Chuyển dịch mô hình kinh doanh để tái định hình
Một số chuyên gia kinh tế nhận định, trong bối cảnh môi trường kinh doanh đang có nhiều thay đổi như hiện nay, đa số các doanh nghiệp (DN) sẽ nỗ lực triển khai nhiều biện pháp để bảo vệ doanh thu và lợi nhuận. Trong đó bao gồm cả biện pháp tái cơ cấu chi phí, thậm chí là chuyển hướng mô hình kinh doanh, nhất là khi cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19 vừa qua đã và đang làm thay đổi những khái niệm cũng như mô hình mà các DN đã quen thuộc.
Đây là thời điểm để các DN nhìn lại những ưu tiên chiến lược, xác định các điểm khác biệt trong chuỗi giá trị
Theo Hiệp hội DNNVV, từ thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát, phản ứng đầu tiên của hầu hết các DN trong tất cả các lĩnh vực đều xoay quanh các biện pháp cắt giảm chi phí. Đây được coi là phương án thiết thực, nhưng rõ ràng chưa đủ để giúp các DN vượt qua khủng hoảng. Còn nhìn ở khía cạnh khác, nếu không tính toán cẩn trọng, việc tiết giảm chi phí một cách quá mức còn có thể ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng hay phục hồi của DN.
Vì vậy, với những thay đổi nhanh chóng trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay, việc tái định hình và xây dựng lại mô hình kinh doanh bên cạnh chiến lược về chi phí là rất quan trọng để tăng cường sức mạnh và sự linh hoạt cho DN trong mọi điều kiện, hoàn cảnh.
Ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội DN TP.HCM cho biết, tại Việt Nam nền kinh tế đang quay trở lại hoạt động trong trạng thái “bình thường mới”, DN cần có những động thái chủ động, kịp thời để định hình lại về cơ cấu tổ chức trong hiện tại, hướng đến phát triển trong tương lai. Thực tế cho thấy, cuộc khủng hoảng do đại dịch lần này đã khiến cả động lực thị trường và phương thức kinh doanh đều thay đổi một cách nhanh chóng.
Trong đó, các chi phí từng được coi là cố định đối với hoạt động DN thì trong bối cảnh cụ thể lại có thể biến đổi. Đơn cử như đối với chi phí thuê văn phòng hay chi trả nhân sự thường được hạch toán cố định vì ít có sự biến động, nhưng trong hoàn cảnh hoạt động của DN bị xáo trộn thì buộc những chi phí đó phải thay đổi theo. Hay ngược lại, trong khi một số yếu tố từng được xem như “yếu tố bổ sung giá trị” cho DN như kỹ thuật số và tự động hóa thì nay lại có vai trò chiến lược, đóng góp quyết định đối với việc tồn tại, phát triển của một DN.
Khảo sát lãnh đạo tài chính toàn cầu về Covid-19 do PwC thực hiện vào tháng 6/2020 cho thấy, chỉ 11% các lãnh đạo tài chính (CFO) cân nhắc đến việc tạm dừng hoặc hủy bỏ kế hoạch đầu tư vào chuyển đổi kỹ thuật số. Điều này cũng đồng nhất với kết quả các CFO khẳng định về kế hoạch đẩy nhanh tốc độ tự động hóa và nâng cao khả năng làm việc từ xa của DN trong bối cảnh mới.
Trong khi cắt giảm chi phí tiếp tục là biện pháp tài chính được các lãnh đạo ưu tiên xem xét (với trên 80%), con số các CFO lựa chọn cân nhắc về việc hủy hoặc tạm dừng kế hoạch đầu tư vào Nghiên cứu và Phát triển (R&D) ngày một giảm (14%) so với các kết quả trước đây trong chuỗi các khảo sát lãnh đạo tài chính toàn cầu về Covid-19. Rõ ràng, các CFO ngày càng nhận thức rõ nét về mức độ cần thiết của việc tiếp tục làm hài hòa giữa cắt giảm chi phí sao cho không ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh trong khi vẫn điều tiết việc đầu tư cho các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng.
