Chuyển dạ, mẹ bầu áp dụng ngay những cách này đảm bảo đi đẻ nhàn tênh
Trong thời gian chờ sinh, mẹ bầu nên thực hiện các tư thế giảm đau khi chuyển dạ dưới đây để không phải chịu quá nhiều đau đớn lúc đẻ nhé.
Ngồi gục vào thành ghế
Đây là tư thế giúp mẹ bầu giảm bớt các cơn đau lưng khi chuẩn bị đẻ. Mẹ hãy ngồi trên một chiếc ghế có tựa lưng nhưng không có tay vịn, sao cho lưng quay ra ngoài, ngực hướng vào trong thành ghế.
Tiếp theo, hãy nhờ chồng massage vùng lưng để cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, khi ngồi, mẹ nhớ đừng chèn ép vào vùng bụng nhé.
Đứng thẳng tựa vào chồng
Khi mới bắt đầu quá trình chuyển dạ, mẹ bầu nên đứng thẳng vì tư thế này sẽ khiến các cơn gò giảm cường độ, giúp mẹ bớt đau hơn. Mẹ có thể tựa vào tường hoặc người thân, chồng.
Nếu đau quá, mẹ hãy đung đưa người nhẹ nhàng như động tác khiêu vũ, sau đó, nhờ chồng xoa bóp vùng lưng nhé.
Ngồi lắc lư
Một tư thế giảm đau khác là mẹ ngồi lên ghế hoặc giường, hai chân chạm xuống đất rồi lắc lư người sang hai bên một cách nhẹ nhàng. Đây là động tác mà nhiều bác sĩ sản khoa khuyến khích mẹ bầu nên làm vì khi mẹ cử động đều đặn, cơn đau đẻ cũng sẽ giảm đi nhiều.
Ngồi gác một chân
Mẹ ngồi thẳng trên ghế rồi gác chân lên một chiếc ghế khác hay bục kê chân. Tư thế này sẽ giúp mẹ giảm đau và giảm bớt sự khó chịu ở chân do máu được lưu thông tốt hơn.
Đứng gác chân lên ghế
Mẹ chọn một chiếc ghế không quá cao, sau đó đứng thẳng và gác một chân lên ghế. Tư thế này rất quen thuộc trong các bài tập thể dục. Nhưng mẹ vẫn cần đảm bảo an toàn bằng cách đứng thật vững trên chân còn lại và chọn ghế có độ thấp vừa phải. Trong khi thực hiện, mẹ hãy đổi chân liên tục để giảm đau đều ở các bên.
Video đang HOT
Ngồi xổm
Mặc dù trong suốt thai kỳ, bà bầu không nên ngồi xổm nhưng trong lúc này ngồi xổm sẽ giúp khung xương chậu mở rộng hơn. Khi ngồi xổm, mẹ cần chú ý thực hiện một cách từ từ, hai tay bám vào thành ghế hoặc thành giường rồi ngồi xuống nhẹ nhàng.
Ôm bóng quỳ gối
Tư thế này cần sự trợ giúp của một vật dụng là một quả bóng to, mềm. Mẹ ngồi ở động tác quỳ, hai chân dang ra hai bên, tay vắt qua trái bóng, đầu cúi xuống, tì vào bóng. Với tư thế này, phần lưng của mẹ sẽ được thư giãn còn đôi tay và phần trên được thả lỏng trên trái bóng.
Quỳ bò
Tư thế này sẽ giúp thai nhi tiếp nhận thêm nhiều oxy trong quá trình sinh. Mẹ nên thực hiện nó trên sàn nhà trải thảm hoặc giường, tránh luyện tập ở những mặt phẳng cứng, có thể làm cho chân tay mẹ bị xước xát.
Nằm nghiêng về một bên
Khi cơn co thắt qua đi, mẹ nên nằm nghiêng nghỉ ngơi một lúc trên giường. Khi nằm, hãy kê gối vào giữa hai chân để cơ thể thoải mái nhất. Với tư thế này, vùng lưng không phải chịu nhiều áp lực và quá trình vận chuyển dinh dưỡng, oxy tới thai nhi là nhiều nhất.
Mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa để chọn cho mình được những tư thế phù hợp nhất nhé. Đây cũng chính là cách giảm đau khi chuyển dạ hiệu quả đấy.
Tựa lưng vào tường
Chỉ đơn giản là mẹ ngồi xuống, tựa lưng vào tường và có thể kê thêm một chiếc gối đằng sau, để giảm các cơn đau lưng. Nếu xuất hiện các cơn co thắt, mẹ hãy co, duỗi chân để thấy thoải mái hơn nhé.
Theo giadinhmoi
Thấy 5 DẤU HIỆU này, 95% mẹ bầu đã bị THAI LƯU, nhanh chóng vào viện CẤP CỨU NGAY còn kịp
Nếu mẹ bầu có 5 dấu hiệu này, mẹ hãy nhanh chóng vào viện kiểm tra ngay bởi 95% là đã bị thai lưu rồi đó.
Thai lưu là một biến cố đáng buồn mà không người mẹ nào mong muốn mình sẽ phải trải qua. Tuy nhiên, me vẫn nên lường trước bởi không phải bất cứ ai cũng sẽ có được một thai kỳ suôn sẻ. Để kịp thời xử lý đúng cách khi gặp trường hợp này, mẹ nên nắm rõ những dấu hiệu chẩn đoán thai lưu chính xác nhất dưới đây nếu không muốn bị ảnh hưởng về sau.
Bụng không tiếp tục to lên
Việc theo dõi kích thước vòng bụng trong thời gian mang bầu vô cùng quan trọng. Khi thai nhi dần dần phát triển và lớn lên, bụng của mẹ sẽ phải to hơn. Điều đó có nghĩa là nếu kích thước vòng bụng không có sự thay đổi qua từng tháng, mẹ phải cảnh giác và nghĩ đến trường hợp bị lưu thai.
Thông thường trong tam cá nguyệt đầu tiên là lúc thai nhi hình thành, bụng của bà bầu sẽ không có nhiều sự thay đổi. Thậm chí nếu trước đó mẹ thuộc tạng người mỏng, gầy thì vòng 2 cũng sẽ giống như hoàn toàn "không có gì". Chỉ bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ 2, bụng sẽ to lên nhanh chóng cùng với sự phát triển vượt trội của thai nhi, trung bình số đo vòng bụng sẽ tăng khoảng 1 cm/tuần. Các mẹ nên thường xuyên theo dõi kích thước vòng bụng để phát hiện ra những bất ổn sớm nhất từ thai nhi.
Thai nhi giảm dần chuyển động
Sự chuyển động của thai nhi là một trong những dấu hiệu quan trọng giúp mẹ nhận biết được sức khỏe con trong bụng. Thông thường, từ tuần 18-20 của thai kì, các mẹ sẽ cảm nhận thấy rõ hơn những chuyển động của con. Vì thế, nếu mẹ bất ngờ không cảm nhận được bất kì chuyển động nào của con trong khoảng 8-10 giờ thì cần phải biết rằng thai nhi có thể đang bị chết lưu.
Theo chuyên gia khoa sản của tổ chức Kicks Count, nếu mẹ không chắc chắn về những chuyển động của thai nhi ở một thời điểm nào đó, mẹ hãy dành thời gian ngồi xuống hoặc nằm xuống để lắng nghe. Mẹ có thể uống một ly nước lạnh hoặc một cốc nước cam để kích thích bé chuyển động. Sau khi làm mọi cách mà thai nhi vẫn không có cử động nào thì mẹ bầu cần tức tốc đến bệnh viện ngay.
Vỡ ối sớm
Vỡ ối sớm là một trong những cảnh báo thai lưu vô cùng nguy hiểm mẹ bầu nên cẩn trọng. Vỡ ối sớm khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ gây nên rất nhiều hậu quả nghiêm trọng đến thai nhi. Điển hình là khiến trẻ sơ sinh bị viêm phổi hoặc nguy hiểm hơn, làm tăng nguy cơ sinh non, nhiễm khuẩn tử cung và lưu thai. Khi nước ối cạn kiệt và chảy hết ra ngoài, máu và oxy không thể tiếp tục nuôi dưỡng thai nhi dẫn đến tình trạng thai bị ngạt thở, tử vong, trụy thai từ trong tử cung.
