Chuyện địa phương: Chống sạt lở ven sông Đồng Nai
Thời gian qua do chịu ảnh hưởng từ việc xả lũ của thuỷ điện Trị An và Phước Hoà kết hợp với triều cường đã gây ra sạt lở nghiêm trọng khu vực ven sông Đồng Nai. Chính vì thế, chống sạt lở để bảo vệ an toàn tài sản và tính mạng của người dân đang là vấn đề cấp bách được tỉnh Bình Dương đặt ra.
Một đoạn bờ ven sông Đồng Nai đoạn qua H. Tân Uyên bị sạt lở – Ảnh Đỗ Trường
Khảo sát của cơ quan chức năng H.Tân Uyên cho thấy, vào cuối tháng 9 và đầu tháng 10 vừa qua do chịu ảnh hưởng từ việc xả lũ kết hợp triều cường đã gây ra việc sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của người dân H.Tân Uyên và tình hình an toàn giao thông đặc biệt đoạn đi qua cơ quan Huyện uỷ Tân Uyên đoạn từ cầu Rạch Tre đoạn bến đò chợ cũ… Trong đó, đoạn cầu Rạch Tre bị sạt lở từ 6,7m đến 16,5m. Các điểm sạt lở này đã tiến sát đường ĐT 747 và có nguy cơ cắt đứt tuyến đường huyết mạch của Tân Uyên. Qua phân tích của đơn vị khảo sát sạt lở, một số đoạn sông Đồng Nai chảy qua địa phận Tân Uyên có địa hình dòng chảy áp sát bờ nên dễ gây ra hiện tượng xói lở khá lớn, dễ gây ra lún sụp. Đặc biệt, một số đoạn sông quanh co đã tạo ra hiện trượng nước xoáy quẩn rất phức tạp.
Ghi nhận của PV Thanh Niên tại KP2, thị trấn Uyên Hưng (H.Tân Uyên) nhiều người dân ở đây tỏ ra rất lo lắng trước tình hình sạt lở nghiêm trọng đang diễn ra. Chưa hết, nhiều đoạn bờ sông bị sạt lở đã được gia cố nhưng vẫn tiếp tục bị sạt lở, tạo ra hố sâu rất nguy hiểm có nguy cơ đe doạ nhà dân. Theo anh Dương Hoàng Tân (ngụ KP2, thị trấn Uyên Hưng), do những ngày vừa mưa lớn kéo dài đã làm đất nhão, gây sạt lở cả bờ kè. Tuy nhiên, sau khi sự việc xảy ra, chính quyền đã đến kiểm tra nhưng vẫn chưa có phương án gia cố. Chị Nguyễn Thị Phúc (KP2, thị trấn Uyên Hưng) cho biết, rất mong chính quyền địa phương khẩn trương có biện pháp xử lý, nhanh chóng cho gia cố lại khu vực bờ kè này nếu việc gia cố kịp thời và tiếp tục bị mưa lũ xói mòn sẽ gây nguy hiểm rất lớn đối với đời sống của người dân.
Video đang HOT
Ngày 23.10, UBND H.Tân Uyên (Bình Dương) đã có báo cáo lập phương án xây dựng gần 2 km bờ kè ven sông Đồng Nai bị sạt lở trong đợt lũ và triều cường vừa qua. UBND H. Tân Uyên tiến hành khảo sát địa chất, lập phương án xây dựng bờ kè chống sạt lở với chiều dài gần 1,9 km với tổng kinh phí đầu tư trên 191 tỉ đồng. Trong đó, những đoạn kè đi qua khu vực dân cư đông đúc sẽ được bố trí hành lang đi bộ rộng khoảng 3m, đồng thời được bố trí khuôn viên cây xanh, công viên để tăng vẻ đẹp mỹ quan đô thị.
Theo TNO
Chính quyền chậm xin lỗi dân
Mặc dù UBND TP.HCM chỉ đạo quyết liệt, nhưng nhiều sở ngành, quận huyện vẫn chưa thực hiện hình thức thư xin lỗi dân đối với hồ sơ hành chính bị trễ hẹn.
Nhiều nơi ì ạch
Đầu tháng 8.2012, UBND TP.HCM ban hành công văn chỉ đạo về thực hiện thư xin lỗi. Theo đó, đối với các thủ tục hồ sơ đến ngày hẹn trả mà chưa có kết quả giải quyết thì thủ trưởng các sở ngành, chủ tịch UBND quận huyện phải xin lỗi dân. Chỉ đạo của UBND TP được xem như là một bước đột phá về cải cách thái độ của cán bộ, công chức trong việc phục vụ người dân trên địa bàn, song thực tế tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc, sự chuyển biến lại khá chậm.
