Chuyển dịch lao động: Cần rút bớt lao động phi chính thức
Việt Nam có tới gần 2/3 tổng số lao động làm việc ở khu vực phi chính thức với năng suất lao động thấp, không được pháp luật bảo vệ. Điều này đặt ra vấn đề Việt Nam cần phải thúc đẩy chuyển dịch lao động phi chính thức sang chính thức nhằm bảo vệ quyền lợi lao động, thúc đẩy kinh tế quốc gia.
Hơn 2/3 lao động phi chính thức
Tại hội thảo về đo lường việc làm phi chính thức tại Việt Nam do Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tổ chức vào chiều 3.10, số liệu của Tổng cục Thống kê trong năm 2016 cho thấy, gần 60% lao động làm việc ở khu vực phi chính thức. Trong đó, chủ yếu là lao động làm nông – lâm – ngư nghiệp (chiếm tới hơn 41%) sau đó là lao động làm trong các ngành dịch vụ vừa và nhỏ như du lịch, bán hàng, công nghiệp…
Lao động phi chính thức là lao động tự tạo công việc, không có hợp đồng lao động, không được đóng BHXH, BHYT hay hưởng lương cố định (ảnh minh họa). Ảnh: M.N
Xu hướng lao động có việc làm phi chính thức tại Việt Nam đang có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2014-2016. Cụ thể, giảm từ 58,8% năm 2014 xuống còn 57,2% năm 2016. Con số này có thể sẽ còn giảm mạnh trong thời gian tới nếu Việt Nam có những động thái tích cực trong việc thúc đẩy chuyển dịch việc làm.
Báo cáo cho thấy, hơn 90% lao động phi chính thức là lao động không có chuyên môn, kỹ thuật. Bà Nguyễn Thị Xuân Mai (Vụ Thống kê dân số và lao động – Tổng Cục thống kê) – người trình bày báo cáo trên cho biết, ở Việt Nam, lao động phi chính thức được xác định trên việc làm không chính thức. Theo đó, lao động phi chính thức là lao động tự tạo công việc, không có hợp đồng lao động, không được đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) hay hưởng lương cố định.
Bà Mai cho biết, tỷ lệ việc làm phi chính thức ở Việt Nam và Trung quốc ngang nhau (khoảng 58%). Riêng ở khu vực Đông Nam Á, con số là tương đối lớn. Thậm chí một số quốc gia trên thế giới như ở châu Phi, có những quốc gia có tỷ lệ lao động phi chính thức lên tới 90%.
Bà Sandra Yu – chuyên gia lao động của ILO tại Bangkok (Thái Lan) cho rằng, tính phi chính thức từ lâu đã được coi là một đặc điểm phổ biến của nền kinh tế – xã hội của các nước đang phát triển như Việt Nam. Tỷ lệ phi chính thức cao có tác động tiêu cực đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, nguồn thu ngân sách và các hoạt động của chính phủ, đặc biệt là về khía cạnh chính sách kinh tế – xã hội và môi trường, cũng như tính lành mạnh của thể chế và sự cạnh tranh công bằng trên thị trường quốc gia và quốc tế.
Tuy nhiên, thách thức lớn nhất của Việt Nam chính là dù có một lượng lớn lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ (khu vực vốn được coi là khu vực chính thức) nhưng lại là lao động phi chính thức vì không có hợp đồng, không được đóng BHXH, BHYT… Phần lớn lao động này làm thời vụ, không ký hợp đồng, bị trốn đóng BHXH… “Sự chuyển dịch không chỉ đảm bảo quyền lợi cho lao động mà còn góp phần phát triển đất nước” – bà Sandra Yu nói.
Cần rút bớt lao động phi chính thức
Video đang HOT
Nhiều lao động phi chính thức không có chuyên môn, kỹ thuật (ảnh minh họa). Ảnh: M.N
Trước thực trạng trên, giải pháp được nhiều chuyên gia đưa ra để cải thiện chất lượng kinh tế là phải rút bớt được lao động phi chính thức mà trọng tâm là rút bớt lao động nông nghiệp, nông thôn.
