Chuyện của người hơn 20 năm vớt xác trên sông
Người dân ở thôn Việt Thắng, xã Hồng An, huyện Hưng Hà – Thái Bình không còn lạ lẫm gì mỗi khi nhắc đến ông Hoàng Văn Quý. Ngoài chuyện cả gia đình gồm vợ và các con ông đều hành nghề bốc mộ thì người đàn ông ở tuổi 60 ấy còn nổi tiếng với một nghề tay trái: Nghề vớt xác trên sông…
Chuyện đời…
Khúc sông Hồng chảy qua địa phận xã Hồng An, huyện Hưng Hà – Thái Bình chỉ dài khoảng hơn 3 km nhưng lại tạo thành những dòng xoáy rất kỳ lạ quẩn vào bên phía bờ xã Hồng An. Cũng chính bởi đặc điểm ấy mà mỗi năm mùa nước lũ đổ về, nơi đây lại trở thành điểm “hứng xác” của những người quyên sinh nơi đầu nguồn trôi dạt rồi mắc lại. Nhà ông Quý ở cách bờ sông hơn 2 km, ông cũng chẳng phải làm nghề sông nước, nhưng mỗi khi người dân phát hiện có một xác người trôi sông báo cho chính quyền xã Hồng An là họ lại tìm đến ông. Với một người chuyên “ăn cơm dương gian, làm việc âm phủ” như ông, ông coi việc lo cho những người xấu số như vậy được yên ổn trở về với đất mẹ là việc làm phúc. Ông bảo: Mỗi người sống trên đời đều có một cái danh, cái phận, nhưng khi chết đi rồi cũng giống nhau cả thôi. Những người mà tôi đã vớt xác và chôn cất ở trên dòng sông này, già có, trẻ có, nam có, nữ có, sang hèn đủ cả nhưng khi chết đi rồi, dạt vào một góc sông xa lạ, họ đều đáng thương như nhau cả. Tôi làm phúc giúp cho họ cũng là để lấy cái phúc cho con cháu mình về sau này.
Video đang HOT
Tiếp chuyện với chúng tôi trong căn nhà cấp 4 xây cất khang trang được dành dụm từ số tiền hai vợ chồng tích cóp được sau bao năm hành nghề bốc mộ, ông Quý không hề giấu giếm khoe: Ông có hai người con trai cũng đều được ông truyền cho nghề bốc mộ, giờ đều đã ra hành nghề riêng và xây được nhà, nuôi được vợ con. Xã hội chẳng mấy ai coi trọng cái nghề chỉ chuyên làm việc với người chết như ông, nhưng với ông Quý thì khác. Gần 50 năm “làm việc” với người chết, có những lúc ông đã bỏ nghề để kiếm kế khác mưu sinh, nhưng rồi như một cái nghiệp không thể chối bỏ ông lại tiếp tục quay về với nghề cũ.
Sinh ra trong một gia đình có 7 anh chị em, 14 tuổi ông đã bỏ nhà xuống Hải Phòng để kiếm cơm, rồi được một gia đình người Hoa kiều nhận làm con nuôi và họ đã dạy ông nghề bốc mộ. 18 tuổi ông lại trở về quê cũ, ngày ấy cuộc sống còn nhiều khó khăn, việc ăn còn chưa đủ nên chẳng mấy người cần đến nghề của ông. Để mưu sinh ông chẳng từ nghề gì, từ bổ củi, tát ao, gánh bùn thuê, bất cứ ở nơi đâu có người thuê là ông lại tới. Tiền làm thuê cũng đủ để ông mưu sinh sống qua ngày đoạn tháng, còn nhà nào có việc nhờ bốc mộ thì ông lại làm không công. Họ trả công ông lúc thì đĩa xôi, lúc con gà chứ chẳng mấy ai trả bằng tiền mặt. Rồi ông lấy vợ và đẻ được 2 người con trai, nhưng vợ ông chẳng may qua đời vì bị điện giật. Ông sống một mình nuôi hai đứa con. Nhưng rồi vận đen đủi vẫn không buông tha ông. Ngôi nhà ông xây cất được sau bao năm tích cóp chỉ vì một phút bất cẩn đã cháy thành tro bụi.
