Chuyện đời chưa kể của đại gia chi triệu đô sắm trực thăng, tàu ra Hoàng Sa
Thoát án tử hình, lĩnh 2 án chung thân nhưng nhờ khắc phục hậu quả và cải tạo tốt, ông Lâm đã được ân xá. Bước ra từ bóng tối, ông Lâm đã làm lại cuộc đời với sự hồi sinh hết sức kỳ diệu.
Chiến lược kinh doanh “có một không hai”
Những ngày qua, thông tin ông Phạm Ngọc Lâm, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đức Khải, một doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực kinh doanh bất động sản, xuất nhập khẩu nổi tiếng ở Sài Gòn chi tiền mua 2 trực thăng, 100 tàu công suất lớn để cho ngư dân đánh bắt hải sản, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo khiến nhiều người xôn xao. Rất nhiều câu hỏi đặt ra, đại gia ấy là ai?
Đại gia nhiều thăng trầm Phạm Ngọc Lâm
Trong buổi trò chuyện với phóng viên, ông Lâm cho biết, ông cảm thấy bức xúc khi Trung Quốc ngang ngược hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Càng nhói lòng khi tàu Trung Quốc cậy thế hiện đại, đông đúc tấn công tàu của lực lượng thực thi pháp luật và ngư dân Việt Nam. Không cam tâm nhìn những ngư dân lam lũ lâu nay vật lộn với sóng dữ thì giờ lại thêm phải đối phó với tàu Trung Quốc hung hăng, ông Lâm suy nghĩ mình phải “làm được cái gì đó”.
Ông quyết định đầu tư tiền của cả hàng ngàn tỷ đồng và công sức để mua sắm 2 chiếc trực thăng, 100 tàu biển cho ngư dân thẳng tiến ra Hoàng Sa đánh bắt thủy hải sản. Ý tưởng của ông không chỉ được các cổ đông mà Đảng và Nhà nước cũng hết sức ủng hộ. Thế là, ông Lâm cùng các cộng sự của mình lên đường bôn ba qua các nước châu Âu để tìm mua trực thăng. Ông cũng đến các nước có công nghệ đóng tàu tốt nhất hiện nay là Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc… để đặt hàng mua tàu về cho ngư dân đánh bắt cá. Ông Lâm đặt mua 100 con tàu có công suất từ 500 đến 1.500 mã lực.
Đến thời điểm này, công ty Đức Khải đã đặt mua 45 chiếc tàu đánh cá của Hàn Quốc, dự kiến cuối tháng 8/2014 sẽ về đến Việt Nam; 55 chiếc còn lại mua từ Nhật Bản và Úc cũng được nhập về trong thời gian sắp tới để vào đầu năm 2015 sẽ chính thức đi vào hoạt động.
Theo ông Lâm, những chiếc tàu này có thể chạy với tốc độ 22 hải lý/h và trang bị đầy đủ thiết bị công nghệ hiện đại, có định vị, máy tầm ngư, hệ thống thông tin liên lạc và kiểm tra kiểm soát bằng internet…
Những con tàu cũ nhưng qua bàn tay của đại gia Lâm sẽ thành con tàu mới, công nghệ hiện đại để giúp ngư dân bám biển
Những tàu hiện đại này sẽ đánh bắt ở 5 ngư trường truyền thống gồm: Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định và Khánh Hòa (thuộc vùng biển Hoàng Sa). Trong số 100 tàu này, sẽ có 5 tàu được dùng để tiếp tế lương thực, thực phẩm, nhiên liệu… cung cấp cho các tàu đánh bắt cá và nhận sản phẩm từ tàu khai thác đưa vào đất liền. Ông Lâm cũng mua 2 ụ nổi của Đài Loan với sức chứa 5.000 tấn/ụ sẽ đặt giữa ngư trường (trong bán kính từ 50 đến 60 hải lý) để tiếp nhận thủy, hải sản các tàu đánh bắt đưa về để phân loại, bảo quản.
Về 2 chiếc trực thăng, ông Lâm cho biết, mỗi chiếc trị giá khoảng 30 tỷ đồng. Khi đưa về Việt Nam, trực thăng thuộc sự quản lý của nhà nước. Trực thăng được đặt trên các đảo để sẵn sàng phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn ngư dân khi gặp điều bất trắc trên biển.