Theo chuyên gia ILO, để giảm bớt lao động phi chính thức thì phải thúc đẩy hoá việc chính thức việc làm thông qua việc đưa lao động vào làm tại các công ty, có ký kết hợp đồng. Lao động được đóng BHXH, mua BHYT, được bảo vệ quyền lợi…
Trước đó, Việt Nam cũng đã đặt ra mục tiêu và có nhiều chủ trương lớn để thực hiện nhiệm vụ này. Có thể kể tới chủ chương tăng đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn, giảm thuế cho doanh nghiệp tuyển dụng lao động nông thôn, vùng dân tộc… Từ đó, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động, đặc biệt lao động nông thôn.
Theo Tổng cục Thống kê, hiện Việt Nam có hơn 54 triệu lao động trong đó có gần 40 triệu lao động phi chính thức (20 triệu lao động nông nghiệp), chỉ có hơn 13 triệu lao động chính thức. Đáng nói, có tới 6 triệu lao động dù làm việc trong khu vực chính thức nhưng lại là “lao động phi chính thức” vì không được ký hợp đồng, hoặc được ký hợp đồng nhưng lại không được đóng BHXH, BHYT… Theo tin từ cuộc hội thảo, hôm nay (4.10), Tổng cục Thống kê sẽ công bố báo cáo lao động phi chính thức 2017.
Theo PGS-TS Nguyễn Thị Lan Hương – nguyên Viện Trưởng Viện Khoa học lao động (Bộ LĐTBXH), chuyển dịch cơ cấu lao động được nhiều nhà kinh tế xem như chỉ tiêu quyết định nhất để đánh giá thành công của quá trình công nghiệp hoá. So sánh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ nhóm ngành nông nghiệp sang nhóm ngành phi nông nghiệp trong khoảng 20 năm giữa Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc có thể thấy, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động ở Việt Nam là chậm nhất.
Còn theo TS Trương Anh Dũng – Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐTBXH), muốn thúc đẩy chuyển dịch lao động phi chính thức thì cần tăng đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm tại doanh nghiệp nhằm tái cơ cấu ngành kinh tế. “Trọng tâm vẫn phải là đào tạo nghề để nâng cao chất lượng lao động cho lao động nông thôn, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ. Bên cạnh đó, thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp để rút bớt lao động phi chính thức trong lĩnh vực nông nghiệp” – TSTrương Anh Dũng cho biết.
Đồng tình với hai ý kiến trên, tuy nhiên, ông Nguyễn Khắc Giang – Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách VEPR lại lo ngại về khả năng chuyển dịch lao động phi chính thức. Hầu hết các hộ kinh doanh cá thể đều không muốn chuyển sang hoạt động doanh nghiệp bởi chi phí để chính thức hoá (lập doanh nghiệp) rất cao. Điều này đồng nghĩa với việc số lượng việc làm thấp, không có cơ hội để chuyển lao động tự do sang làm việc ở khu vực chính thức.
Hiện tại ILO đang hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy chuyển dịch lao động qua triển khai dự án hỗ trợ chuyển hóa lao động phi chính thức sang chính thức tại Việt Nam (Formalisation Project)”.
Theo Danviet
Đào tạo một đằng, "kiếm cơm" một nẻo
Điều tra của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về việc chuyển tiếp từ trường học đến việc làm của thanh niên Việt Nam từ 15-29 tuổi cho thấy, việc làm của nhiều thanh niên chưa phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Nhiều chuyên gia cho rằng đây chính là nguyên nhân gây nên sự lãng phí, ảnh hưởng tới năng suất lao động.
Cung - cầu chưa gặp nhau
Nghiên cứu trên được thực hiện ở 53 nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam, Tổng cục Thống kê thực hiện điều tra với sự hỗ trợ của ILO). Đợt đầu tiên được thực hiện trong năm 2012-2013 với mẫu khảo sát là hơn 2.700 thanh niên và đợt thứ hai trong năm 2015 với hơn 2.200 mẫu khảo sát.
Có tới gần 50% lao động không làm đúng chuyên ngành được đào tạo.
(Ảnh minh họa, chụp tại Công ty Tnhh Nippon Paint Việt Nam). Ảnh: M.N
Theo ILO, có tới hơn 97% số thanh niên được khảo sát đều đã từng đi học hoặc tham gia một chương trình đào tạo.
