Chuyển đổi số gặp khó vì thiếu nhân lực chuyên môn
Chuyển đổi số mới bắt đầu tại Việt Nam nên dù nhận nhiều sự quan tâm, đầu tư, lĩnh vực này vẫn còn tồn tại một số hạn chế, vướng mắc, đặc biệt ở mảng nhân sự kỹ thuật cao.
Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, chuyển đổi số đã tạo ra tài nguyên mới là dữ liệu, trở thành nguồn lực cho kinh tế số phát triển, mở ra không gian phát triển mới cho đất nước.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá chuyển đổi số đã mở ra không gian phát triển mới cho đất nước
“Muốn chuyển đổi số phải cần nhanh chóng phát triển hạ tầng băng thông rộng, các nền tảng số quốc gia, địa phương do người Việt Nam làm chủ… trên cơ sở huy động tổng lực, cả hệ thống chính trị, toàn bộ đất nước cho chuyển đổi số”, lãnh đạo Bộ chia sẻ tại phiên họp của Ủy ban Chuyển đổi số quốc gia ngày 27.4.
Nhưng thực trạng hiện nay vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế trong quá trình chuyển đổi số quốc gia. Một trong những nguyên nhân được các tư lệnh ngành chỉ ra là đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin của các bộ, ngành vẫn tư duy theo thói quen triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động nội bộ. Trong khi chuyển đổi số đặt ra sứ mệnh mới, thêm nhiệm vụ điều phối, dẫn dắt chuyển đổi số của ngành, lĩnh vực.
Bên cạnh đó, cơ quan nhà nước các cấp còn khó khăn do thiếu nhân lực chuyên môn, chưa mạnh dạn huy động chuyên gia về công nghệ thông tin hay chuyển đổi số cùng tham gia giải quyết vấn đề.
Video đang HOT
Theo báo cáo tại buổi họp, nhân lực số đang là vấn đề đáng quan tâm. Việt Nam hiện có gần 160 trường có đào tạo chuyên ngành về CNTT, điện tử – viễn thông, an toàn thông tin. Hằng năm, số sinh viên tốt nghiệp thuộc nhóm chuyên môn này vào khoảng 50.000. Nếu tính cả bậc đào tạo nghề ở cao đẳng, trung cấp thì con số này hơn 62.000.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng cho biết trong cơ cấu nguồn nhân lực, tỷ lệ nhân lực kỹ thuật/tổng lao động của nền kinh tế Việt Nam đạt hơn 1%. Đây là tỷ lệ tương đối thấp so với một số quốc gia như Mỹ (4%), Hàn Quốc (2,5%), Ấn Độ (1,78%).
Để nâng tỷ lệ lên tối thiểu 2%, Việt Nam cần đào tạo được không ít hơn 70.000 sinh viên đại học chuyên ngành kỹ thuật mỗi năm, tăng khoảng 40% so với hiện nay. Không chỉ là vấn đề số lượng, chất lượng nhân lực cũng là thách thức lớn. Các công nghệ số đang có tốc độ phát triển nhanh, trong khi đó, chương trình đào tạo lại chưa theo kịp.
Những điển hình như Hàn Quốc, Ấn Độ đã xác định phát triển đại học số là giải pháp quan trọng, đột phá để phát triển, bảo đảm số lượng và chất lượng nguồn nhân lực nói chung và nhân lực số nói riêng. Đại học số, hiểu một cách đơn giản là chuyển đổi số giáo dục đại học, đưa toàn bộ hoạt động của trường đại học, của giảng viên, sinh viên lên môi trường số.
Đó có thể là kinh nghiệm tốt để Việt Nam tham khảo và ứng dụng nhằm thúc đẩy quá trình phát triển số lượng cũng như chất lượng nhân lực để phục vụ cho chuyển đổi số toàn diện ở giai đoạn tới.
Fintech 'khát' nhân lực ngành CNTT
Nhu cầu chuyển đổi số, phát triển công nghệ trong các Fintech tăng cao khiến những doanh nghiệp này phải tìm đủ cách mà vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về nhân lực.
Fintech (công ty trong lĩnh vực công nghệ tài chính) đang trong giai đoạn bùng nổ, do đó nhu cầu về nguồn lực làm công nghệ thông tin (CNTT) ở các doanh nghiệp này đang vô cùng lớn. Tuy nhiên, thị trường vẫn đang thiếu hụt nguồn cung khiến họ phải tìm mọi cách, từ "đãi vàng" tài năng trong trường học tới tiếp cận nhân tài ở thị trường quốc tế.
Fintech vào các trường ĐH để đãi vàng từ sớm nhằm tìm kiếm nhân lực CNTT từ nguồn
Theo báo cáo thị trường năm 2021 của TopDev, nhân lực CNTT tại Việt Nam đang thiếu hụt và chưa thể lấp đầy trong tương lai gần. Năm ngoái, cả nước cần khoảng 450.000 người cho lĩnh vực này nhưng số lập trình viên hiện tại ước đạt 430.000, thiếu 20.000 vị trí so với nhu cầu. Chi tiết hơn, báo cáo chỉ ra chỉ khoảng 16.500 sinh viên (gần 30%) trong tổng 55.000 sinh viên chuyên ngành CNTT đáp ứng kỹ năng, yêu cầu của doanh nghiệp cần.