“Tôi tin tưởng với kế hoạch phát triển này, sẽ giúp ngư dân bám biển, góp phần bảo vệ vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam cũng như tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người lao động”, ông Lâm chia sẻ về chiến lược kinh doanh táo bạo chưa từng có này.
Video đang HOT
45 con tàu đầu tiên sẽ được đưa về Việt Nam vào tháng 8/2014
Đằng sau hai chữ “đại gia”
Ít ai biết rằng, đại gia chi tiền triệu đô cho chiến lược kinh doanh có một không hai trên là một người có tuổi thơ không bình yên và con đường lập nghiệp đầy thăng trầm.
Ông sinh ra ở vùng đất “chưa mưa đà thấm”. Năm 1976, cậu bé Ngọc Lâm khi ấy mới 8 tuổi đã phải theo cha mẹ vào Hàm Tân, Bình Thuận để lập nghiệp. Cùng tại đây, cha mẹ ông đã nằm lại với đất, để lại ông một tuổi thơ cơ cực và thiếu thốn. 14 tuổi, ông phải bươn chải vào đời kiếm sống với đủ thứ nghề “thợ đụng” (đụng đâu, làm đó). Việc gì cũng bấp bênh, Lâm đi làm phụ xe. Với bản tính lanh lẹ, hoạt bát, năng động… Lâm được chủ xe cảm mến, thậm chí còn tin tưởng hơn cả con ruột của mình. 18 tuổi, Lâm đi học lái xe với học phí là nửa chỉ vàng do gia đình ông chủ tốt bụng cho.
Sau những ngày rong ruổi trên các cung đường, Lâm chợt hiểu rằng, để giàu có, không thể mãi đi làm thuê thế này được. Lâm được nhận vào công ty nhà nước làm việc và được giao khoán kinh doanh theo định mức. Nhờ vậy, năm 21 tuổi, Lâm đã tự mua cho mình chiếc xe ô tô cũ. Máu kinh doanh bắt đầu “sôi” nhiều hơn trong huyết quản của chàng trai đầy nghị lực. Lâm trở thành một “con buôn” xe hơi chính hiệu. Nhận thấy ở Bình Thuận không đủ đất để dụng võ, Lâm bắt đầu Nam tiến vào Sài Gòn để lập thân. Lâm nhanh chóng lọt vào “mắt xanh” của ông trùm đường dây buôn lậu xe hơi khét tiếng TPHCM, Trần Đàm.
Tuy nhiên, nhận thấy không có nhiều điểm tương thích, Lâm ra làm riêng. Lâm suýt bị ám sát hụt vì không chịu “cùng hội cùng thuyền” với Trần Đàm và cũng là thế lực cạnh tranh ngang bằng với Trần Đàm khi ấy. Tuy nhiên, cuối năm 1997, khi vụ án Tân Trường Sanh xảy ra, Lâm bị bắt. Năm 2000, Lâm đối diện với án tử hình. Nhưng nhờ tích cực khắc phục hậu quả với số tiền lên đến 40 triệu USD, Lâm bị tuyên 2 án chung thân về tội buôn lậu và đưa hối lộ. Với những nỗ lực cải tạo không mệt mỏi, năm 2005, Lâm được ân xá để trở về cuộc sống tự do, làm lại cuộc đời.
Chính nhờ lúc thành đạt, Lâm luôn chia sẻ, đồng cảm với người nghèo. Người được Lâm móc túi ra cho 1.000 USD chỉ vì mất chiếc xe máy ngày trước nay đã là ông chủ của một tập đoàn. Cảm kích tấm lòng trượng phu ấy, “kẻ cơ hàn” ngày trước đã hỗ trợ ông Lâm rất nhiều ngay khi ông ra tù.
Những con tàu hiện đại này của Đức Khải sẽ giúp ngư dân bám biển tốt
Khởi nghiệp lần 2 từ đầu năm 2006, Lâm được bạn bè giúp đỡ để trở thành nhà độc quyền phân phối các sản phẩm của Tosiba, Kenwood, Dongfeng… tại Việt Nam. Ông Lâm còn xây dựng kho ngoại quan riêng để duy trì chi phí thấp cho các sản phẩm nhập khẩu. Từ một tay buôn bán xe hơi, vào tù, Lâm trở thành chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Những năm sau đó, Lâm chuyển sang lĩnh vực bất động sản. Nhờ “mát tay”, công ty Đức Khải (tên công ty đặt theo tên người con trai đầu lòng của ông Lâm) ngày một ăn nên làm ra với 20 công ty con và hàng trăm cán bộ, nhân viên.
