Chuyện đấu đá vì tiền ít biết trong nội bộ FPT
Giống như nhiều start-up khác các nhà sáng lập tập đoàn FPT từng trải qua giai đoạn mâu thuẫn vì chuyện phân chia tiền bạc.
Giống như nhiều start-up khác, các founder (nhà sáng lập) tập đoàn FPT từng trải qua giai đoạn mâu thuẫn vì chuyện phân chia tiền bạc.
Ông Nguyễn Thành Nam là 1 trong 13 nhà đồng sáng lập ra tập đoàn FPT. Ông Nam từng giữ nhiều chức vụ quan trọng tại tập đoàn này, trong đó có vị trí Tổng giám đốc FPT.
Chia sẻ trong một chương trình về khởi nghiệp diễn ra vào chiều ngày 28/2, ông Nam cho biết sau khi FPT thành lập được khoảng 3-4 năm, các founder của công ty đã xảy ra mâu thuẫn trong việc phân chia tiền bạc. Mọi người tranh cãi, thậm chí dùng ngôn ngữ nặng nề với nhau.
Ông Nguyễn Thành Nam, cựu Tổng giám đốc FPT
Có lúc ông Nam từng nghĩ mâu thuẫn này có thể khiến công ty tan rã nhưng “sau đó, ông Bình (Trương Gia Bình – PV) tìm thấy một cuốn sách tên là Mini MBA, trong đó có một chương viết rằng các công ty khi thành lập được 3-5 năm sẽ xảy ra tranh cãi.”
“Hóa ra, việc tranh cãi tại các start-up giống như trẻ con lên sởi. Không phải bệnh chết người”, ông Nam hài hước chia sẻ.
Cựu CEO FPT cũng nhắn nhủ: “Khi trải qua giai đoạn này các bạn sẽ trưởng thành hơn”.
Không chỉ riêng gì FPT, mà nhiều start-up khác tại Việt Nam và trên thế giới cũng gặp phải tình huống tương tự.
Mâu thuẫn trong việc phân chia cổ phần hoặc lợi nhuận có thể khiến những nhà đồng sáng lập từ chỗ anh em, cộng sự thân thiết chuyển sang đối đầu, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của công ty, thậm chí khiến start-up sụp đổ.
Trong thực tế, có trường hợp khi công ty còn non trẻ và chưa sinh lời thì những founder đoàn kết, cùng nhau vượt qua khó khăn, thử thách. Nhưng đến khi công ty đạt được chút thành công thì nội bộ lại xảy ra xích mích vì chuyện người nào đáng hưởng nhiều, người nào nên hưởng ít.
Đó chính là lý do ngay khi mới khởi sự, các nhà đồng sáng lập nên bàn bạc chi tiết và rõ ràng về quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người trong nhóm. Tất nhiên, việc trao đổi này không thể chỉ là thỏa thuận bằng miệng mà cần có giấy tờ cụ thể.
Một số founder đã phải nhận bài học đắt giá vì nghĩ rằng những người đồng sáng lập với mình là anh em, bạn bè nên không cần đến văn bản hay hợp đồng.
Không có một công thức nhất định cho việc phân chia cổ phần/lợi nhuận giữa những người đồng sáng lập. Có start-up chọn cách chia đều cho các thành viên nhưng không phải lúc nào cách này cũng hiệu quả. Như ông Nguyễn Thành Nam chia sẻ trong trường hợp trên “Nếu chia đều thì ai cũng không thấy hài lòng” hay “Việc chia đều không có giá trị gì cả”
Theo ông Đinh Viết Hùng, CEO JoomlArt, các founder có thể chia cổ phần bằng cách xác định các yếu tố quan trọng đối với công ty và % của từng yếu tố đối với sự thành công chung của start-up. Sau đó, chấm điểm từng người đồng sáng lập theo các tiêu chí này, từ đây đưa ra quyết định về cổ phần hoặc lợi nhuận mà từng người được hưởng.
Video đang HOT
Theo_Kiến Thức
Thân thế bí ẩn về 2 'bóng hồng' bên cạnh ông Kim Jong Un
Hai bóng hồng Kim Yeo-jong và Ri Sol-ju được giới truyền thông xem là những người phụ nữ quyền lực nhất ở đất nước Triều Tiên.
