Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phập phồng sợ dân… chử.i
Vài năm trở lại đây, Việt Nam luôn rơi vào tình trạng, gạo dư thừa phải cố xuất khẩu. Trong khi, mỗi năm phải bỏ ra hàng tỷ USD để nhập khẩu nguyên liệu ngô, đậu tương. Song đề cập đến chuyển đổi trồng lúa nhiều địa phương vẫn “run”.
Trồng ngô cho năng suất cao hơn lúa tại Kiên Giang
Hết thời cây lúa độc tôn
Thống kê từ Bộ NN&PTNT hàng năm cho thấy, số ngoại tệ thu về từ xuất khẩu gạo chỉ đủ để nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cho gia súc như đậu tương, ngô… Trong khi đó, tiềm năng trồng cây màu phục vụ chăn nuôi của Việt Nam rất lớn như ngô, đậu tương, lạc. Tuy vậy, hàng chục năm qua, ngành nông nghiệp vẫn loay hoay với cây lúa.
Gần đây, Bộ NN&PTNT đbắt đầu có kế hoạch và khuyến khích một số vùng đất chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, từ lúa sang ngô, đậu tương, tập trung ở vùng vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Theo báo cáo của Cục Trồng trọt, trong năm 2013 toàn vùng ĐBSCL đã có gần 87.000 ha chuyển đổi cây trồng trên đất lúa. Trong giai đoạn 2013 – 2015, dự kiến chuyển đổi 112.000 ha đất lúa sang các cây trồng chủ yếu là ngô, luân canh lúa – thủy sản và các cây trồng khác.
Ông Trần Trương Tấn Tài, đại diện Công ty Dekalb Việt Nam, đơn vị thử nghiệm chuyển giao kỹ thuật và giống ngô cho bà con khu vực ĐBSLC cho biết, từ khi chuyển sang trồng ngô thay vì trồng lúa, thu nhập của nông dân tăng lên 1,5 lần
Tại huyện Giang Thành tỉnh Kiên Giang, một tỉnh tính đến năm 2011 vẫn trung thành với tập quán canh tác lúa, đến nay, đã có những mô hình chuyển đổi lúa – ngô (bắp) đầu tiên đạt năng suất cao.
Anh Lê Hoàng Quốc – nông dân ấp Cả Ngay, xã Phú Lợi, huyện Giang Thành (Kiên Giang) có 3ha đất lúa 3 vụ. Từ trước đến nay, vụ xuân hè và hè thu luôn khiến anh đau đầu khi đối mặt với nguy cơ thiếu nước, nhiễm mặn, sâu bệnh. Đầu tháng 4 vừa qua, anh chuyển toàn bộ quỹ đất sang trồng ngô.
“Đầu tư mỗi ha lúa khoảng 28 triệu đồng, trong khi với bắp là 26 triệu đồng. Với mức giá thu mua này, chúng tôi sẽ thu về ít nhất 36 triệu đồng/ha. So với lúa, chúng tôi lãi 10 triệu đồng!” – anh Quốc phấn khởi cho hay.
Video đang HOT
Hay như nông dân Phạm Văn Beo, ấp Tân Khánh, xã Tân Khánh Hòa, cũng đang đầu tư 6ha ngô lai trên diện tích đất lúa hè thu, chia sẻ: “Trước đây mỗi ha lúa hè thu, tui chịu lỗ 7,5 triệu đồng. Nay xuống giống trồng bắp, công ty thu mua kí ngay hợp đồng bao tiêu sản phẩm nên không lo đầu ra. Chi phí đầu tư cho bắp thấp hơn lúa, giá thu mua cao hơn. Vụ này nếu thành công, tui sẽ cùng người em trồng 30ha bắp”.
Không những chuyển đổi trồng ngô, mà nhiều diện tích chuyển đổi từ trồng lúa hiệu quả thấp sang trồng các cây rau màu khác cũng có nhiều tín hiệu khả quan. Ví dụ như tại huyện Hồng Ngự của tỉnh Đồng Tháp, 80 ha chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng mè đã đem lại lợi nhuận hơn 29 triệu đồng/ha, lợi nhuận này hơn lợi nhuận trồng lúa là 23 triệu đồng/ha.
“Kéo” doanh nghiệp vào cuộc bao tiêu nông sản
Dù hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã được minh chứng tại nhiều địa phương, nhưng bản thân lãnh đạo nhiều Sở NN&PTNT vẫn băn khoăn với khâu tiêu thụ sản phẩm.
Ông Cao Văn Hóa, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Tiề.n Giang dẫn chứng, nhiều tỉnh ở ĐBSCL cùng trồng dưa hấu trong vụ vừa qua mà không kết nối thông tin với nhau, nên dẫn đến việc ách tắc dưa tại biên giới Lạng Sơn, giá dưa tụt giảm, lỗ vốn.
“Nhiều loại cây màu đang rất bấp bênh đầu ra, đã có quá nhiều bài học xương má.u. Vì thế cần nghiên cứu vấn đề thị trường, tránh trồng đổ xô và rồi nông dân chịu thiệt!”, ông Hóa bày tỏ.