Dù rất thành công nhưng ông Lâm từng chia sẻ rằng, với ông, chẳng có gì là bí quyết cả. “Hãy bắt đầu bằng sự quyết tâm và chữ tín trong suốt quá trình hợp tác”, ông Lâm nói.
Chúng tôi từng có lần trải nghiệm việc mua dự án Era Town của Đức Khải ở quận 7. Một dự án giá bình dân nhưng chính sự chăm chút từng li từng tí của ông chủ và cộng sự nên dự án luôn thu hút sự quan tâm của khách hàng. Bước vào công ty, khách hàng được cảm nhận rặng mình thật sự là “thượng đế”. Không chỉ giới thiệu về các tính năng của dự án, nhân viên còn đem hình ảnh ông chủ Phạm Ngọc Lâm ra kể rất tự hào, như là sự “đảm bảo chắc chắn” nhất.
Công Quang
Theo Dantri
Lỡ nhận máy bay Trung Quốc tặng, hàng không Tonga méo mặt
Quốc đảo Tonga tại Thái Bình Dương đang rơi vào cảnh khốn khó khi khách du lịch dần quay lưng sau khi họ lỡ nhận một chiếc máy bay được Trung Quốc biếu không, vốn nổi tiếng hay xảy ra trục trặc và ít người dám đi.
Đã gần 10 giờ sáng nhưng tiệm cà phê tại sảnh sân bay nội địa của quốc đảo Thái Bình Dương nhỏ bé này vẫn chưa bán nổi một tách cà phê. Molly Fatai, một nhân viên phục vụ cho biết lương của mình tại đây đã bị giảm 1/3 từ năm ngoái. Số lượng chuyến bay tới những hòn đảo ngoài khơi của nước này đã bị giảm một nửa, xuống còn từ 2-3 chuyến/ngày, ngoại trừ những ngày Chủ nhật, khi... không hề có chuyến bay nào.
Chiếc Xian MA-60 của hàng không Tonga
Những khách uống cà phê quen thuộc xưa kia nay vắng bóng, chủ yếu là người New Zealand, du khách thường gặp nhất tại những hòn đảo hẻo lánh, nghèo nhưng rất tươi đẹp này. Hãng hàng không New Zealand Airlines, vốn từng đưa nhiều du khách tới đây đã đóng cửa và ra đi, còn chính phủ New Zealand thì cảnh báo công dân nước mình không nên đi sử dụng hàng không nội địa của Tonga.
"Nền kinh tế Tonga do đó đã chịu hậu quả ghê gớm", Stuart Perry, tổng giám đốc của cơ quan du lịch Tonga xác nhận.
Điều gì đã khiến những người láng giềng lâu năm và giàu có của Tonga rời bỏ họ? Tất cả đều chỉ bởi một người bạn mới hơn, ở xa hơn nhưng lại giàu có hơn của Tonga là Trung Quốc, và chiếc máy bay mà nước này đem tặng.
Người dân của quốc gia siêu nhỏ với chỉ hơn 100.000 dân này đã phải chịu những hậu quả không mong muốn trong cuộc ganh đua giành ảnh hưởng toàn cầu.
Tại sân bay chính của Tonga, vốn do các nhà thầu Mỹ xây dựng từ Thế chiến II, các nhân viên bảo dưỡng đang làm việc cùng món quà tặng đầy rắc rối: một chiếc máy bay Xian MA-60 hai động cơ cánh quạt.
Bên ngoài hàng rào sân bay, Sau Tongi, một cư dân địa phương bế cậu con nhỏ lên và nói: "Tôi không biết họ đang sửa cái gì. Đó là một chiếc máy bay mới. Tôi không nghĩ mình sẽ lên máy bay đó. Tốt hơn là phải giữ an toàn cho bản thân".
Khi Tonga nhận bàn giao chiếc máy bay, ước tính có giá khoảng 20 triệu USD kèm phụ tùng và chi phí đào tạo, công ty hàng không Air Chathams của New Zealand đã quyết định rời hòn đảo này sau 5 năm hiện diện, thay vì đối mặt với một cuộc cạnh tranh bị cho là được bảo hộ. Do đó, hiện Real Tonga, công ty vận hành chiếc MA-60, trở thành hãng bay nội địa duy nhất.