Kim Yeo-jong là em gái của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un; còn Ri Sol-ju là phu nhân của ông Kim. Đây là hai người phụ nữ không chỉ có mối quan hệ gần gũi trong gia đình với ông Kim mà còn nắm giữ vị trí quan trọng trong đảng Lao động Triều Tiên.
Trợ thủ "bóng tối" Kim Yeo-jeong
Cô Kim Yeo-jeong (sinh năm 1987) là con gái út của cố lãnh đạo Kim Jong-il. Báo chí phương Tây cho biết mối quan hệ giữa hai anh em rất tốt và họ còn có thời gian học chung với nhau tại Thụy Sỹ vào những năm 90 của thế kỷ trước.
Trong khi phu nhân của nhà lãnh đạo Triều Tiên Ri Sol-ju nhiều lần có mặt cùng chồng trong nhiều sự kiện lớn nhỏ, thì số lần em gái ông Kim Jong Un xuất hiện trước ống kính lại rất "hiếm hoi".
Bức ảnh đời thường hiếm hoi của cô Kim Yeo-jeong. (ảnh: KCTV).
Lần đầu tiên, cô Kim Yeo-jeong có mặt trên truyền thông là trong đám tang của cha cô, cố lãnh đạo Kim Jong-il. Tờ Daily NK của Hàn Quốc dẫn lời một người đàn ông Triều Tiên hiện đang sinh sống ở nước ngoài cho biết, lúc sinh thời ông Kim Jong-il rất tin tưởng "con gái rượu" của mình, giao cho cô nhiều nhiệm vụ quan trọng.
Có thể nói, cô Kim Yeo-jeong được xem như là "cánh tay phải" của ông Kim Jong-il. Cô là người giúp ông Kim Jong-il viết thư tín, tổ chức các chuyến đi thăm. Thậm chí, cô cũng là người quyết định xem liệu chuyến thăm có thể diễn ra hay không và kiểm tra trước những địa điểm mà cố lãnh đạo Triều Tiên sẽ đến.
Sau khi ông Kim Jong Un lên nắm quyền lãnh đạo, cô tiếp tục trở thành trợ thủ đắc lực cho anh trai mình. Cô liên tục tháp tùng anh trai tới nhiều nơi, kể cả những địa điểm tối mật như căn cứ quân sự.
Trong một bức ảnh được tờ Rodong Sinmun công bố vào ngày 21/1/2015, cô Kim Yeo-jeong đứng lặng lẽ phía sau lưng anh trai, trong khi ông Kim Jong Un trò chuyện với mọi người ở một nhà máy giày.
Vào tháng 7/2015, Daily Mail dẫn thông tin từ truyền thông Triều Tiên cho biết, nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã quyết định thăng chức cho em gái, giao cho cô Kim Yeo-jeong trọng trách quản lý và phát triển hình ảnh cá nhân của ông.
Tờ Daily Mail đã gọi đây là một sự thăng chức ấn tượng đối với cô Kim Yeo-jeong ở độ tuổi còn khá trẻ- 28 tuổi. Theo đó, cô sẽ giữ chức Trưởng cơ quan Tuyên truyền và Dân vận của Đảng Lao động Triều Tiên, thay thế ông Kim Ki Nam đã 89 tuổi.
Động thái này khiến tên tuổi của cô Kim Yeo-jeong trở nên nổi bật hơn, sau khi cô thu hút được sự chú ý của thế giới trước tin đồn kết hôn với con trai thứ hai của Bí thư Đảng Lao động Triều Tiên Choe Ryong Hae vào đầu năm 2015.
Cô Kim Yeo-jeong (vòng tròn đỏ) trong lễ tang cố chủ tịch Kim Jong-il. (ảnh: KCTV).
Nhiệm vụ mới của người em gái nhà lãnh đạo Triều Tiên được cho là sẽ liên quan tới việc tổ chức các sự kiện lớn nhằm vinh danh ông Kim Jong Un, đảm bảo phát triển "các dự án lý tưởng hóa" củng cố quyền lực cho anh trai.
