Chuyển đổi số cần đồng bộ
Tình trạng mạnh ai nấy làm có thể khiến việc chuyển đổi số khó ráp thành hệ thống thống nhất
Trên tiến trình cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 mà Việt Nam đang quyết tâm đẩy mạnh, một trở ngại trong giai đoạn triển khai hệ sinh thái chuyển đổi số trên quy mô rộng là sự đồng bộ cả về công nghệ lẫn ứng dụng. Nếu không có giải pháp thống nhất thì điều đó sẽ ảnh hưởng tới việc vận hành sau này của cả nền tảng.
Tương thích và có thể dùng chung
Trở ngại ở đây là tính tương thích và dùng chung. Thực tiễn cho thấy trước đây đã có tình trạng mạnh ai nấy làm, dẫn tới hậu quả là hiện khó ráp lại thành một hệ thống thống nhất. Ngay cả những dự án, công trình đầu tư mới cũng ẩn chứa những nguy cơ về tính tương thích để đồng bộ.
Người dân Quảng Bình đăng ký tham gia BHXH tự nguyện
Gần đây, từ Chính phủ cho tới một số địa phương đang triển khai mạnh chuyển đổi số, trong đó có hội họp không giấy tờ. Cùng với phương thức họp trực tuyến đã được ứng dụng rộng rãi và cho thấy tính hiệu quả cao, nay tới giai đoạn số hóa nội dung các cuộc họp, không dùng văn bản giấy – ngay cả việc ghi chép hay bỏ phiếu.
Tuy nhiên, hiện việc chuyển đổi đang gặp thách thức là liệu các công nghệ họp không giấy này có thể liên thông, đồng bộ? Chẳng hạn, hiện nay, hệ thống e-Cabinet của Chính phủ và các địa phương do những doanh nghiệp công nghệ khác phát triển. Theo các chuyên gia công nghệ, nhà nước cần xây dựng và ban hành những bộ khung tiêu chuẩn chung quốc gia và từng ngành, từng lĩnh vực để các đơn vị, địa phương khi xây dựng hệ thống thì bảo đảm được các chuẩn mực cơ bản, có thể liên thông, kết nối vào hệ thống chung quốc gia.
Ai cũng hiểu tầm quan trọng của tuyến đường cao tốc TP HCM – Trung Lương trên hệ thống giao thông nối các tỉnh, thành miền Tây với TP HCM và phần còn lại của đất nước. Thế nhưng, gần 2 năm qua, việc giám sát giao thông trên tuyến đường cao tốc huyết mạch này, do Trung tâm Quản lý – Điều hành giao thông thông minh (ITS) đảm trách, lại bị tê liệt do cơ quan quản lý không làm chủ được hệ thống phần mềm vận hành – mà phụ thuộc hoàn toàn vào nhà thầu Hàn Quốc.
Video đang HOT
Theo ông Nguyễn Văn Thành, Cục trưởng Cục Quản lý đường bộ IV – Bộ Giao thông Vận tải (đơn vị quản lý ITS trên tuyến cao tốc TP HCM – Trung Lương), trung tâm này hiện chưa liên kết với các hệ thống phần mềm, công nghệ tại TP HCM. Ông Thành cho biết một số đơn vị chuyên môn đã tới kiểm tra, tư vấn và đề xuất kinh phí sửa chữa. Tuy nhiên, với riêng phần mềm kết nối ITS thì phải thuê một đơn vị của Hàn Quốc cài đặt lại, bởi đây là nhà thầu đã thực hiện trước đó. Ngoài ra, một số bộ phận khác cũng bị hư hỏng và các đơn vị đã đề xuất thay thế. Tổng kinh phí sửa chữa và khôi phục lại hệ thống này dự tính vào khoảng 2,5 tỉ đồng. Theo ông Thành, sắp tới, đơn vị sẽ đề xuất làm lại phần mềm nhằm chủ động trong công nghệ, không bị lệ thuộc vào đơn vị đã cài đặt trước đó.
Trước đó, hệ thống tín hiệu tự động của đường sắt Việt Nam cũng được giao cho nhà thầu Trung Quốc thực hiện, dẫn tới hậu quả là hoạt động chập chờn, không thể kết nối với những hệ thống mới khi ngành đường sắt cần phát triển.
Đồng bộ thông tin người tham gia BHXH
BHXH Việt Nam là một trong những đơn vị đang tích cực triển khai chuyển đổi số, kết nối với các ban, ngành liên quan. Để phục vụ cho việc quản lý nghiệp vụ chuyên ngành, cơ quan này xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) về hộ gia đình tham gia BHYT; các đơn vị và người tham gia BHXH, BHYT, BHTN; người hưởng hằng tháng; thuốc, hoạt chất và vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật trong danh mục được thanh toán khám chữa bệnh BHYT; hồ sơ thanh toán và giám định chi phí khám chữa bệnh BHYT. Đây là những CSDL có tính chất nền tảng cho việc xây dựng CSDL quốc gia về bảo hiểm.
BHXH Việt Nam cho biết Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang đề nghị xây dựng Nghị định quy định CSDL quốc gia về bảo hiểm. Theo đó, đề án sẽ quy định các nội dung liên quan đến thu thập thông tin trong CSDL; việc cập nhật thông tin cũng như duy trì CSDL quốc gia về bảo hiểm; các đối tượng, phạm vi được khai thác và sử dụng; việc kết nối chia sẻ phải bảo đảm theo quy định của pháp luật về kết nối và chia sẻ dữ liệu số…
Theo ông Đào Việt Ánh, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, năm 2019, ngành bảo hiểm tiếp tục cập nhật mã số và đồng bộ thông tin định danh người tham gia BHXH; quản lý dữ liệu quá trình thu nộp, chi trả BHXH, thông tin đơn vị tham gia BHXH… Trên cơ sở đó, BHXH Việt Nam sẽ đề xuất các hành lang pháp lý cần thiết và tiến hành liên thông, cung cấp thông tin, dữ liệu với các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp.