Video đang HOT
Tìm hiểu thực tế tại một số DN trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống cho thấy, trước đại dịch, DN thường cố gắng cân bằng giữa kinh doanh truyền thống và kinh doanh trực tuyến do rất nhiều khách hàng ưa thích trải nghiệm thực tế. Nhưng khi dịch bệnh xảy ra, DN phải nhanh chóng tìm cách chuyển hướng, đẩy mạnh kinh doanh đa phương tiện, kinh doanh trực tuyến, bán hàng online dẫn đến chi phí đầu tư vào hoạt động này cũng tăng lên nhằm dịch chuyển chuỗi giá trị hỗ trợ cho mô hình kinh doanh mới.
Giám đốc một công ty chuyên sản xuất, cung cấp linh kiện điện tử tại KCX Tân Thuận, Quận 7 cho biết, trước đại dịch, DN chủ yếu tập trung vào việc tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh với chi phí sản xuất cố định, tối đa hóa quy mô và giảm thiểu chi phí, nhưng khi môi trường kinh doanh, thị trường thay đổi DN buộc phải thu nhỏ quy mô hoạt động, nâng cao khả năng vận hành linh hoạt hơn trước và đang từng bước tìm kiếm cơ hội để mở rộng thị trường.
Ông Grand Dennis, Chủ tịch PwC Việt Nam nhận định, trong mọi cuộc khủng hoảng, vẫn luôn có những cơ hội để tái thiết và tạo sự khác biệt nâng cao lợi thế cạnh tranh. Đây là thời điểm để các DN nhìn lại những ưu tiên chiến lược, xác định các điểm khác biệt trong chuỗi giá trị và đào tạo nhân viên làm việc theo phương pháp vận hành mới. Quan trọng hơn, DN cần phân tích về mục tiêu chiến lược quan trọng và đề ra những bước cụ thể mà DN có thể thực hiện ở thời điểm hiện tại để tái định hình mô hình kinh doanh cũng như cơ cấu về chi phí để sẵn sàng cho tăng trưởng bền vững trong tương lai.
Giải mã cơn sốt Sữa chua trân châu Hạ Long, vì sao mô hình kinh doanh này lại dễ lên ngôi như vậy?
Nếu 2018 là thời điểm trà sữa bùng nổ, 2019 là năm của các quán trà chanh thì 2020 lại đang chứng kiến làn sóng mới của một món đồ uống tưởng quen mà rất lạ: Sữa chua trân châu.
Từ đầu 2020 đến nay, sữa chua trân châu xuất hiện khắp nơi trên các phố phường Hà Nội. Dù có nhiều thương hiệu khác nhau nhưng điểm chung của mô hình này là không gian đơn giản, nhấn mạnh vào yếu tố hiện đại, trẻ trung.
Sữa chua trân châu, món chính của các quán này được làm từ sự kết hợp của sữa chua dẻo và trân châu đi kèm. Ngoài ra khách hàng có thể lựa chọn một số loại topping khác tùy theo sở thích như dừa khô, nho khô, chuối khô,...
Mặc dù là món đồ uống mới xuất hiện, lại khá đơn giản nhưng sữa chua trân châu đang rất được lòng giới trẻ. Không khó để bắt gặp hình ảnh các quán sữa chua trân châu kín khách vào ngày cuối tuần và dịp lễ. Chưa hết, sữa chua trân châu cũng là món ăn vặt được nhiều nhân viên văn phòng ưa thích vào thời điểm xế chiều.
Vậy vì sao mô hình kinh doanh này lại dễ lên ngôi như vậy?
1. Vốn đầu tư thấp hơn, thời gian thu hồi vốn nhanh
Về phía nhà đầu tư, không thể phủ nhận kinh doanh sữa chua trân là mô hình có chi phí ban đầu khá dễ chịu. Theo chia sẻ của nhiều chủ cơ sở, ương tự như trà chanh, sữa chua trân châu không cần nguồn vốn lên tới cả tỷ đồng mà chỉ dao động khoảng 200-400 triệu đồng, tùy theo vị trí và quy mô cửa hàng.
Nguyên nhân là bởi các quán kinh doanh sữa chua trân châu không đề cao yếu tố cầu kỳ trong thiết kế không gian, chỉ cần chỉn chu, có gu một chút là thu hút được khách hàng. Chuỗi sữa chua thường nhấn mạnh vào yếu tố đơn giản, gọn gàng, tạo cảm giác thân thiện với khách.