Theo Washington Post, hiện nay trong nội bộ Đảng Lao động Triều Tiên, cô Kim Yeo-jeong nắm giữ rất nhiều quyền lực, cô có quyền kiểm soát những người tiếp xúc với anh trai mình, kiểm soát những gì họ nói, thậm chí đến tài liệu của họ cũng phải bàn giao qua tay cô.
Giới chuyên gia nhận định, sự xuất hiện của cô Kim Yeo-jeong trên chính trường Triều Tiên chính là bước đi của nhà lãnh đạo Kim Jong Un nhằm tập trung và duy trì quyền lực nhờ vào sự trợ giúp của những người thân cùng huyết thống.
Đệ nhất phu nhân Ri Sol-ju
Tháng 7/2012, người dân Triều Tiên xôn xao khi nhìn thấy một người phụ nữ xinh đẹp, rạng rỡ, liên tục xuất hiện bên cạnh nhà lãnh tụ trẻ tuổi Kim Jong Un trên các phương tiện truyền thông.
Sau đó, Đài truyền hình trung ương Triều Tiên chính thức xác nhận, người phụ nữ ấy là Ri Sol-ju, phu nhân của nhà lãnh đạo Kim Jong Un.
Tờ Asahi Shimbun thông tin, xuất thân của đệ nhất phu nhân Triều Tiên vẫn còn nhiều điều mập mờ. Một bài báo cho hay quê cô Cheongjin, đông bắc nước này. Cha cô là một giáo sư đại học và mẹ là bác sĩ.
Một bài báo khác lại cho rằng cha cô là một phi công quân sự và mẹ là giáo viên cấp 2. Thậm chí, năm sinh của cô Ri vẫn không được xác định chính xác, có báo đưa là 1989 và có báo đưa là 1985.
Ông Kim Jong Un và phu nhân Ri Sol-ju trong một buổi hòa nhạc. (ảnh: KCNA).
Trong cuộc họp ngắn của các quan chức tình báo Hàn Quốc với quốc hội, cô Ri được mô tả là xuất thân từ một gia đình bình thường và bắt đầu con đường ca hát từ khi tham gia vào đội nghệ thuật thiếu nhi lúc mới 4 hoặc 5 tuổi.
Năm 12 tuổi, cô từng theo đoàn nghệ thuật trẻ Bình Nhưỡng tham dự liên hoan nghệ thuật ở Fukuoka, Nhật Bản năm 2002. Năm 2005, cô sang Hàn Quốc trong thành phần đội cổ động cho các vận động viên Triều Tiên ở giải vô địch điền kinh châu Á. Cô tốt nghiệp trường đại học danh tiếng trong nước Kim Nhật Thành và từng sang Trung Quốc học chuyên ngành thanh nhạc.
Theo tờ Donga Ilbo, cô Ri được đích thân cố Chủ tịch Kim Jong-il chỉ định làm con dâu khi ông đang lên kế hoạch chuẩn bị để đưa con trai lên kế nhiệm mình.
Ông Kim Jong Un kết hôn với cô Ri vào năm 2009 và sinh được một cô con gái một năm sau đó. Trước khi trở thành con dâu của gia đình ông Kim, cô Ri đã phải trải qua 6 tháng huấn luyện đặc biệt để trở thành Đệ nhất phu nhân.
Sau khi kết hôn, cô không còn hoạt động trong ngành nghệ thuật, mà lui về hậu trường đảm nhận "chức vụ" làm vợ của nhà lãnh đạo tối cao Triều Tiên. Các đĩa nhạc của cô cũng đã bị thu hồi sau đó.
Theo nguồn tin tiết lộ, cô Ri từng bày tỏ niềm mong mỏi với chồng rằng cô muốn một lần được tỏa sáng dưới ánh đèn sân khấu. Bởi thế, sau đó cô Ri (lúc bấy giờ chỉ là một ca sĩ vô danh) được đặc cách biểu diễn 2 buổi trong dàn nhạc Unhasu vào tháng 1 và tháng 2/2012.
"Hai bóng hồng"- quyền lực đến đâu?
Sau khi được thăng chức vào tháng 7/2015, cô Kim Yeo-jeong không chỉ giữ một vị trí quan trọng hơn trong nội bộ đảng Lao động mà còn được đồn đoán là người "có khả năng" kế nhiệm ông Kim Jong Un.
