Chuyện “đi 2 hàng” nhận hối lộ diễn ra tại trung tâm đăng kiểm 50-10D và 50-14D
Ngày 31/7, TAND TP Hồ Chí Minh tiếp tục xét xử sơ thẩm đại án ngành đang kiểm. HĐXX và đại diện VKSND TP Hồ Chí Minh tập trung làm rõ sai phạm của các bị cáo tại các trung tâm đăng kiểm khối D, khối tư nhân gồm: Trung tâm Đăng kiểm 50 -14D, 50 -15D, 50 -17D, 50 -19D.
Là cổ đông cùng lúc của cả 2 Trung tâm Đăng kiểm 50-10D và 50-14D, các bị cáo chủ chốt của 2 trung tâm này đã nhận tiền hối lộ từ các doanh nghiệp, chủ phương tiện để lập hồ sơ giả, giả chữ ký để làm cơ sở cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới đường bộ và giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo; bỏ qua các lỗi trong lúc đăng kiểm.
Các bị cáo thuộc Trung tâm Đăng kiểm 50 -14D và 50 -15D tại tòa ngày 31/7.
Trung tâm Đăng kiểm 50-10D đóng tại địa bàn huyện Củ Chi do Nguyễn Thanh Tâm làm Giám đốc. Trung tâm này có 3 thành viên góp vốn là bị cáo Nguyễn Văn Đảng (34%, Chủ tịch Hội đồng quản trị), Lê Văn Sáng và Đỗ Thị Châm (tỷ lệ góp vốn 33%). Tại trung tâm này có 2 chuyền kiểm định. Từ tháng 4/2017 đến tháng 4/2018, bị cáo Nguyễn Văn Đảng làm Giám đốc, bị cáo Nguyễn Thanh Tâm làm Phó giám đốc.
Thời điểm bị cáo Nguyễn Văn Đảng làm Giám đốc đã có chủ trương nhận tiền hối lộ từ các chủ phương tiện để bỏ qua các lỗi trong quá trình đăng kiểm. Để được cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện xe cơ giới đường bộ, tùy vào từng phương tiện, số tiền nhận hối lộ từ các chủ phương tiện từ 300 ngàn đến 1 triệu đồng. Đối với các phương tiện đăng kiểm quá cũ, cơi nới thùng thì chủ phương tiện phải hối lộ từ 1-2 triệu đồng. Số tiền nhận hối lộ, bị cáo Đảng lấy 30% chia cho các ĐKV và nhân viên, số tiền còn lại Đảng trực tiếp quản lý.
Thời điểm này Trung tâm Đăng kiểm 50-14D đi vào hoạt động, gia đình bị cáo Đảng có cổ phần tại trung tâm này nên tỷ lệ ăn chia được phân lại. ĐKV và nhân viên hưởng 35%, chủ đầu tư (Đảng, Sáng, Châm) hưởng 60%, 5% còn lại để duy trì trung tâm. Điều đặc biệt tại trung tâm này là các chủ phương tiện sẽ không đưa tiền hối lộ trực tiếp cho các ĐKV mà chủ phương tiện hoặc “cò” sẽ chuyển vào số tài khoản của Nguyễn Thanh Tâm (thời điểm làm Phó Giám đốc).
Bị cáo Nguyễn Văn Đảng và Nguyễn Thanh Tâm còn là đối tượng liên quan trong hành vi nhận hối lộ tại Trung tâm Đăng kiểm 50-14D. Theo đó, Công ty CP TM DV KT Đức Minh Khang do Hoàng Tấn Lực làm Giám đốc, được thành lập với mục đích làm tiền đề để thành lập Trung tâm Đăng kiểm 50-14D. Trên giấy tờ, trung tâm này gồm có 3 thành viên góp vốn gồm Lực (34%), Vũ Thị Dần (vợ Nguyễn Văn Đảng góp 33%), Ngô Mạnh Tuấn (33%). Thực tế Mai Đức Truyền, Vũ Thị Dần, Đỗ Thị Châm… mỗi người góp 25%. Số 25% còn lại, Lê Văn Sáng góp 10%; Nguyễn Thanh Tâm, Nguyễn Thị Mai Liên, Hoàng Tấn Lực, mỗi người góp 5%.
Bị cáo Hoàng Tấn Lực trả lời tại tòa.