Kết quả điều tra chuyển tiếp từ trường học đến việc làm cho thấy mối tương quan chặt chẽ giữa trình độ học vấn và thời gian chuyển tiếp sang thị trường lao động của thanh niên: Các bạn trẻ có trình độ đại học cần trung bình 7,3 tháng để chuyển tiếp từ trường học sang công việc ổn định và thấy hài lòng đầu tiên, trong khi đó thời gian này cho người có trình độ trung học phổ thông là hơn 17 tháng.
Khoảng hơn một nửa thanh niên có việc làm đã được đào tạo đầy đủ cho công việc họ đang làm (50,5% lao động trẻ có bằng cấp phù hợp với yêu cầu công việc). Tuy nhiên, không phải tất cả thanh niên được đào tạo đều có thể tìm thấy công việc phù hợp với trình độ của họ; 26% lao động trẻ có trình độ học vấn cao hơn yêu cầu công việc đang làm. Mặt khác, có tới 23,5% lao động trẻ làm công việc có đòi hỏi cao về kỹ thuật nhưng không đáp ứng được.
Đáng chú ý, gần 2/3 (khoảng 64,2%) sinh viên theo khảo sát của ILO nói thích làm việc trong khu vực Nhà nước, bất chấp công việc đó không phù hợp với chuyên môn được đào tạo. Sự lựa chọn này, theo các chuyên gia về lao động việc làm của ILO cũng dễ hiểu bởi việc làm trong khu vực nhà nước có sự hấp dẫn do tính ổn định, nhưng khả năng cung cấp việc làm cho một số lượng lớn lao động trẻ ở khu vực này có giới hạn.
Điều tra chuyển tiếp từ trường học đến việc làm cũng cho thấy thị trường lao động đang không tận dụng được hết tiềm năng của lực lượng lao động trẻ ở nước ta. Có tới 43,1% lao động không làm đúng chuyên môn kỹ thuật được học trong trường ĐH. 34% thanh niên làm công việc tự do, hợp đồng dưới 12 tháng. 4,2% sinh viên sau tốt nghiệp thất nghiệp và 4,9% số được khảo sát vừa tốt nghiệp nhưng không làm bất cứ công việc gì.
Đáng chú ý tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên có trình độ đại học là 4,7%, trong khi tỷ lệ này ở thanh niên tốt nghiệp trung học phổ thông là 3%. Tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong năm 2015 thuộc nhóm thanh niên có trình độ tiểu học (6,4%).
Nhiều lao động trẻ vẫn còn ảo tưởng
Trong phiên giao dịch việc làm tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, lao động Nguyễn Hữu Hoàng ở Hà Đông, Hà Nội (tốt nghiệp khoa Cơ điện, Trường Giao thông Vận tải Hà Nội) cho biết, mặc dù tốt nghiệp khoa này nhưng Hoàng lại có nhu cầu tìm việc làm quản lý kho. "Sau một thời gian tìm kiếm công việc, tôi thấy công việc làm kho hợp với tôi hơn. Mặc dù nghe có vẻ hơi mâu thuẫn và nhiều người cho rằng công nhưng tôi thấy công việc nào hợp, lương cao thì làm thôi" - anh Hoàng nói.
Bà Vũ Thị Thanh Liễu - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết, quá trình giới thiệu việc làm cho lao động, trung tâm cũng từng tiếp nhận nhiều lao động học một đường, công việc một nẻo. Có bạn dù học chuyên ngành marketing nhưng lại không muốn làm công việc này. Nguyên nhân là bởi công việc này vất vả, lương thấp.
"Ngoài ra, một số bạn khác lại ảo tưởng trình độ mình rất cao, tốt nghiệp ĐH ra trường mà công việc không tốt, lương không cao thì thấy chưa tương xứng nên không muốn đi làm. Đây cũng chính là lý do khiến cho lao động thường mất nhiều thời gian (theo báo cáo nghiên cứu là 7 tháng) để tham gia vào thị trường lao động" - bà Liễu nói.
Bình luận về kết quả gần 50% lao động "học một đằng, kiếm cơm một nẻo", bà Liễu cho rằng điều này chắc chắn có. "Với tính chất tư vấn việc làm cho lao động trên một khu vực hẹp, chúng tôi không dám khẳng định nghiên cứu trên là đúng hay sai, nhưng có một điều chắc chắn rằng, con số lao động tốt nghiệp ra trường làm công việc không đúng chuyên ngành là có, thậm chí còn là nhiều".