Ông Phạm Văn Quỳnh, Giám đốc Sở NN&PTNT Cần Thơ cho rằng, hiện chưa có sự kết nối giữa ngành Công thương và NN&PTNT. Nông nghiệp thì cứ cắm đầu sản xuất, Công Thương thì có gì bán nấy nên đầu ra rất bất ổn. Bởi vậy, ông Quỳnh tỏ ra lo ngại với việc chuyển đổi giống cây trồng vì theo ông, nếu làm không được nông dân lại chử.i rồi bỏ dở, không làm nữa thì rất gay go.
Nhiều địa phương vẫn “e dè” với cây trồng khác ngoài lúa
Trước những băn khoăn của địa phương về bao tiêu đầu ra, ông Trần Trương Tấn Tài, khẳng định, để bền vững hóa chuỗi canh tác và đảm bảo đầu ra cho bà con, sẽ liên kết các đơn vị thu mua ký cam kết thu mua cho nông dân khu vực chuyển đổi.
Đại diện công ty Bunge, tập đoàn hàng đầu thế giới về thu mua nông sản khẳng định, sẵn sàng cung cấp những tư vấn về yêu cầu chất lượng bắp thương phẩm, làm việc với các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, nghiên cứu khả năng xây dựng các trung tâm thu mua tại ĐBSCL, với đầy đủ hệ thống sấy và kho lưu trữ, tận dụng kinh nghiệm toàn cầu về thương mại và xuất nhập khẩu nông sản.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đán.h giá, vướng mắc nhất hiện nay là trong nhận thức của ngay những người làm chính sách nông nghiệp và bà con nông dân tại ĐBSCL. Hầu hết vẫn còn tâm lý chung là vẫn “nặng duyên” với cây lúa”.
Theo ông Phát, hiện ĐBSCL rất có ưu thế đối với cây ngô, đây là vùng có thể cho năng suất cao nhất cả nước, nếu tập trung chuyển đổi quyết liệt. Hơn nữa, thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm ngô có ngay trong nước. Trong bối cảnh ngành chăn nuôi và thủy sản tiếp tục phát triển thì vật tư đầu vào là thức ăn cho 2 ngành này vẫn còn nhu cầu rất lớn để thu mua ngô.
Bộ NN&PTNT cho biết, sẽ thành lập Ban chỉ đạo về vấn đề chuyển đổi cây trồng tại vùng ĐBSCL. Cùng với đó, Bộ này cũng đề nghị các địa phương cần chủ động quy hoạch và có kế hoạch từng năm một cách cụ thể để doanh nghiệp chủ động tham gia thu mua sản phẩm.
Theo ANTD
Mượn danh rau an toàn lừa người tiêu dùng
Kiểm tra tình hình quản lý sản xuất, tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn xã Bắc Hồng, Đông Anh, đoàn kiểm tra Sở NN&PTNT phát hiện nhiều tồn tại trong hoạt động này. Nổi bật nhất, HTX đã thu gom rau không rõ nguồn gốc xuất xứ, "lập lờ" đưa vào siêu thị gắn mác rau an toàn.
Ngọn rau su su được HTX Bắc Hồng thu gom tại chợ nhưng vẫn gắn mác rau an toàn
bày bán tại siêu thị Ocean mart ngày 21-4
Quy hoạch rau an toàn để trồng lúa
Mặc dù được quy hoạch và tham gia sản xuất rau an toàn từ rất sớm, nhưng đến nay, diện tích trồng rau an toàn của xã Bắc Hồng ngày một thu hẹp, đặc biệt trong thời điểm này, người dân hào hứng trồng lúa hơn trồng rau, củ.
Trên cánh đồng gắn biển khu trồng rau an toàn Thượng Phúc và Quan Âm của xã Bắc Hồng, diện tích trồng các loại rau, củ chỉ lác đác, còn lại được người dân trồng lúa. Đáng lưu ý, phân chuồng vẫn được người dân sử dụng phổ biến tại đây. Bà Đức Thị Hoa, chuyên viên Trạm bảo vệ thực vật Đông Anh nhìn nhận, mặc dù được quy hoạch là vùng sản xuất rau an toàn nhưng người dân phần lớn chỉ trồng rau về vụ đông, còn lại là cấy lúa.
Ông Trương Văn Thoa, Chủ nhiệm HTX Dịch vụ nông nghiệp Thượng Phúc, xã Bắc Hồng phân trần, từ năm 1999 tại đây đã bắt đầu sản xuất rau an toàn nhưng không có đầu ra nên người dân bỏ dần. Dù được quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn với diện tích 13,86ha nhưng chỉ trồng rau thời vụ, chiếm đến 80% diện tích cấy lúa. Đối với sản lượng rau, HTX cũng không tổ chức thu mua mà hộ gia đình tự sản xuất, tự bán tại chợ Vân Trì. Trong những năm qua, HTX cũng không kiểm tra hay lấy mẫu rau để phân tích, kiểm tra dư lượng thuố.c bảo vệ thực vật. "Không thể bắt buộc các hộ xã viên phải sản xuất rau, họ trồng gì mang lại lợi ích hơn thì sẽ trồng. Từ bấy đến nay, không hộ xã viên nào tiêu thụ rau an toàn và xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn của HTX", ông Trương Văn Thoa cho hay.