Video đang HOT
Trung tâm đăng kiểm 50-14D tọa lạc ở huyện Hóc Môn, tại đây có 2 chuyền kiểm định. Từ tháng 4/2019 đến tháng 10/2020, Phan Nguyễn Thanh Phong được thuê làm giám đốc trung tâm, tuy nhiên người điều hành là Hoàng Tấn Lực. Tháng 10/2022 đến tháng 12/2022, Hoàng Tấn Lực làm Giám đốc, Bế Bình Dương là Phó giám đốc. Dù vợ là Vũ Thị Dần đứng cổ đông lớn, Lực là Giám đốc nhưng người phía sau điều hành cũng như chịu trách nhiệm chính về Trung tâm Đăng kiểm 50-14D này là Nguyễn Văn Đảng.
Với chủ trương nhận tiền hối lộ từ chủ các phương tiện trong việc cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện xe cơ giới đường bộ, Đảng đã chỉ đạo Lực và truyền đạt lại cho Bế Bình Dương, Đặng Huỳnh Nhật Quang, Trần Hoài Phạm Anh Ly, Nguyễn Văn Nối, Vũ Trường Sơn, Nguyễn Minh Trị, Hà Anh Tiến về chủ trương bỏ qua lỗi để nhận hối lộ. Phương thức nhận tiền hối lộ cũng giống như cách mà Đảng làm tại Trung tâm Đăng kiểm 50-10D. Các chủ doanh nghiệp, chủ phương tiện sẽ chuyển tiền hối lộ qua số tài khoản mang tên Lực. Tiền mà chủ phương tiện đưa trực tiếp được bỏ vào thùng giấy hoặc hộc bàn, cuối ngày sẽ gom lại kiểm đếm.
Mỗi ngày có khoảng 40 phương tiện vào trung tâm này đăng kiểm, số tiền hối lộ thu được từ 11-12 triệu đồng. 1 tuần các đối tượng nhận tổng cộng khoảng 70 triệu đồng. Với số tiền này, Lực chia theo tỷ lệ cho các ĐKV, nhân viên. Số còn lại Lực gom đến đầu tháng, kêu thủ quỹ chuyển khoản cho các cổ đông theo tỷ lệ %.
Ngoài ra, thông qua “cò” Võ Thị Thu Hiền, Lực nhận hối lộ làm trọn gói hồ sơ cải tạo, nghiệm thu phương tiện, kiểm định và cấp giấy chứng nhận đăng kiểm xe cho các phương tiện cải tạo. Lực chỉ nhận làm hồ sơ thiết kế cải tạo, nghiệm thu, kiểm định cho xe cải tạo, không nhận thiết kế và thi công, phần này chủ phương tiện tự thi công, cải tạo phương tiện.
Tùy loại phương tiện, Lực báo giá từ 4-9 triệu đồng/phương tiện. Lực thống nhất với 1 số ĐKV nhận hợp thức hóa các hồ sơ phương tiện cải tạo để Nguyễn Minh Trị, Hà Anh Tiến trực tiếp nghiệm thu cấp giấy chứng nhận rồi nhận tiền hối lộ từ 1 triệu đồng trở lên/hồ sơ. Đối với xe miễn thiết kế, Hoàng Tấn Lực nhận tiền hối lộ của chủ phương tiện 1 triệu đồng/phương tiện để hợp thức hóa hồ sơ cải tạo và đăng kiểm đạt đối với phương tiện đã thực hiện tháo, lắp thắng phụ, phục vụ cho việc đưa vào các trường dạy lái xe.
Sau khi nhận tiền, Lực móc nối với Cao Minh Phước (Giám đốc Công ty Cao Minh) để mua Biên bản nghiệm thu xuất xưởng xe cơ giới cải tạo và Văn bản đề nghị nghiệm thu xe cải tạo với số tiền 500 ngàn đồng/hồ sơ. Đối với xe có thiết kế, Lực nhận của các chủ phương tiện làm hồ sơ thiết kế, mỗi bộ là 6 triệu đồng. Lực đưa qua cho Mai Văn Quân, Tổng Giám đốc Công ty ôtô Tiên Phong để làm hồ sơ bản vẽ thiết kế với giá 5 triệu đồng/hồ sơ, Lực hưởng chênh lệch 1 triệu đồng/ hồ sơ.
Thủ thuật "moi" tiền hối lộ để "cống nạp" cấp trên
Để có tiền "cống nạp" lên trên, các thuộc cấp của Trung tâm Đăng kiểm 50-05V đã phải làm đủ chiêu trò để chủ các phương tiện vào đăng kiểm đưa hối lộ.
