Chuyện đời qua ảnh của những phận người bị bán
Nếu nhìn qua dãy số “8932006280207″ thì ai cũng nghĩ đó là mã vạch ghi trên hàng hóa. Thực tế nó kể lại cảnh đời của “món hàng” đặc biệt – một em bé 6 tuổi.
Trong đó, 893 là con số thông báo xuất xứ hàng hóa từ Việt Nam, 2006 là năm sinh và 280207 là ngày, tháng, năm định mệnh mà em bé bị bán. Đây là thông điệp trong triển lãm ảnh “Mã Vạch” của nhiếp ảnh gia Na Sơn về nạn buôn bán người ở khu vực biên giới vùng núi Hà Giang.
Có 20 bức ảnh, mỗi bức ảnh là một chuyện về nạn nhân của nạn buôn người đã được giải thoát. Khuôn mặt của họ bị che lấp bởi bảng mã vạch – loại mã vốn chỉ dùng cho hàng hóa.
Vàng M. L (2003) trái và Vàng Mý L (2006) ở Yên Minh, Hà Giang đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ Xã hội Hà Giang. Đêm 28/2/2007 bọn buôn người đã đột nhập vào nhà giết bố mẹ các em và bắt các em bán qua biên giới.
Vàng Thị C (1987) ở Yên Minh, Hà Giang bị một người tên Kiên lừa đi chơi chợ Trung Quốc và bán vào tháng 9/2006.
Video đang HOT
Chị Hầu Thị C (1974) và con gái Vàng Thị G (2010) ở Yên Minh, Hà Giang bị tên Hầu Sào Sình lừa bán đi Trung Quốc với giá 9.000 tệ vào tháng 10/2010.
Hoàng Thị D (1989) ở Cao Bằng bị Hầu Thị Dở ở Hà Giang lừa bán đi Trung Quốc ngày 5/5/2011 với giá 2.000 tệ.
Khi người lớn đi làm, 4 đứa con của anh Vàng Mí Lở Mèo Vạc bị dụ dỗ lừa bán sang Trung Quốc vào ngày 25/1/2007 với giá 8.000 tệ.
Phụ nữ, trẻ em người dân tộc vùng biên giới Hà Giang là nạn nhân chính của tệ bắt cóc, mua bán người những năm qua. Bọn buôn người thường lợi dụng địa bàn phức tạp, dân cư thưa thớt, đời sống khó khăn và trình độ dân trí thấp để tiến hành lừa đảo, bắt cóc. Nhiều khi chúng không phải ai xa lạ mà chính là anh em, bạn bè, hàng xóm của nạn nhân.
Trong khuôn khổ của triển lãm còn có tác phẩm “Hàng…” của nghệ sĩ Doãn Hoàng Kiên được trình bày theo nghệ thuật sắp đặt. Chất liệu chính làm nên tác phẩm này là tóc đựng trong những lọ thủy tinh. Trên nắp lọ cũng là những hàng mã vạch.
Doãn Hoàng Kiên giải thích tóc vốn được xem như “cái vóc con người”. Vì vậy ông đã dùng nó như thân phận con người bị giam cầm trong lọ và trưng bày như những món hàng. Qua đó, tác giả muốn cảnh báo hiểm họa khi thân xác con người bị biến thành những món hàng siêu lợi nhuận.
Nhiều sinh viên và du khách nước ngoài đã đến tham dự triển lãm. Huyền Thanh (sinh viên năm 1 – ĐH Mỹ Thuật) chia sẻ: “Bạn em từng là nạn nhân của tình trạng buôn người chỉ vì bạn ấy chat qua mạng rồi bị lừa. Rõ ràng không kể những đồng bào dân tộc, người có trình độ dân trí thấp mà kể cả những người ở thành phố, được ăn học đều có thể bị buôn bán như hàng hóa”.
