Chuyện “cười ra nước mắt” của nữ tổng đài viên taxi
Là người trực tiếp kết nối giữa khách hàng và lái xe nên những nhân viên trực tổng đài taxi luôn đặt nguyên tắc nhẹ nhàng, nhẫn nhịn lên hàng đầu. Với giọng nói nhẹ nhàng và sự khéo léo, nhiều nữ nhân viên trực tổng đài taxi đã giúp giải tỏa được những tình huống căng thẳng, khiến cả tài xế lẫn khách đều “mát lòng hả dạ”.
Không bắt được khách gọi đến Đài (tổng đài taxi – PV) kêu than, gặp khách “đầu gấu” cũng gọi về Đài để nhờ hỗ trợ, chờ lâu không thấy tổng đài viên phản hồi thì nói lời khó nghe…, giữa lái xe taxi và nhân viên trực tổng đài phát sinh những tình huống “dở khóc dở cười”, nhưng cũng vì thể mà luôn tồn tại quan hệ khăng khít. Đôi khi, nữ nhân viên tổng đài nhẹ nhàng, ăn nói dễ nghe lọt vào “tầm ngắm” của những chàng xế hào hoa…
Tổng đài “nịnh” lái xe
Là người trực tiếp kết nối giữa khách hàng và lái xe nên những nhân viên trực tổng đài taxi luôn đặt nguyên tắc nhẹ nhàng, nhẫn nhịn lên hàng đầu. Với giọng nói nhẹ nhàng và sự khéo léo, nhiều nữ nhân viên trực tổng đài taxi đã giúp giải tỏa được những tình huống căng thẳng, khiến cả tài xế lẫn khách đều “mát lòng hả dạ”.
Làm việc tại tổng đài của taxi lớn, Tống Thị Hồng Thúy (21 tuổi, Hà Nội) chia sẻ: “Giữa những nhân viên trực tổng đài taxi và lái xe luôn có mối quan hệ ràng buộc. Đôi khi lái xe khiến tổng đài rất vui nhưng cũng có nhiều lái xe vì bực mình nên không ngại văng tục chửi bậy với nhân viên tổng đài”.
Trong quá trình làm việc, Thúy đã đúc kết cho bản thân một triết lý: Với tài xế, nhân viên trực tổng đài luôn phải hết sức nhẹ nhàng, biết cách “nịnh”, làm vui lòng tài xế.
Nhiều trường hợp, nhân viên tổng đài phải thể hiện rõ năng lực đàm phám và thuyết phục của mình. Theo lời Thúy, từng có lần cô nhận điện thoại của một khách ở Gia Lâm. Lúc đó có hai taxi nhận đi đón khách, một taxi đang ở gần khu vực Gia Lâm còn một taxi thì ở xa hơn. Hai tài xế dường như không ai chịu nhường ai.
Hết sức nhẹ nhàng, Thúy thuyết phục: “201… (mã số taxi – PV) hôm nay có thể vì Đài mà nhường khách này cho xe khác được không. Xe kia hiện ở rất gần điểm khách đợi rồi”. Phía tài xế taxi hồi đáp: “Được rồi, hôm nay vì Đài mà nhường đấy nhé. Không thì không có chuyện 201… nhường đâu”.
Video đang HOT
Tống Thị Hồng Thúy từng trải qua không ít chuyện bi hài với nghề “Alo xin nghe” này.
Lại có lần có nhân viên tổng đài nghe sai địa chỉ khách gọi nên khi lái xe đến địa điểm thì không bắt được khách. Quá bực mình, lái xe này gọi lên tổng đài mắng xối xả.
Lắng nghe xong những uất ức, bực bội của lái xe, nhân viên tổng đài hết sức mềm mỏng đối đáp lại và nhận lỗi về mình: “Em xin lỗi, em biết em sai rồi. Có gì anh thông cảm giúp bọn em. Lần sau bọn em sẽ rút kinh nghiệm. Bọn em sẽ cẩn thận, hỏi lại khách lần 2 để chắc chắn địa chỉ rồi mới gọi cho các anh. Chúng em biết các anh khổ cực rồi, bản thân chúng em cũng không muốn như thế đâu”.
Với những lời nói xin lỗi nhẹ nhàng như vậy, hầu như không có tài xế taxi nào muốn làm to chuyện. Họ chỉ hồi đáp lại rằng: “Bọn em đã nói thế rồi thì anh cũng không có gì nói nữa. Lần sau các em nhớ cẩn thận hơn là được”.
