Chuyện cười… té ghế
Bạn có biết người Nhật tính tuổi thọ như thế nào? môn vật lý và lò vi sóng quan trọng ra sao? Hãy đọc những mẩu chuyện cười dưới đây để biết mà…té ngửa nhé!
Tầm quan trọng của ai?
Một người nói với đồng nghiệp:
- Tôi đi làm về, mệt mỏi. Nhưng được ăn súp hâm nóng, thịt hâm nóng, uống sữa nóng… thấy cũng khuây khỏa nhiều lắm. Những lúc như thế mới biết là lò vi sóng quan trọng với cuộc sống của mình biết chừng nào.
Lời đề nghị “khiếm nhã”
Ảnh minh họa: Dailymail
Chồng nói với vợ:
- Em nhìn xem hôm nay trời đẹp biết bao, nắng vàng, gió mát. Thế mà em cứ ru rú trong nhà dọn dẹp, rửa chén dĩa. Theo anh, thì em nên ra ngoài sân rửa xe hơi cho anh có phải hơn không.
Những cuộc tình tréo ngoe
Vợ đi vắng, một ông chồng liền rủ bồ nhí về nhà. Lát sau, cô bồ nói:
- Hôm nay em quên thuốc ngừa thai ở nhà rồi.
- Không sao, vợ anh cũng có. Để anh đi lấy.
Sau khi tìm không thấy thuốc, ông ta tức tối la lên:
- Vợ anh đúng là loại đàn bà không ra gì! Đi công tác mà còn mang theo thuốc ngừa thai!
Chờ đợi là hạnh phúc
Video đang HOT
Cháu gọi điện thoại cho bà:
- Bà ơi, bà tới nhà cháu được không? Cháu đói bụng quá.
- Thế mẹ cháu đâu?
- Mẹ cháu đang xem Facebook, cứ ôm cái điện thoại suốt mấy giờ liên tục rồi ạ.
- Thế bố?
- Bố cháu đang chơi game đánh trận, mặt đỏ gay, cháu sợ quá không dám tới gần ạ.
- Thôi được, chờ bà cho thỏ và bò trên Farms-nông trại ăn xong rồi bà tới cho cháu ăn nhé.
Đỉnh cao của thỏa hiệp
Một người nói chuyện với đồng nghiệp:
- Hôm qua tôi gặp sếp, ra tối hậu thư: “Một là sếp phải tăng lương cho tôi. Hai là tôi bỏ việc!”. Sau một hồi tranh luận quyết liệt, chúng tôi đã đi đến thỏa hiệp trong hòa bình.
- Thỏa hiệp thế nào?
- Là sếp sẽ không tăng lương, còn tôi sẽ không bỏ việc.
Cục nợ là đây
Nữ thư ký nói với sếp:
- Sếp phải tăng lương cho tôi. Tôi còn phải nuôi mấy đứa con.
- Cô có mấy đứa?
- Hai đứa của tôi và một đứa của mẹ chồng tôi.
Tuổi thọ được tính như thế nào?
Hai bà nội trợ người Bulgaria đi du lịch Nhật Bản. Tới một nghĩa trang nọ, hai bà đọc các bia mộ, thấy ghi: “Ông Iako Suno,1936-1973, thọ 10 tuổi”, “Seyri Nihochi, 1905-1975, thọ 15 tuổi”. Quá ngạc nhiên về cách tính tuổi thọ của người Nhật, hai bà liền hỏi người quản trang:
- Vì sao các ông lại ghi tuổi thọ của người đã mất như vậy?
- Ở Nhật Bản, người ta chỉ tính những năm sống hạnh phúc, còn lại không tính vào tuổi thọ.
Một bà quay sang nói với bà kia:
- Như vậy, sau này bia mộ của tôi sẽ ghi: “Bà N. Vừa sinh ra đã chết”.
Chân để làm gì?
Một cậu con trai khẩn khoản nói với người cha:
- Cha ơi, sao cha không mua cho con một chiếc xe hơi?
- Con yêu, thế Chúa cho con hai chân để làm gì?
