệp BĐS về việc tháo gỡ vướng mắc liên quan thủ tục đầu tư xây dựng của 64 dự án BĐS, nhà ở thương mại, nhà ở xã hội.
Chẳng hạn như, dự án chung cư nhà ở xã hội Nam Lý ở số 91A Đỗ Xuân Hợp (P.Phước Bình, Tp.Thủ Đức) của Công ty cổ phần Địa ốc Thảo Điền. Dự án này hơn mười năm chưa triển khai được chỉ vì còn thiếu thủ tục giao đất cho chủ đầu tư.
Hay, dự án Dragon City ở xã Phước Kiển (huyện Nhà Bè) của Công ty CP Địa ốc Phú Long hơn 16 năm không thể triển khai do vẫn còn một căn nhà trên khu đất và một số hộ không chịu di dời. Dự án khu nhà ở thương mại Phú Định Riverside của Công ty TNHH MTV Địa ốc Sài Gòn Nam Đô chưa thông qua được thủ tục thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi khiến thủ tục đầu tư dự án ách tắc.
Ngoài ra, rất nhiều dự án không thể thực hiện thủ tục cấp "sổ hồng" cho người mua nhà, chẳng hạn như, Tổng công ty CP Địa ốc Sài Gòn cũng gặp tình trạng tương tự ở dự án nhà ở xã hội An Phú Đông, Q.12.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, hiện ở Tp.HCM, có nhiều doanh nghiệp tự thương lượng giá đất, giải phóng mặt bằng để có quỹ đất sạch và tự bỏ vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở xã hội cho thuê nhưng do vướng thủ tục nên chưa thể triển khai.
Theo đó, HoREA đề nghị UBND Tp.HCM chỉ đạo các sở, ngành, UBND các quận, huyện, Tp.Thủ Đức khẩn trương xem xét, tháo gỡ các vướng mắc đối với các dự án nhà ở xã hội, nhà ở thương mại không thuộc diện bị rà soát pháp lý.
Bất động sản công nghiệp 'dậy sóng' Giá thuê và tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp (KCN) tăng đang khiến thị trường bất động sản (BĐS) công nghiệp "dậy sóng" và thu hút nhiều "ông lớn" BĐS lên kế hoạch đầu tư mạnh tay vào phân khúc này. Tỷ lệ lấp đầy KCN tăng Sau hơn 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, nhiều phân khúc, thị...