Ngoài ra, các đăng kiểm viên còn cấu kết với một số đối tượng của các trung tâm, công ty bên ngoài làm giả các hồ sơ đăng kiểm để nhận tiền hối lộ từ các chủ phương tiện sau đó chia tỷ lệ, nhận phần mình được hưởng và đem đi "cống nạp"...
Trung tâm Đăng kiểm 50-05V có 2 chi nhánh gồm Cơ sở An Phú Đông (quận 12) và Chi nhánh Hồng Hà (quận Tân Bình) có tổng cộng 6 chuyền đăng kiểm. Theo cáo trạng, từ năm 2014 đến 2022, tổng số phương tiện kiểm định là 312.642 phương tiện, lãnh đạo và nhân viên của Cơ sở An Phú Đông và Chi nhánh Hồng Hà đã nhận hối lộ gần 40 tỷ đồng.
Các bị cáo trong đại án ngành Đăng kiểm tại phiên xét xử ngày 29/7.
Thời điểm này giám đốc trung tâm là Nguyễn Đình Quân biết hành vi nhận hối lộ của các đăng kiểm viên nhưng làm ngơ để anh em kiếm thêm thu nhập và có tiền trang trải cho hoạt động của trung tâm. Cuối tháng 3/2022, khi nghe lãnh đạo Cục có "chủ trương" tăng tiền nhận hối lộ, Nguyễn Đình Quân đã triển khai xuống các thành viên.
Việc ngó lơ và nhận tiền hối lộ từ thuộc cấp diễn ra cho đến khi Nguyễn Đình Quân nghỉ hưu, bị cáo Trần Anh Tú lên phụ trách. Trần Anh Tú khai, khi bị cáo về trung tâm thì hành vi nhận tiền của các đăng kiểm viên (ĐKV) đã diễn ra trước đó. Thời điểm này bị cáo Trần Anh Tú bị áp lực tài chính do cơ sở ở An Phú Đông sắp hết hạn hợp đồng thuê còn bên chi nhánh Hồng Hà thì chủ mặt bằng yêu cầu tăng giá. Vì vậy, bị cáo Trần Anh Tú cũng đã làm ngơ cho hành vi sai trái đang diễn ra tại Trung tâm Đăng kiểm 50-05V.
Theo phân công, khi phương tiện vào ĐKV tại cơ sở và chi nhánh của Trung tâm Đăng kiểm 50-05V, ĐKV phụ trách công đoạn 1 sẽ lên cabin xe kiểm tra xem chủ xe có bỏ tiền hối lộ để cho qua vào vị trí đã quy ước từ trước trong cabin (cần gạt số, hộc đựng đồ, trong bao thuốc lá) hay không; nếu có, ĐKV sẽ bật đèn pin ra hiệu cho nhau biết để quá trình kiểm định bỏ qua lỗi không đạt tiêu chuẩn của phương tiện.
Người có nghĩa vụ liên quan trong vụ án có mặt tại tòa.
Nếu kiểm tra trên xe không để tiền hối lộ, các ĐKV sẽ kiểm tra kỹ và ghi nhận tất cả các lỗi, in phiếu kiểm định lần 1 "không đạt" và yêu cầu chủ xe phải khắc phục các lỗi này mới cho kiểm định lại lần 2. Các chủ phương tiện vì muốn tránh rắc rối buộc phải liên hệ lại với ĐKV để đưa hối lộ từ 150 đến 500 nghìn đồng. Tiền hối lộ từ các chủ phương tiện sẽ bỏ dồn vào 1 chỗ, đến cuối ngày được đem ra đếm và chia theo tỷ lệ đã quy định từ trước.
Tại Cơ sở An Phú Đông, ĐKV Nguyễn Đức Nam được phân công phụ trách nghiệm thu phương tiện xe cơ giới cải tạo đã móc nối với các chủ phương tiện, các trường dạy lái xe ô tô để làm khống hồ sơ nghiệm thu với giá 700 ngàn/ hồ sơ. Sau khi nhận tiền, Nam mua hồ sơ xuất xưởng gồm Biên bản nghiệm thu xuất xưởng xe cơ giới cải tạo và Văn bản đề nghị nghiệm thu xe cơ giới cải tạo từ Dương Nghĩa (nhân viên Công ty TNHH cơ khí ô tô Thành Kim) với giá 500 ngàn/bộ.