Chính vì vốn bỏ ra vừa phải nên điểm cộng của mô hình này là thời gian thu hồi vốn nhanh. Theo một số chủ cơ sở, lợi nhuận kinh doanh sữa chua trân châu khá hấp dẫn, dao động 20-30% với điều kiện hoạt động ổn định. Trung bình, với mức đầu tư 200 - 400 triệu đồng, cơ sở có thể thu hồi vốn sau 3-4 tháng.
2. Giá cả phải chăng, phù hợp với nhiều đối tượng
Về phía khách hàng, mức giá hợp lý là điểm mạnh của mô hình này. Nếu tại nhiều quán cà phê, trà sữa khách hàng có thể phải trả từ 50.000-70.000 đồng/ly-mức giá khá đắt đỏ khiến cho nhiều người "không dám" ghé thăm quán thường xuyên, thì với sữa chua trân châu, giá bán trung bình vào khoảng 25.000 đồng/ly.
Với mức giá này, sản phẩm có thể tiếp cận tệp khách hàng lớn và đa dạng, từ học sinh, sinh viên cho đến dân văn phòng, người lớn tuổi.... Từ đó tiềm năng phát triển và cơ hội đột phá doanh thu cho nhà đầu tư cũng dễ dàng hơn.
Ngoài ra, món sữa chua trân châu có cách làm không quá cầu kỳ, có thể tích hợp bán kèm với một số loại đồ uống khác như cà phê, kem,...để đem lại nguồn thu tốt hơn cho chủ quán.
3. Xu hướng tiêu dùng đồ uống tốt cho sức khỏe
Khách ngày càng có xu hướng lựa chọn các sản phẩm có lợi cho sức khỏe, không chỉ là sản phẩm tiêu dùng hằng ngày mà các món đồ uống, ăn vặt cũng đang được người tiêu dùng chú ý.
Trong khi đó, sữa chua vốn là một sản phẩm chứa rất nhiều lợi khuẩn, được các chuyên gia khuyến khích dùng hàng ngày để giúp hệ tiêu hóa khỏe hơn và cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể. Hơn nữa, sữa chua kết hợp với những hạt trân châu tươi mềm, nước cốt dừa thơm ngậy sẽ tạo nên hương vị hấp dẫn. Đó cũng là một phần lý do khiến cho món sữa chua trân châu gây bão trong thời gian vừa qua.
Tạm kết
Chế biến từ các nguyên liệu quen thuộc nhưng bằng cách kết hợp mới lạ cộng với giá cả phải chăng, sữa chua trân châu mang đến sự khác biệt cho nhiều tầng lớp khách hàng. Tuy nhiên, chặng đường phía trước, các chuỗi sữa chua trân châu sẽ đủ sức trụ vững hay chỉ là một trào lưu ngắn hạn, nhanh chóng bùng lên để rồi giảm nhiệt sau đó, lại là câu hỏi không dễ trả lời. Chưa hết, với mô hình kinh doanh đồ uống ở khu vực phía Bắc, tương tự trà chanh, kem, chờ đợi các quán sẽ là một mùa đông dài phía trước.
Chỉ có một điều chắc chắn, nếu bản thân mỗi quán không liên tục gia tăng giá trị trải nghiệm cho khách hàng ngoài giải quyết những nhu cầu như ăn uống, trò truyện, thì họ sẽ khó thành công, chưa nói đến việc tồn tại trong thời điểm thị trường đang có hàng trăm quán, và các quán mới sẽ mọc lên ngày một dày đặc như hiện nay.
Kinh doanh bết bát, 'ông lớn' xăng dầu ôm nợ gần 4.000 tỷ đồng Khoản vay, nợ thuê tài chính ngắn hạn của xăng dầu Thanh Lễ tăng 16% và dài hạn gấp gần 10 lần so hồi đầu năm 2019. Tổng Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ (Thalexim, UPCoM: TLP) vừa ghi nhận doanh thu và lợi nhuận đều giảm trong năm 2019. Cụ thể, trong quý IV/2019, doanh thu thuần Thalexim đạt...