Và đã có không ít trường hợp, lái xe chết mê chết mệt trước sự dịu dàng nhẹ nhàng của các nữ nhân viên tổng đài.
Thúy chia sẻ: “Hầu hết những nhân viên nữ mới vào làm mà ăn nói dễ nghe, giọng tình cảm, nhẹ nhàng thì đều được lái xe chú ý. Từng có nữ nhân viên trong tổng đài còn bị lái xe điều tra ra cả mã số nhân viên, họ tên, quê quán, sinh năm bao nhiêu, thậm chí cả số chứng minh thư nhân dân lái xe cũng biết. Cứ rảnh rang là lái xe lại réo vào bộ đàm: “Hôm nay em A, B, C… có đi làm không thì cho anh gặp”.
Nữ nhân viên tổng đài thường tuyên bố rất hùng hồn rằng sẽ không bao giờ lấy tài xế taxi bởi những người trong cuộc thì rất hiểu về công việc cũng như những hạn chế, vất vả của nghề nghiệp. Thế nhưng, thực tế nội bộ nhân viên tổng đài – lái xe hay nảy sinh các mối tình.
Nhiều người thề sống thề chết không lấy lái xe cuối cùng lại nhanh chóng “góp gạo thổi cơm chung” và dựng xây một gia đình đẹp. Trong công ty của Thúy, những cặp vợ chồng như vậy không ít.
Thúy cười: “Nhiều lái xe ăn mặc bảnh bao, lịch sự trông đẹp trai, phong độ lắm. Nhân viên tổng đài thì cũng là con gái, gặp chàng lái xe nào vừa lịch sự, thân thiện lại ăn nói ngọt ngào thì việc bị “hạ gục” cũng đâu có gì khó hiểu”.
Những tình huống “cười ra nước mắt”
Những ngày đông khách, tài xế taxi luôn trong trạng thái bận bịu thì chuyện lái xe “buôn” với tổng đài hầu như không có. Thế nhưng vào những ngày vắng khách, rất nhiều lái xe gọi điện về tổng đài để “tám” đủ thứ chuyện trên trời dưới bể.
Thúy kể, đặc thù của những lái xe taxi sân bay là có những ngày khách rất đông song cũng có ngày rất vắng khách. Những lúc vắng, lái xe thường kêu: “Vắng khách khổ quá Đài ơi!” hoặc “Đài ơi đốt vía ngay, cả ngày nay rồi chẳng bắt được khách nào”, rồi cả: “Đài ơi, chờ địa chỉ của Đài có khi tự ra ngoài vẫy khách còn hơn”.
Nghe xong những lời than vãn như vậy, các nhân viên trực tổng đài cũng rất thương lái xe. Bởi ai cũng hiểu, lái xe còn có vợ, con, gia đình. Vắng khách cũng đồng nghĩa với việc cuộc sống thêm phần khó khăn hơn. Chính sự đồng cảm đó nên nhiều khi tổng đài bỗng trở thành nơi trút bầu tâm sự của lái xe.
Có cuộc điện thoại tài xế buôn chuyện hết nửa tiếng, có cuộc gọi kéo dài cả tiếng đồng hồ. Cảm động nhất là những ngày 8/3, 20/10, Tết, rất nhiều lái xe đã gọi điện đến tổng đài để chúc mừng chị em với những câu chuyện và lời chúc vô cùng ấm áp, vui tươi, dí dỏm.
Cũng có không ít cuộc điện thoại với nội dung “cười ra nước mắt”: “Đài ơi, lái xe đang đứng bắt khách ở gần một bãi tha ma. Taxi chưa thấy khách đâu chỉ thấy một cô gái tóc xõa dài, mặc váy trắng, không biết là người hay ma”.
Lại có lần taxi đi đón khách thì nhận ra khách là một nhóm người bộ dạng hung hãn, tay cầm kiếm nên lái xe sợ nguy hiểm không dám chạy, liền gọi về tổng đài kêu cứu: “Đài ơi, lái xe chuẩn bị phải bắt một nhóm khách toàn cầm dao kiếm. Lái xe sợ lắm không chạy đâu”.
Để “giải cứu” cho lái xe khỏi ca khó, nhân viên tổng đài sau khi nhận điện thoại sẽ ngay lập tức gọi điện vào bộ đàm taxi gọi cho lái xe đưa xe về trung tâm gấp. Viện cớ đó, lái xe sẽ không phải chở tốp khách này.