“Người dân cần theo dõi các thông tin về BHYT, BHXH, BHTN của mình nhằm bảo đảm các quyền lợi hợp pháp, đồng thời cũng làm cơ sở để theo dõi, định hướng về y tế, an sinh xã hội của mình” – ông Ánh nói.
Theo kế hoạch, từ ngày 1-1-2020, BHXH Việt Nam sẽ cấp thẻ BHYT điện tử trên nền CSDL mới thay cho thẻ giấy. Thẻ này có gắn chip để lưu trữ thông tin người bệnh, cho phép xác thực bằng công nghệ sinh trắc học…
Theo Người Lao Động
Đề nghị xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm
Bộ LĐ-TB&XH đang đề nghị xây dựng Nghị định quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm để góp phần thực hiện có hiệu quả chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Xây dựng sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm để góp phần thực hiện hiệu quả chính sách an sinh xã hội
Thiếu đồng bộ hạn chế việc chia sẻ dữ liệu
Tại báo cáo đánh giá tác động của chính sách, Bộ LĐ-TB&XH cho biết, Bảo hiểm xã hội Việt Nam là một trong những đơn vị đi đầu trong công tác ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm, chia sẻ thông tin, giám sát việc thanh toán, chi trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động nghiệp vụ của Ngành đã tạo sự minh bạch, rõ ràng trong quản lý điều hành và đặc biệt giúp nâng cao năng lực hiệu quả trong công tác phục vụ người dân và đơn vị sử dụng lao động.
Hiện tại, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã xây dựng được một số các cơ sở dữ liệu quan trọng phục vụ quản lý nghiệp vụ chuyên ngành của các cơ quan bảo hiểm từ Trung ương tới địa phương, được cài đặt tập trung tại Trung tâm dữ liệu của Ngành, cơ bản đáp ứng yêu cầu của hệ thống và người sử dụng.
Tuy nhiên, ngành Bảo hiểm xã hội chưa có cơ sở dữ liệu dùng chung cho tất cả các ứng dụng trong toàn Ngành, các phần mềm sử dụng một hoặc nhiều cơ sở dữ liệu để phục vụ nghiệp vụ của người dùng gây ảnh hưởng đến quá trình tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Nếu giữ nguyên hiện trạng hiện nay, thời gian tới, các nghiệp vụ tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm càng ngày càng nhiều. Khi không có các quy định về việc xây dựng, thu thập dữ liệu sẽ có sự chồng lấn và cát cứ.
Nguồn lực xây dựng Chính phủ điện tử sẽ bị ảnh hưởng lớn. Với đặc thù dữ liệu của ngành bảo hiểm xã hội rất lớn nên thu thập dữ liệu theo quy trình, mục đích khác nhau sẽ dẫn tới những sai lệch nhất định, dữ liệu sẽ phụ thuộc lớn vào đặc thù của quy trình nghiệp vụ sẽ không thể được tích hợp sử dụng được.
Điều này sẽ dẫn tới các "ốc đảo" dữ liệu và việc chia sẻ dữ liệu sẽ rất hạn chế. Việc triển khai các biện pháp để xử lý, tái cấu trúc sau này sẽ khó khăn và tốn kém chi phí hơn rất nhiều.
Số hóa dữ liệu góp phần cải cách thủ tục hành chính
Bộ LĐ-TB&XH cho biết, Nghị quyết số 17/NQ-CP của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025 với mục tiêu hoàn thiện nền tảng Chính phủ điện tử nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; phát triển Chính phủ điện tử dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số; bảo đảm an toàn thông tin và an ninh mạng.
Như vậy, để góp phần thực hiện có hiệu quả chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; cải cách hành chính tiến đến Chính phủ số, Chính phủ điện tử thì việc việc xây dựng Nghị định quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm là thực sự cần thiết.
Cũng theo cơ quan soạn thảo, nội dung của chính sách gồm: Quy định việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm; quy định việc khai thác, sử dụng, chia sẻ và kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm; quy định việc quản lý nhà nước cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm.
Về giải pháp thực hiện, đối với việc xây dựng cơ sở dữ liệu, dự thảo Nghị định quy định các nội dung liên quan đến thu thập các thông tin trong cơ sở dữ liệu; việc cập nhật thông tin cũng như duy trì cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm.
Đối với việc khai thác, sử dụng, chia sẻ và kết nối, dự thảo Nghị định quy định cụ thể về các đối tượng, phạm vi được khai thác và sử dụng; quy định việc kết nối chia sẻ phải đảm bảo theo quy định của pháp luật về kết nối và chia sẻ dữ liệu số.
Hiện nay, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã xây dựng được một số các cơ sở dữ liệu quan trọng phục vụ quản lý nghiệp vụ chuyên ngành. Đây là những cơ sở dữ liệu có tính chất nền tảng cho việc xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm.
Theo An Ninh Thủ Đô
Số điện thoại người dùng vẫn tồn tại trên máy chủ Facebook Một máy chủ đám mây không bảo mật có chứa số điện thoại của người dùng Facebook vẫn có sẵn trực tuyến, một ngày sau khi mạng xã hội lớn nhất thế giới cho biết một cơ sở dữ liệu tương tự đã bị xóa. Elliott Murray, một nhà nghiên cứu về an ninh mạng ở Anh đã tìm thấy một cơ sở...