Nhu cầu được dự báo còn tăng cao khi vài năm gần đây Việt Nam trở thành điểm đến của những thương hiệu công nghệ hàng đầu thế giới, liên tiếp mở các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D), nhà máy/khu công nghiệp thông minh. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp công nghệ lớn trong nước như Viettel, VNPT, Vingroup... cũng liên tiếp chiêu mộ nhân tài, đặc biệt là người thuộc lĩnh vực mới như AI (trí tuệ nhân tạo), Big Data (dữ liệu lớn), ML (máy học - machine learning), đám mây... càng khiến nguồn cung cạn kiệt.
Trao đổi với Thanh Niên tại buổi tọa đàm "Để an toàn trong các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt" diễn ra hôm 30.3, bà Trương Cẩm Thanh - đại diện ví điện tử ZaloPay chia sẻ thẳng thắn nguồn nhân lực CNTT tại Việt Nam đang "không dôi dư". Lãnh đạo đơn vị cho biết đang phải cố gắng rất nhiều phương án khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn lực.
"Là một Fintech trong lĩnh vực startup, chúng tôi giờ vừa tìm cách để người lao động gắn bó, vừa làm sao tiếp cận nguồn nhân lực cho tương lai. ZaloPay đang cố gắng làm rất nhiều dự án, từ phối hợp với các trường đại học để tìm kiếm tài năng từ khi còn là sinh viên, tới vừa học vừa làm để các em có thể có kiến thức lẫn kinh nghiệm thực tế nhằm bù đắp cho nguồn lực về sau. Chưa kể phải tính tới phương án tìm kiếm tài năng từ nước ngoài", bà Thanh tâm sự.
Nhân sự cho CNTT đã trở thành vấn đề trường kỳ không chỉ của các FinTech mà còn đúng với ngành tài chính ngân hàng trong giai đoạn bùng nổ 4.0 như hiện nay. Theo Phó giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số HDBank Nguyễn Đức Dũng, điều khó nhất là nhân lực mảng này vừa phải có kiến thức công nghệ, lại hiểu biết tài chính ngân hàng, quan trọng hơn cả là năng động để bắt kịp những thay đổi. "Tìm được nhân sự thế này là rất khó", ông Dũng nói.
Ngoài quy trình tuyển dụng truyền thống, ngân hàng này đang tập trung vào tìm kiếm nhân tài từ khi còn ngồi ghế đại học, đồng thời thí điểm trung tâm chuyển đổi số cho phép nhân viên làm hoàn toàn từ xa. Điều này tạo cơ hội cho doanh nghiệp tận dụng được nguồn nhân lực số ở mọi nơi trên Việt Nam, không còn giới hạn về mặt địa lý.
Phó giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số HDBank Nguyễn Đức Dũng tại buổi tọa đàm "Để an toàn trong các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt"
Theo ông Nguyễn Bá Diệp - Đồng sáng lập kiêm Phó chủ tịch Ví điện tử MoMo, Việt Nam thực sự thiếu người có trình độ cao làm CNTT từng có kinh nghiệm quản lý hệ thống lớn tới hàng chục triệu khách hàng. Bản thân MoMo cũng đang đào tạo nhân sự từ năm đại học thứ ba để khi ra trường sẽ kịp cống hiến. "Đợi 5 năm ra trường rồi mới vào thì không làm nổi", ông Diệp chia sẻ thêm. Hiện MoMo đang phải sử dụng nhân sự nước ngoài, ví dụ CFO (Giám đốc tài chính) là một người Mỹ, còn bộ phận nhân sự có một quản lý người Nga.
"Chúng ta cũng có thể nghĩ tới những ưu đãi để thu hút nhân tài, nhân sự mới, dù là người nước ngoài hay đồng bào trở về Việt Nam để xây dựng quê hương", lãnh đạo MoMo gợi ý.
Bên cạnh thiếu hụt nguồn cung nhân sự, các Fintech tại Việt Nam cũng đang gặp khó khi chờ đợi một hành lang pháp lý cụ thể để có định hướng hoạt động một cách hiệu quả nhất, bắt kịp xu thế Công nghiệp 4.0.
6 định hướng chuyển đổi số năm 2022 Với hơn 800 đại biểu tham gia ở 96 điểm cầu trực tuyến cả nước, chương trình nhằm phổ biến định hướng, nhiệm vụ chuyển đổi số năm 2022 cho lãnh đạo, cán bộ của các đơn vị chuyên trách công nghệ thông tin (CNTT). Chương trình bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số năm 2022 cho lãnh đạo, cán bộ của...