Thế nhưng cũng có nhiều trường hợp bi hài, như việc một số lái xe chỉ chăm chú “soi” tổng đài, hễ có lỗi gì là lái xe này dọa sẽ kiện. Thúy cho biết, khi vắng khách, lái xe hay gọi điện lên tổng đài để chờ địa chỉ và đi bắt khách. Có trường hợp là tổng đài đọc nhầm địa chỉ, có trường hợp là đến đúng điểm thì khách đã đi xe khác rồi hoặc có trường hợp lái xe chờ mãi mà không thấy tổng đài đọc cho địa chỉ nào. Vì thế, chuyện lái xe gọi đến tổng đài để mắng chửi cũng không hề hiếm gặp.
Thúy cười, kể lại: “Bộ đàm có lúc rất khó nghe, nhiều khi lái xe nói qua bộ đàm nhưng nhân viên không nghe thấy. Lái xe chửi tục luôn rằng chúng mày làm ăn thế nọ thế kia. Tôi không hiểu sao, lúc lái xe chửi bộ đàm thì bộ đàm thính thế, chửi câu nào là nghe rõ câu ấy luôn. Lái xe còn bồi thêm vài câu: “Đấy, chửi một cái là nghe thấy luôn còn những lúc réo rắt gọi để chờ điện thoại thì chẳng thấy ai nghe thấy”.
Nguyên tắc là phải nín nhịn song cũng có không ít trường hợp nhân viên tổng đài “bật” lại lái xe: “Anh có thể kiện chúng em, nhưng trước khi kiện anh có thể lên tổng đài để nghe lại đoạn ghi âm mà anh đã chửi chúng em như thế nào”.
Thúy kể thêm, những trường hợp buồn cười nhất là khách hàng gọi điện cho tổng đài yêu cầu lái xe taxi phải ăn mặc thơm tho khi đến đón khách. Trong khi đây là điều không thể vì lái xe có người di chuyển chuyến xa lên tới vài ngày, tắm còn chưa kịp huống hồ yêu cầu họ phải sạch sẽ, nước hoa thơm phức. Đôi khi gặp phải những “ca khó” như vậy, tổng đài cũng đành “bó tay”.
Theo Dantri
Hoạt động xe taxi: Càng quản càng... rối
Năm lần bảy lượt lực lượng chức năng ra tay dẹp loạn "taxi dù", chấn chỉnh tình trạng bát nháo trong hoạt động taxi hiện nay nhưng đâu vẫn vào đấy. Liên tiếp các vụ lái xe taxi bắt chẹt khách du lịch, đặc biệt khách du lịch nước ngoài xảy ra trong thời gian gần đây báo động việc quản lý lỏng lẻo với loại hình vận tải này
Quá nhiều hãng taxi gây nhiễu loạn trong quản lý
Gian lận cước bằng điện thoại, khóa cửa điện
Hiện tại, Hà Nội có 117 doanh nghiệp (DN) được cấp phép và đang hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi, với 17.000 phương tiện và 2.000 lái xe. Chính sự nhỏ lẻ, manh mún đã dẫn tới sự lộn xộn, bát nháo trong loại hình vận tải này từ chất lượng dịch vụ đến thái độ, sự chấp hành luật giao thông của lái xe. Trong số 117 DN taxi hiện tại, chỉ có một số ít hoạt động nghiêm túc, chú tâm xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng phục vụ hành khách. Ông Hoàng Văn Mạnh, Phó Chánh thanh tra Sở GTVT Hà Nội nhận định, không ít DN taxi sử dụng các phương tiện chất lượng thấp, sử dụng lái xe nhưng không có chứng chỉ tập huấn nghiệp vụ, đạo đức người lái xe chưa cao dẫn đến các trường hợp chống đối người thi hành công vụ, vi phạm giao thông...
Kết quả kiểm tra, xử lý taxi trong quý I-2013 của Thanh tra sở GTVT cho thấy, đã kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính hơn 2.000 trường hợp, phạt tiền hơn 1 tỷ đồng; tạm giữ 150 phương tiện với các lỗi chủ yếu như dừng đỗ sai quy định, không sử dụng đồng hồ tính cước, không có phù hiệu taxi, gắn chíp làm sai lệch đồng hồ tính cước...
Đặc biệt, trong đợt kiểm tra ngày 8-5 vừa qua, lực lượng Thanh tra GTVT đã phát hiện một số trường hợp gắn chíp điều chỉnh đồng hồ tính cước với thủ đoạn mới, rất tinh vi. Đó là trường hợp xe taxi BKS: 31S-7236 của hãng Ngọc Linh, lái xe đã sử dụng điện thoại để điều khiển đồng hồ cước, hay như lái xe taxi BKS: 29A- 34.110 của hãng Hương Lam sử dụng khóa mở cửa (cửa cuốn điện) để điều khiển chip gắn vào đồng hồ cước. "Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện và thu giữ hiện vật. Các nút điều khiển khóa cửa đã được bấm mòn vẹt, chứng tỏ được sử dụng nhiều và khá lâu. Đây là thủ đoạn gắn chip để gian lận cước taxi rất tinh vi, nếu không có chuyên môn thì rất khó phát hiện", ông Hoàng Văn Mạnh nhận định.