Người dân làm thủ tục hành chính tại UBND Q.1 - Ảnh: Diệp Đức Minh
Ông Lê Tấn Tú ở P.25, Q.Bình Thạnh là một trong những nạn nhân điển hình của sự ì ạch nói trên. Ông Tú có đất (được công nhận quyền sở hữu) bị thu hồi để quận triển khai thi công dự án chống sạt lở bờ kênh Thanh Đa. Sau khi nộp đầy đủ hồ sơ pháp lý cho quận, mặc dù chưa nhận được tiền đền bù nhưng ông Tú đã tự nguyện di dời. Thế nhưng, sau hơn 5 năm chờ đợi, ông vẫn không nhận được tiền đền bù. "Cứ mỗi lần đi khiếu nại, tôi đều nhận được câu trả lời là hồ sơ đã hoàn tất và đang xin ý kiến tại văn phòng UBND quận. Tôi hỏi vì sao hồ sơ đã hoàn tất rồi mà cứ bị "ngâm" mãi thì lại không có ai giải thích gì. Suốt 2 tháng nay, tôi hy vọng quận sẽ đẩy nhanh tiến độ giải quyết hồ sơ của tôi theo chỉ đạo của UBND TP, nhưng rồi mọi chuyện vẫn như cứ giậm chân tại chỗ. Quận cũng chẳng đoái hoài gì đến chuyện xin lỗi", ông Tú bức xúc.
Ngày 30.8, ông Phạm Văn Hưng nộp hồ sơ tại UBND Q.12 điều chỉnh "sổ đỏ" đối với thửa đất 634, P.Thới An (Q.12). Ngày hẹn trả hồ sơ là 8.9, nhưng đến 4.10 (gần 1 tháng sau), khi tra cứu tình trạng hồ sơ trên hệ thống "một cửa" điện tử, hồ sơ của ông Hưng vẫn còn nằm ở dạng "vừa tiếp nhận". Nhiều trường hợp làm giấy tờ nhà đất ở quận này cũng rơi vào tình trạng trễ hẹn dài ngày như ông Hưng nhưng đều không hề được quận hoặc các bộ phận liên quan gửi thư xin lỗi và hẹn lại chính xác ngày trả kết quả.
Hoán chuyển công tác cán bộ trễ hẹn
Trao đổi với Thanh Niên, ông Phan Văn Định, Chánh văn phòng UBND Q.Bình Thạnh, cho biết: "Việc chậm trễ thường rơi vào một số trường hợp phức tạp nên kéo dài thời gian xác minh ở địa phương. Hiện UBND quận đã soạn xong mẫu thư xin lỗi dân và sẽ triển khai vào giữa tháng 10. Thư xin lỗi này sẽ do chủ tịch UBND quận ký và ghi rõ ngày trả hồ sơ cho người dân. Tối đa giải quyết trễ hẹn không quá 10 ngày".
Bà Phạm Thị Thanh Hương, Phó văn phòng UBND Q.Tân Phú cho biết: "Cán bộ nào làm trễ ba lần sẽ bị hoán chuyển công tác. Hồ sơ thuộc thẩm quyền giải quyết cấp nào, cấp đó phải ký thư xin lỗi".
Ông Lê Hoài Trung, Phó giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM, cho biết: "Sắp tới, TP có đợt kiểm tra và sẽ tham mưu cho UBND TP phê bình những thủ trưởng sở ngành, chủ tịch UBND quận huyện chậm chuyển biến trong việc xin lỗi dân".
Theo UBND TP, trong tháng 9.2012, TP đã tiếp nhận 37.949 hồ sơ hành chính, đã giải quyết 30.457 hồ sơ, tỷ lệ đạt 84%. Các quận: 3, 6, 8, 9, 10, 11, Phú Nhuận, Tân Phú, Bình Tân và H.Nhà Bè có tỷ lệ giải quyết hồ sơ đúng hạn cao, đạt từ 97% trở lên. Trong đó có nhiều quận huyện đạt tỷ lệ rất thấp, điển hình là Q.2 (54%), Q.4 (62%), Q.Gò Vấp (68%), H.Bình Chánh (65%)... đặc biệt Sở TN-MT chỉ có 15% hồ sơ đúng hạn.
Riêng tại UBND Q.1 (đơn vị đầu tiên áp dụng hình thức thư xin lỗi từ năm 2011), trong tháng 9 đã giải quyết 1.550 hồ sơ (tỷ lệ đạt 87%). Điều đáng ghi nhận là các hồ sơ trễ hẹn sau đó đều được quận giải quyết dứt điểm, đồng thời quận đã chủ động thông báo người dân đến nhận kết quả.
Theo TNO
Mưa lũ gây ngập nặng tại Lâm Đồng, Đồng Nai Một cơn mưa lớn kéo dài từ 12 giờ đến 16 giờ ngày 2.10 trên địa bàn TP.Đà Lạt và huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) đã làm một người thiệt mạng, gây ngập lụt khoảng 100 hecta rau, hoa các loại. Thông tin ban đầu cho biết, người thiệt mạng là ông Nguyễn Tá Đoàn (47 tuổi, ngụ số 52 Đa Phú, phường...