Vì sao Dương Nghĩa lại có sẵn loại hồ sơ này để bán cho Nguyễn Đức Nam? Theo đó, trong thời gian làm nhân viên, thấy Dương Thanh Cường, Phó giám đốc công ty có ký sẵn chữ ký trên giấy A4 để Nghĩa đi nghiệm thu xe cải tạo ở các tỉnh và việc công ty quản lý con dấu lỏng lẻo, Dương Nghĩa đã sử dụng chữ ký, con dấu này để làm giả các hồ sơ nghiệm thu xe cơ giới dưới danh nghĩa công ty và bàn cho Nguyễn Đức Nam.
Dương Nghĩa đã lập giả 274 bộ hồ sơ bán cho Nguyễn Đức Nam với giá 500 ngàn đồng/hồ sơ thu lợi bất chính 142 triệu đồng. Ngoài ra, Nghĩa còn bán 114 hồ sơ cho Tô Anh Vũ thu lợi bất chính 57 triệu đồng. Tổng cộng Dương Nghĩa đã làm giả 398 hồ sơ cải tạo xe để bán, thu lợi bất chính số tiền là 199 triệu đồng.
Từ năm 2020-2022, Nam đã mua 213 hồ sơ "nghiệm thu" miễn cải tạo cho bị can Hoàng Anh Dũng (Phó Phòng đào tạo giáo dục nghề nghiệp Á Châu) nhận hối lộ hơn 149 triệu đồng, nhận nghiệm thu 71 hồ sơ miễn thiết kế cho các chủ phương tiện khác nhận hối lộ gần 50 triệu đồng.
Tại chi nhánh Hồng Hà, Tô Anh Vũ được phân công nghiệm thu xe cơ giới cải tạo. Quá trình nghiệm thu xe cải tạo Tô Anh Vũ biết được các xe không thi công cải tạo tại các cơ sở được cấp phép thi công cải tạo. Do đó, Vũ đã nhận hối lộ của các chủ phương tiện làm khống hồ sơ xuất xưởng cải tạo để hợp thức hoá nghiệm thu xe. Từ năm 2019 đến 2022, Vũ đã nhận hối lộ 262 triệu đồng để nghiệm thu cho 114 xe cải tạo. 114 bộ hồ sơ này Vũ mua từ Dương Nghĩa sau đó giả chữ ký của chủ phương tiện, đại diện cơ sở thi công vào biên bản nghiệm thu để hợp thức hóa hồ sơ nghiệm thu xe cải tạo.
Các bị cáo tại Chi nhánh Hồng Hà khai nhận hầu hết tất cả các phương tiện đến đăng kiểm đều nhận tiền hối lộ, chỉ có những xe mới xuất xưởng, xe của người quen là các bị can không lấy tiền. Các bị can xác định khoảng hơn trên tổng số xe vào kiểm định đều phải đưa tiền hối lộ số tiền nhận trung bình thấp nhất là 150.000 đồng/1 phương tiện.
146 chủ phương tiện (bao gồm kiểm định định kỳ và nghiệm thu cải tạo) cho biết, đối với xe cải tạo phải đưa hối lộ cho Tô Anh Vũ số tiền 2,3 triệu đồng/ phương tiện, xe Pickup là 200 ngàn đồng đến 500 ngàn đồng/phương tiện, xe kiểm tra định kỳ trung bình từ 100 ngàn đồng đến 300 ngàn đồng/phương tiện.
Để các chủ phương tiện phải đưa tiền hối lộ, đối với phương tiện đăng kiểm lần 1 không đạt, các đối tượng yêu cầu chủ phương tiện phải đăng kiểm lần 2. Đã có gần 2.000 lượt chủ phương tiện muốn cho qua khi đi đăng kiểm phải đưa hối lộ để được cho qua
Các giám đốc trung tâm đăng kiểm nhúng chàm vì... "phong bì" Trong các bị cáo là Giám đốc trung tâm đăng kiểm, bước đầu họ khai nhận quyết liệt nghiêm cấm nhân viên của trung tâm nhận hối lộ để bỏ qua lỗi đăng kiểm, tuy nhiên sau thời gian điều hành trung tâm, quyền lợi nhận từ việc được hối lộ quá lớn, cộng thêm việc phải "chung chi" cho cấp trên nên...