Ngoài hai trường hợp trên, cũng trong ngày kiểm tra 8-5, lực lượng thanh tra còn phát hiện 3 trường hợp khác cũng gắn chip để gian lận cước taxi, gồm xe BKS: 29A-54.644 và xe BKS: 30N- 6625 của HTX Vận tải Sông Hồng và xe BKS: 30U- 3430 của hãng Trung Việt. Tất cả các trường hợp vi phạm đều bị tạm giữ phương tiện. Thanh tra GTVT đã mời các DN taxi lên làm việc, các DN đều nhận lỗi vi phạm, lỗi quản lý lái xe lỏng lẻo và hứa sẽ khắc phục, chấn chỉnh.
Lỏng lẻo từ các văn bản pháp luật
Trong đợt này, lực lượng Thanh tra GTVT tiếp tục kiểm tra 20 DN taxi trên địa bàn TP. Những doanh nghiệp có vi phạm sẽ bắt buộc khắc phục tồn tại. Sau một thời gian không khắc phục, sẽ đình chỉ, rút giấy phép kinh doanh. Song, theo nhận định của nhiều người, hoạt động thanh, kiểm tra chỉ giải quyết phần ngọn, không thể chấn chỉnh tận gốc tình trạng bát nháo hiện nay.
Ông Hoàng Văn Mạnh cho rằng, hoạt động taxi hiện nay quá manh mún, trừ một số DN taxi hoạt động uy tín, chú tâm xây dựng thương hiệu còn lại không ít DN hoạt động chộp giật. "117 DN taxi là quá nhiều và manh mún, nên thu gọn vào chừng 50-60 DN là hợp lý, việc quản lý sẽ thuận tiện và chặt chẽ hơn. Còn như hiện nay, quá nhiều DN, trong đó, phần lớn lại là cổ phần, đóng góp, bản thân DN taxi còn không quản lý được lái xe của mình. Nhưng khi sáp nhập thì nhiều người lại phản đối". Theo phân tích, các DN taxi làm ăn uy tín, có hợp đồng với lái xe thường thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước như nộp thuế, bảo hiểm. Còn, các DN taxi bán cổ phần, cho thuê logo, tổng đài... rồi hàng tháng thu tiền, vừa trốn thuế lại không quản lý được các lái xe vì không có sự ràng buộc. Tuy nhiên, các quy định tại Luật Doanh nghiệp, Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ GTVT lại không cấm việc này. "Quản lý hoạt động taxi hiện nay còn khá lỏng lẻo, nhiều điều không có chế tài để xử lý nên lực lượng thanh tra khi làm nhiệm vụ rất khó", đại diện Thanh tra GTVT nói.
Ngoài tình trạng trên, qua các đợt kiểm tra gần đây, lực lượng Thanh tra GTVT còn phát hiện một số lái xe taxi không có chứng chỉ nhưng cũng không xử phạt được vì không có chế tài. Thậm chí, có tình trạng thuê lái xe hoặc cho thuê lại xe taxi theo giờ.
Những tồn tại trên là hệ quả của việc nhà nhà kinh doanh taxi. Một DN có thể cùng lúc kinh doanh nhiều lĩnh vực, trong đó taxi chỉ là phụ vì vậy không quan tâm phát triển thương hiệu, không quản lý được hoạt động. Nếu mỗi năm chỉ thực hiện vài đợt kiểm tra thì không thể giải quyết được triệt để. Hình ảnh taxi Thủ đô sẽ không thể được cải thiện khi các nhà quản lý không thực sự bắt tay vào cuộc.
Theo ANTD
Hà Nội lập đường dây nóng, phòng ngừa taxi "chặt chém" khách Sau việc lái xe Đào Văn Cường của hãng taxi Trung Việt có hành vi gian lận khi chở 2 khách người nước ngoài (đồng hồ báo 98.000 đồng, nhưng lái xe đã thu của khách 980.000 đồng) xảy ra vào ngày 28-4 vừa qua, Hiệp hội taxi Hà Nội đã lập đường dây nóng để khách hàng có thể phản ánh khi...