Tương tự, trên cánh đồng được quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn của thôn Quan Âm, xã Bắc Hồng, diện tích trồng rau, củ cũng rất khiêm tốn còn lại người dân cấy lúa. Tình hình sản xuất rau an toàn tại xã Bắc Hồng có thể nói đang bị buông lỏng quản lý.
Quy hoạch sản xuất rau an toàn để trồng ngô và lúa?
Rau chợ vào siêu thị gắn mác rau an toàn
Đặc biệt, ngày 16-4 vừa qua, Đoàn thanh tra Sở NN&PTNT Hà Nội (Đội 2) phối hợp với UBND huyện Đông Anh, Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh rau an toàn tại xã Bắc Hồng đã phát hiện tình trạng làm ăn gian dối tại đây. Cụ thể, HTX sản xuất và tiêu thụ rau an toàn Bắc Hồng (HTX Rau an toàn Bắc Hồng) đã lợi dụng Giấy chứng nhận được cấp để sản xuất rau an toàn rồi thu gom rau các loại từ nhiều nguồn khác nhau, không rõ nguồn gốc xuất xứ cung cấp cho các siêu thị, nhà hàng lớn trên địa bàn Hà Nội như Big C Garden, hệ thống siêu thị Ocean Mart (số 4 Láng Hạ), Công ty CP đầu tư Myway, siêu thị Co.op mart, và nhiều bếp ăn của các công ty lớn trên địa bàn.
Tại thời điểm kiểm tra, HTX Rau an toàn Bắc Hồng cung cấp rất nhiều chủng loại rau trên địa bàn xã Bắc Hồng không thể sản xuất được như quả và ngọn rau su su, bí xanh, bắp cải tím, khoai lang Nhật, dứa, riềng... Ông Nguyễn Văn Hải, Chủ nhiệm HTX thừa nhận, sau khi các đơn vị phân phối có nhu cầu đặt hàng một số chủng loại rau mà HTX không có nên HTX đi thu gom ở các nơi như bí xanh, dứa, quả và ngọn su su... HTX chỉ là đơn vị thu mua hộ!
Đại diện đoàn kiểm tra khẳng định, hành động này của HTX Rau an toàn Bắc Hồng là lợi dụng giấy phép để thu lời. "HTX không sản xuất ra một số chủng loại rau củ mà đi thu gom rau củ không rõ nguồn gốc, bỏ mối cho nhiều siêu thị. Trong khi đó, sản phẩm rau củ này được bày bán tại các siêu thị vẫn có bao bì, đóng gói với nguồn gốc nhà cung cấp là HTX Rau an toàn Bắc Hồng", một cán bộ đoàn kiểm tra cho biết.
Mặc dù đã được đoàn kiểm tra lập biên bản, nhắc nhở nhưng vi phạm tại HTX này vẫn tái diễn. Sáng 21-4, ghi nhận của phóng viên An ninh Thủ đô tại siêu thị Ocean Mart trên đường Phạm Ngọc Thạch cho thấy, nhiều chủng loại rau của HTX Rau an toàn Bắc Hồng vẫn được bày bán, đặc biệt ngọn rau su su dưới có bao bì tên nhà cung cấp là HTX sản xuất và tiêu thụ rau an toàn Bắc Hồng. Chị Nguyễn Ngọc Yến nhà ở ngõ 98, Chùa Bộc cho hay, với cách đóng gói sản phẩm như thế này, tất cả người tiêu dùng sẽ hiểu và tin, ngọn rau su su được sản xuất tại HTX Rau an toàn Bắc Hồng. Trong khi thực tế lại không phải như vậy. "Đây rõ ràng là hành vi lừa dối người tiêu dùng, mượn danh HTX sản xuất rau an toàn, thu mua rau ở ngoài, không rõ nguồn gốc rồi bao bì, đóng gói với danh HTX để bán", chị Ngọc Yến bức xúc.
Trong thời gian tới, Thanh tra Sở NN&PTNT sẽ phối hợp với các lực lượng liên quan, kiểm tra, chấn chỉnh lại công tác sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên toàn thành phố, từ sản xuất, tiêu thụ tới quản lý Nhà nước. Với những đơn vị làm ăn gian dối, Thanh tra sẽ kiến nghị Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn.
Theo ANTD
Cung ứng 800.000 tấn gạo cho Philippines Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, các doanh nghiệp Việt Nam đã trúng thầu hợp đồng cung ứng 800.000 tấn gạo 15% tấm cho Philippines với mức giá tốt. Thời gian giao hàng từ tháng 5 đến hết tháng 8-2014. VFA hy vọng, hợp đồng này sẽ giúp cho giá lúa gạo trong nước cuối vụ Đông Xuân và đầu...