- Một chân để đạp thắng còn chân kia để đạp ga ạ.
Tầm quan trọng của môn Vật lý
Giáo sư môn vật lý đang giảng về một khái niệm đặc biệt phức tạp thì sinh viên nọ hỏi ngang:
- Tại sao chúng em phải học thứ này?
- Để cứu vớt toàn thể nhân loại.
- Làm thế nào mà vật lý lại cứu vớt thế giới này, thưa giáo sư?
- Vì vật lý giữ lại một cơ số người không được vào trường y.
Theo tuoitre.vn
Giải nhất cuộc thi Olympic Vật lý sinh viên toàn quốc: Học Sư phạm vì đam mê
Với 2 năm liên tiếp đoạt giải Nhất cuộc thi Olympic Vật lý sinh viên toàn quốc, Ma Ngọc Đức tâm sự: Em theo học ngành Sư phạm vì sự đam mê ngành này và mong muốn được truyền kiến thức, tình yêu với môn Vật lý đến các thế tiếp theo.
Ảnh minh họa/internet
Hiện Đức đang là sinh viên lớp Vật lý 49A và là ủy viên Ban chấp hành đoàn Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Qua tìm hiểu được biết, trong năm 2017 và 2018 em đoạt đạt giải Nhất cuộc thi Olympic Vật lý sinh viên toàn quốc.
Đức tâm sự: Em yêu thích môn Vật lý từ khi học THCS. Em thích khám phá, tìm hiểu về những hiện tượng quanh mình và tìm cách giải thích nó. Dần dần Vật lý trở thành niềm đam mê của bản thâm em".
"Hiện nay, rất nhiều bạn chọn những ngành học không phải là niềm đam mê của mình , chỉ đơn giản ngành đó kiếm được nhiều tiền, nhưng em không nghĩ vậy. Quan trọng, là mình phải yêu thích ngành học đó, bởi nó gắn với công việc của mình sau này. Mình có yêu, có thích công việc thì mới có thể phát huy sở trường" - em Ma Văn Đức nêu quan điểm.
Đây là lý do, Đức quyết địnht heo học ngành Sư phạm Vật lý để được theo đuổi đam mê sở thích của mình, với hi vọng trong tương lai em sẽ truyền lại ngọn lửa đam mê cho những thế hệ kế tiếp.
"Khi đã coi bản thân mình là một người truyền lửa cho thế hệ tiếp theo thì sẽ không có khái niệm nào gọi là hối hận. Em sẽ theo đuổi niềm đam mê, sở thích của mình đến cùng và sẽ nguyện là một giáo viên tốt, cống hiến tài năng, sức trẻ và lòng nhiệt huyết cho sự nghiệp trồng người" - em Ma Văn Đức bộc bạch.
Với suy nghĩ khá chững chạc, Đức quan niệm: Nếu một ngành nào đó mà không có áp lực khi làm việc thì đó là dấu hiệu của một ngành khó phát triển. Trong ngành sư phạm không chỉ áp lực về chuẩn kiến thức chuyên môn mà còn đòi hỏi người thầy phải chuẩn về tư cách đạo đức, được học tập và rèn luyện trong môi trường sư phạm.
"Tất cả những điều đó đã hội tụ trong em rất nhiều kiến thức, kĩ năng và rèn luyện thái độ để sẵn sàng theo đuổi và gắn bó với nghề nhà giáo.
Em tin rằng, mình sẽ làm tốt trên cương vị một người thầy giáo. Ước mơ và tâm nguyện lớn nhất của bản thân em đó là trở thành một thầy giáo có tâm và là một giáo viên giỏi"- nam sinh trải lòng.
Minh Phong
Theo giaoducthoidai.vn
Cần thiết tích hợp các môn KHTN cấp THCS Môn Khoa học tự nhiên cấp THCS trong chương trình giáo dục phổ thông mới là một môn học tích hợp của môn Vật lý, Hoá học, Sinh học và Khoa học Trái đất... ảnh minh họa Đây là một môn học mới, phù hợp với xu hướng chung của giáo dục thế giới. Tuy nhiên, vẫn có những ý kiến trái chiều,...