Tờ Joongang Daily (Hàn Quốc) cho biết, việc thăng tiến nhanh "chóng mặt" trên chính trường Bình Nhưỡng của một cô gái chưa đầy 30 tuổi chính là bước chuẩn bị để cô có thể thay thế anh trai trong các trường hợp khẩn cấp.
Cô Kim Yeo-jeong không chỉ giữ một vị trí quan trọng hơn trong nội bộ đảng Lao động mà còn được đồn đoán là người "có khả năng" kế nhiệm ông Kim Jong Un. (ảnh: KCTV).
Trong khi đó Kim Jong Un đã bắt đầu dành nhiều thời gian suy nghĩ về người kế nhiệm mình, mặc dù ông mới khoảng 30 tuổi, một nguồn tin tình báo Hàn Quốc nói với tờ Joongang Daily.
Nguồn tin này cho biết thêm, hiện nay ông Kim Jong Un mới chỉ có con gái, chưa có con trai. Trong khi đó, chính quyền Triều Tiên cần một thành viên "mang dòng máu Núi Paektu" (dùng để chỉ con cháu trực hệ của cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành) giữ vai trò như một vị trí thứ 2 ở Bình Nhưỡng. Theo các nhà phân tích, Kim Yeo-jeong là "người mang dòng máu Núi Paektu" phù hợp nhất cho vị trí này.
Trước vai trò và quyền lực chính trị của cô em gái chồng, người chị dâu Ri Sol-ju có phần "lép vế" hơn. Nhiều nhà phân tích cho rằng, vai trò chính của cô Ri Sol-ju là giúp cho nhà lãnh đạo Triều Tiên gây dựng hình ảnh một người đàn ông có gia đình trưởng thành và chững chạc. Bên cạnh đó, ông Kim Jong Un cũng tập trung xây dựng hình ảnh một chính khách gần gũi, cởi mở với người dân hơn so với những lãnh đạo tiền nhiệm.
Tuy nhiên, người ta vẫn thấy ông Kim Jong Un gọi vợ mình là "đồng chí", nên một vài người đã phỏng đoán rằng có thể cô Ri có vị trí trong đảng Lao động.
Tờ Washington Post nhận định, những gì chúng ta cần phải theo dõi xem là liệu bà Ri Sol-ju, với tư cách là Đệ nhất phu nhân Triều Tiên, có phải là người có ảnh hưởng đến các phu nhân khác trên chính trường nước này hay không. Nhóm các phu nhân, có thể là một nhóm khá "tĩnh lặng", nhưng ít nhiều cũng sẽ có ảnh hưởng chính trị nhất định.
Đệ nhất phu nhân Ri Sol-ju tháp tùng chồng trong một sự kiện. (ảnh: KCNA).
Tuy nhiên, điều đáng nói là, nếu 2 bóng hồng nói trên đều có quyền lực, thì mối quan hệ em chồng- chị dâu sẽ càng phức tạp. Washington Post cho rằng, nếu bà Ri Sol-ju- một người xuất thân bình thường- tìm kiếm quyền lực cao hơn, thì có thể bà sẽ bị em gái của chồng lật đổ.
Quan trọng là ông Kim Jong Un sẽ xử lý mối quan hệ em chồng- chị dâu như thế nào. Ông Kang Myong Do, con rể của cựu Thủ tướng của Triều Tiên, Kang Song San, hiện đang là giảng viên chuyên ngành Triều Tiên học ở Đại học Kyungmin, gần Seoul cho biết: "Lo lắng là điều không thể tránh khỏi trong một mối quan hệ như thế này. Người vợ sẽ không thích nếu chồng cô đã quá gần gũi với em gái của mình, em gái anh ta cũng sẽ không thích nếu anh trai cô quá thân thiết với vợ"./.
Theo_VOV
Nhà sáng lập Wikileaks tuyên bố sẽ ngừng trốn chạy Nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange vừa tuyên bố ông sẽ rời khỏi Đại sứ quán Ecuador ở London trong ngày 5/2, bất chấp nguy cơ bị cảnh sát Anh bắt giữ. Nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange. Ảnh: AP Trong thông báo trên Twitter, ông Assange tuyên bố: "Nếu ngày mai, cơ quan điều tra của Liên Hợp Quốc tuyên bố tôi...