Đánh giá ở góc độ rộng hơn, ông Chang-Hee Lee - Giám đốc ILO tại Việt Nam cho rằng, việc sinh viên tốt nghiệp ĐH ra trường không làm đúng chuyên ngành sẽ ảnh hưởng nhiều tới năng suất và chất lượng lao động. "Điều này có nghĩa là doanh nghiệp đang chưa tận dụng hết tiềm năng, năng suất của nhiều lao động trẻ, mặt khác lại không thể hoạt động ở mức năng suất lao động tối đa của mình bởi họ tuyển dụng lao động thiếu khả năng".
Ông Khuất Văn Quyền - nhân viên tư vấn việc làm tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội thì cho rằng, việc lao động trẻ không muốn làm đúng công việc dựa trên trình độ được đào tạo cũng gây khá nhiều khó khăn trong quá trình tuyển dụng của các công ty. Có những công ty sau 2-3 tháng tuyển lao động vẫn không tuyển đủ, tuyển đúng được lao động với chuyên môn họ cần, đành phải tuyển lao động trái ngành nghề và tự đào tạo lại từ đầu.
Còn TS Nguyễn Thị Lan Hương - Viện Khoa học lao động (Bộ LĐTBXH) cho rằng, nguyên nhân chính dẫn tới thực trạng này là do hệ giáo dục đào tạo của Việt Nam có vấn đề. Việc học sinh không được hướng nghiệp kỹ về ngành nghề khiến cho nhiều em vào trường ĐH chỉ để "thỏa được ước mơ ngồi giảng đường" khiến cho cả xã hội đang phải gánh chịu hậu quả.
Để giải quyết câu chuyện, học một đường, kiếm việc một nẻo, theo bà Hương cần phải xem xét lại từ khâu tư vấn hướng nghiệp, cho tới đào tạo, bố trí, tuyển dụng lao động.
Nên thay đổi cách đào tạo Cá nhân tôi hoàn toàn tin tưởng vào kết quả từ báo cáo nghiên cứu này của ILO và Tổng cục Thống kê. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng gần một nửa sinh viên ra trường không làm đúng chuyên môn, kỹ thuật. Trước hết phải kể tới việc cấp phép cho quá nhiều trường ĐH, chỉ tiêu tuyển sinh bị buông lỏng, việc đào tạo không sát với nhu cầu thị trường... Để xảy ra tình trạng này, một phần cũng là do sự quản lý của Nhà nước, trong đó có cả ngành giáo dục.
Theo tôi, thời gian tới, cần thực hiện tốt khâu tư vấn hướng nghiệp từ bậc trung học, bên cạnh đó, siết lại hoạt động tuyển sinh và đào tạo. Cần tăng cường khâu thực hành và kỹ năng mềm cho học sinh thay vì chỉ chú trọng lý thuyết. Có như vậy các em mới có thời gian gắn bó với ngành nghề, thêm yêu nghề. Đồng thời nhà trường cũng phải thực hiện khuyến khích khả năng tự tìm kiếm việc làm trong thị trường lao động, tăng tính năng động cho học sinh. PGS-TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT Làm trái ngành vì khôngxin được việc Em tốt nghiệp ngành quản lý đô thị, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, nhưng ra trường đã 7 tháng vẫn chưa tìm được việc làm phù hợp. Bố mẹ xin cho em vào làm văn phòng ở một quận, mặc dù không thích nhưng em cũng không có sự lựa chọn khác. Nhiều lúc cũng tiếc công thầy cô đào tạo 4 năm trời, nhưng giờ công việc bên này nhẹ nhàng, ổn định nên có muốn xin nghỉ chuyển việc cũng không được bố mẹ đồng ý. Nguyễn Thị Minh (Hoàng Mai, Hà Nội) Thuỳ Anh (ghi)
Theo Danviet
Người đàn ông bị điện giật tử vong trong lúc hàn xe Sáng ngày 24.9, tin từ UBND xã Ea Ral, huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), xác nhận tại địa phương vừa xảy ra vụ điện giật chết người trong lúc lao động. Nạn nhân là ông Đặng Văn Dư (40 tuổi, trú thôn 1, xã Ea Ral). Hiện trường nạn nhân bị điện giật khi hàn xe công nông Thông tin ban đầu, chiều...