Bên cạnh đó, vỡ ối sớm còn là nguyên nhân chính gây nhiễm trùng ở thai phụ vì dễ khiến vi khuẩn xâm nhập vào buồng ối và dạ con khiến phụ nữ về sau dễ bị vô sinh hiếm muộn, nặng nề hơn là nguy hiểm đến tính mạng. Khi xác định được dịch ra âm đạo là nước ối lượng nhiều, có mùi tanh nồng có thể kèm theo đau bụng, sốt trước khi có dấu hiệu chuyển dạ, bà bầu nên đi kiểm tra tại các cơ sở y tế ngay để không gặp bất kỳ biến chứng nào nguy hiểm đến tính mạng.
Không nhận thấy dấu hiệu mang thai
Khi mang thai, hầu hết chị em phụ nữ đều có hiện tượng nghén, đi tiểu nhiều lần, cảm giác mệt mỏi, đau lưng, tức ngực... Vì thế nếu mẹ bầu bất ngờ không còn thấy những dấu hiệu trên nữa kèm theo việc ra máu đen ở âm đạo thì nguy cơ bị thai lưu là rất cao. Lúc này việc mẹ cần làm là đến bệnh viện kiểm tra để nhận được kết quả chính xác nhất.
Không nghe được tim thai
Được bết, khoảng tuần thứ 7 hoặc 9, các bác sĩ đã có thể nghe được tim thai của bé yêu. Có nhiều trường hợp, bác sĩ khó có thể nghe được nhịp tim do vị trí của bé hoặc vị trí của thai nhi, tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài thì mẹ bầu không được chủ quan bởi đây có thể là dấu hiệu cho thấy thai nhi đã chết lưu.
Ngoài ra, theo các bác sĩ chuyên khoa, nhịp tim thai bình thường dao động khoảng từ 120-160 lần mỗi phút. Vì thế nếu nhịp tim nhiều hơn 160 nhịp/phút hoặc ít hơn 120 nhịp/phút thì đó là một dấu hiệu cho thấy thai nhi có thể bị thiếu oxy.
Tiết dịch âm đạo bất thường
Thông thường, phụ nữ mang thai thường có lượng dịch tiết âm đạo nhiều hơn người bình thường nên nhiều mẹ bầu không mấy bận tâm đến vấn đề này. Nếu dịch tiết âm đạo của mẹ ra ồ ạt kèm theo máu, mùi hôi khó chịu hoặc có sự thay đổi về màu sắc thì mẹ cần đi kiểm tra ngay bởi đây có thể là dấu hiệu của chứng nhiễm trùng trong tử cung.
Nhiễm trùng có thể là suy yếu màng ối và khiến nước ối của mẹ bị vỡ. Đây cũng là nguyên nhân có thể khiến thai nhi của mẹ không thể chào đời được.
Tử cung mẹ không phát triển
Cơ thể bé lớn lên mỗi ngày trong bụng mẹ, điều đó đồng nghĩa với việc tử cung của mẹ cũng phải phát triển theo. Chính vì thế nếu tử cung của mẹ ngừng mở rộng thì rất có thể thai nhi đang gặp nguy hiểm.
Những bà mẹ có nguy cơ bị thai chết lưu?
- Mẹ mang bầu song thai, đa thai;
- Đã từng bị thai chết lưu;
- Mang thai ngoài 35 tuổi;
- Mẹ uống rượu, sử dụng thuốc cấm khi mang bầu;
- Mẹ béo phì hoặc quá nhẹ cân;
- Mẹ bị cao huyết áp, tiểu đường.
Thùy Linh (T.H)
Theo emdep.vn
Giải mã câu hỏi vạn người thắc mắc "Vì sao mẹ thường chuyển dạ và sinh con vào ban đêm" Rất nhiều người đã từng thắc mắc rằng tại sao sản phụ thường chuyển dạ và sinh con vào ban đêm và câu trả lời cũng vô cùng thú vị sẽ khiến không ít người bất ngờ. Thống kê cho thấy, việc đau đẻ tự nhiên của các mẹ bầu thường diễn ra vào lúc nửa đêm về sáng. Theo kết quả nghiên...