Chính phủ New Zealand tiếp đó đã đăng cảnh báo đi lại lên trên website, thông báo tới người dân việc mẫu máy bay MA-60 đã liên quan tới nhiều vụ tai nạn gần đây ở các nước khác, và không được cấp giấy chứng nhận chất lượng của cơ quan có uy tín. Nước này cũng dừng khoản hỗ trợ du lịch 5 triệu USD.
"Chúng ta không thể ngồi đó và nói rằng &'nó vẫn ổn'", thủ tướng New Zealand John Key nói về việc cấp giấy chứng nhận chất lượng cho máy bay.
Xian MA-60 "nổi tiếng" vì liên quan đến nhiều vụ tai nạn
Bộ ngoại giao Trung Quốc trong thư phản hồi câu hỏi của hãng tin AP,khẳng định họ cung cấp máy bay theo yêu cầu của chính phủ Tonga, "nằm trong khuôn khổ hợp tác kinh tế và kỹ thuật song phương", và rằng sự hỗ trợ này nhằm "thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội", nâng cao đời sống người dân tại Thái Bình Dương, chứ không nhằm tạo ra các liên minh chính trị hay quân sự.
Từ lâu New Zealand vẫn viện trợ cho chính phủ Tonga, khoảng 26 triệu USD/năm. Úc và Mỹ cũng đóng góp. Đổi lại, Tonga duy trì quan hệ chặt chẽ với các đồng minh phương Tây, cử binh sỹ tới cả Iraq và Afghanistan.
Nhưng trong khi Mỹ đã công khai về việc tái chú trọng tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương, với chiến lược "xoay trục" sang khu vực này, Bắc Kinh dường như cũng có chính sách "xoay trục' của riêng mình.
Những năm gần đây, họ tài trợ vốn, xây dựng bệnh viện, trường học, văn phòng và đường sá khắp các quốc đảo Fiji, Samoa, Vanuatu và các đảo Thái Bình Dương Khác. Thậm chí họ còn mở lớp dạy tiếng Trung và cấp học bổng cho hàng nghìn sinh viên, tiếp đón và đào tạo cho hàng trăm quan chức chính phủ các quốc gia này tại Bắc Kinh.
Mối quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc của Tonga bắt đầu năm 2006, khi Bắc Kinh đề xuất cho nước này vay với lãi suất thấp khó cưỡng: 2%/năm và được trả chậm.
Số liệu cho thấy Tonga đã vay 118 triệu USD từ Trung Quốc, tương đương 1/4 quy mô nền kinh tế từ ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc. Số tiền này được họ dùng để xây các tòa nhà văn phòng tại trung tâm, làm đường và thậm chí mở rộng cung điện của nhà vua. Thủ tướng Tonga khẳng định khoản vay quá hấp dẫn để có thể từ chối.
Nhưng không phải ai cũng hài lòng với điều khoản đi kèm: Các đội thợ Trung Quốc thực hiện phần lớn công việc, trong khi những người địa phương thất vọng.
Và giờ, khi thời hạn trả nợ đang tới Tonga đã cố gắng nhưng không thể xin xóa nợ. Thay vào đó, họ chỉ được phép lùi thời hạn trả tiền gốc tới năm 2018, khi lịch trả nợ còn kinh khủng hơn.
Ngân hàng thế giới khẳng định, việc hoàn trả số tiền này sẽ khiến "cân đối tiền mặt của chính phủ Tonga cạn kiệt", khiến họ rơi vào cảnh có nguy cơ "tương đối" sẽ khó khăn trong việc trả nợ.
Theo Dantri
Việt Nam đàm phán mua trực thăng không người lái của Áo Tạp chí quốc phòng Jane's dẫn lời Giám đốc bán hàng khu vực châu Á-Thái Bình Dương Andrew Byrne cho biết tại triển lãm hàng không quốc tế Singapore Airshow 2014, Công ty Schiebel của Áo đã thảo luận với lãnh đạo Hải quân Việt Nam về việc mua trực thăng không người lái (UAV) Camcopter S-100. Camcopter S-100. (Nguồn: unmanned.co.uk) Theo ông...