Còn với Duy (học sinh lớp 8, trường Ngô Sĩ Liên) thì “Chỉ khi xem triển lãm này em mới thấy rằng hàng ngày, hàng giờ nạn buôn người vẫn xảy ra xung quanh mình. Vậy nên ai cũng cần nêu cao tinh thần cảnh giác để có thể kịp thời giúp đỡ những nạn nhân bị buôn bán và chính bản thân mình”.
Theo VNExpress
Thoát khỏi "địa ngục" ở Trung Quốc: Tất cả lao động Việt Nam đã được về nhà
Ngày 6.4, 4 lao động (LĐ) cuối cùng tại H.Gò Dầu (Tây Ninh) và 3 LĐ tại Đắk Lắk trong vụ 15 LĐ bị lừa đi Trung Quốc lao động trái phép đã được chuộc về nhà.
Cùng ngày, Cơ quan Điều tra Công an H.Gò Dầu vào cuộc tiến hành thẩm vấn, lấy lời khai 4 LĐ trên để phục vụ điều tra. Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Điền Văn Công, Trưởng công an xã Thanh Phước, H.Gò Dầu cho biết thêm, 4 LĐ còn lại cùng ngụ xã Thanh Phước, H.Gò Dầu gồm: Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Văn Lâu, Vương Quốc Vũ, Vương Thảo Mai Hằng đã về nhà. Trong ngày 6.4, phía xã cũng đã tiến hành tiếp xúc với các lao động này để lấy lời khai chi tiết vụ việc. Được biết, để về được đợt này, mỗi LĐ phải đóng tiền chuộc với mức 13 triệu đồng/người cho bà Hải (chủ cơ sở may bên Trung Quốc).
Bà Dung viết rõ trong bản cam kết: "...nếu tôi đưa người qua Trung Quốc mà trong hợp đồng lao động không đúng thì tôi sẽ đưa công nhân về lại Việt Nam an toàn, tất cả chi phí tôi chịu" - Ảnh: Giang Phương
Ngoài các nạn nhân ở Tây Ninh, trước đó, giữa tháng 3.2012, trong số nạn nhân (ngụ ở Đắk Lắk) của đường dây trên, đã có bà Lê Thị Tường Kim và Trần Thị Mỹ Phương phải đóng 25 triệu đồng/người mới được trở về VN; đồng thời bị bà Hải ép viết một tờ giấy với nội dung hai người đã tự động về nước và không liên quan gì đến bà Hải, bà Dung (bà Nguyễn Thị Thu Dung - quê Đắk Lắk, môi giới lao động). Toàn bộ điện thoại bị thu giữ trước đó cùng tiền lương làm được đều không được phía bà Hải trả. Về nước, bà Kim phải chạy vạy khắp nơi mới đủ 39 triệu đồng nộp, chuộc cho 2 con và đứa cháu cùng về đợt này.
Ngày 1.4, các lao động còn lại (4 người ở Tây Ninh, 3 người ở Đắk Lắk) đã được bà Dung trực tiếp dẫn từ cửa khẩu Trung Quốc về Việt Nam. PV Thanh Niên đã xác định được 3 LĐ ngụ thôn 16A xã EaBar, H.Buôn Đôn, Đắk Lắk cùng được chuộc về nhà đợt này gồm: Trần Thị Mỹ Phương (SN 1988, con dâu bà Kim), Trần Hoàng Vương (SN 1984, con ruột bà Kim) và Mai Thị Phương Lan (1993, cháu bà Kim).
Theo Thanh Niên
Thoát khỏi "địa ngục" ở Trung Quốc Sáng 6.3, Công an xã Thanh Phước, H.Gò Dầu (Tây Ninh) vẫn tiếp tục thu thập thông tin từ 9 nạn nhân bị bóc lột sức lao động thậm tệ ở Trung Quốc, vừa được gia đình đóng tiền chuộc về. Thông tin từ Công an xã Thanh Phước cho biết, tất cả 9 người (ngụ tại H.Gò Dầu) đi lao động trái...