Làm thuê chẳng đủ sống, nhìn hai đứa con nheo nhóc ông lại quyết định quay về với nghề bốc mộ. Nhưng lần này ông lang bạt khắp nơi chứ chẳng làm cố định ở nơi nào. Ông đi bước nữa, lấy người vợ kém mình hơn chục tuổi. Ông làm nghề bốc mộ, rồi dần dần vợ và các con ông cũng theo nghề. Nghe câu chuyện ông kể, vợ ông – bà Vũ Thị Huệ, một người phụ nữ với dáng vẻ nhanh nhẹn hoạt bát thi thoảng vẫn nhắc lại những sự kiện mà ông Quý có lúc đã bỏ quên. Trở lại với công việc vớt xác trên dòng sông Hồng của chồng, bà Huệ cởi mở: Mặc dù đã theo chồng đi làm nghề bốc mộ từ lâu, nhưng thú thực mỗi lần trông thấy xác chết trôi sông tôi đều cảm thấy sợ vì những người này thường đã chết lâu ngày nên trương phềnh, không còn nhận ra dạng người. Sau lần đầu tiên đi giúp chồng tôi sợ đến mức cạch luôn, không còn dám ra bờ sông nữa. Chỉ sang chồng, bà bảo bao nhiêu năm vớt xác người trên khúc sông này, chưa một lần tôi thấy ông ấy từ chối một trường hợp nào. Năm nào khúc sông này cũng có người chết dạt về, ít thì 2-3 người, năm nhiều thì đến 7-8 người. Cũng có lần vì mải mê vớt xác, ông ấy suýt nữa thì chết đuối ngay chính ở khúc sông ấy… Nghe vợ nói chuyện, ông Quý chỉ cười hiền lành. Bao nhiêu năm gắn bó với khúc sông này chính ông cũng không thể nhớ nổi mình đã tận tay chôn bao nhiêu người vắn số…
Và chuyện nghề
Chuyện ông Quý chuyên vớt xác trôi sông “nổi tiếng” đến mức, gia đình nào không may mắn có người quyên sinh trên sông Hồng, khi họ đi dọc về phía hạ lưu để tìm xác người thân, nếu qua địa phận huyện Hưng Hà thể nào cũng được “mách nước” tìm về nhà ông Quý. Vợ chồng ông Quý vẫn còn nhớ về một trường hợp hết sức đặc biệt xảy ra năm 2007, khi đó chính tay ông chôn cất một thanh niên còn rất trẻ trôi dạt vào bãi sông. Sau đó khoảng 1 tuần, có một gia đình ở Hà Nội về hỏi thăm ông. Vì khi chôn cất người thanh niên không có giấy tờ tùy thân nên nghe ông tả về hình dạng, quần áo, gia đình đó đã nghi ngờ người được ông chôn cất chính là người thân trong gia đình. Tuy nhiên họ vẫn thận trọng chưa dám nhận mà chỉ nhờ ông chăm sóc ngôi mộ đó và hẹn 3 năm sau sẽ trở lại. Qua câu chuyện người thân trong gia đình nọ ông được biết về hoàn cảnh của người xấu số, đó là một thanh niên đi du học nước ngoài về, vì buồn chán trong công việc và cuộc sống, anh này đã đi xe máy ra cầu Long Biên rồi gieo mình xuống dòng sông. Ba năm sau đó, khi bốc mộ ông phát hiện ra phía sâu trong túi quần có một chiếc vé xe và chìa khóa xe máy. Lúc này, sau khi đã kiểm tra kỹ, gia đình nọ mới xác nhận người thanh niên mà ông chôn cất năm nào chính là người thân.
Mỗi lần làm lễ an táng cho người xấu số, nếu phát hiện trong người họ có những thông tin dù là nhỏ nhất ông cũng đều tìm đủ mọi cách để thông báo cho người thân đến nhận. Có trường hợp một người trung tuổi trôi dạt vào bờ sông, lúc ông vớt xác thấy trong người có một một tấm danh thiếp, liên hệ với số điện thoại ghi ở trên đó ông mới biết người này ở tận trên mạn Yên Bái. Sau này khi gia đình xuống nhận xác ông mới biết, người này do mâu thuẫn với vợ trong cuộc sống đã tìm cách quyên sinh, đúng mùa nước lớn nên xác đã trôi về và mắc ở tận đây. Lại có lần ông vớt được xác một cô gái trẻ, trên người không có giấy tờ tùy thân, chỉ có một chiếc thẻ đeo ở cổ ghi nơi làm việc là một nhà máy nhựa tại Hà Nội. Ngay trong buổi chiều hôm đó ông đã tìm ra bưu điện hỏi tổng đài để tìm địa chỉ của nhà máy này và liên hệ với nhà máy để tìm lai lịch của cô gái. Từ đây, ông đã gọi báo về gia đình người xấu số ở Yên Mỹ, Hưng Yên xuống “đón” cô gái này về.
Thế nhưng có lần, một gia đình đi tìm con dọc theo bờ sông Hồng, nghe người mách bảo đã tìm đến ông. Qua mô tả, ông cho biết có chôn một cái xác cách đó 5 ngày có nhận dạng gần giống như vậy. “Giữa trời nắng to tôi dẫn gia đình nhà đó ra mộ rồi đào lên để họ nhận mặt. Tuy nhiên khi nhìn thấy xác thì họ lại không nhận vì cho rằng đó không phải là người nhà mình. Tôi đành phải chôn lại người xấu số và trong lòng không khỏi ái ngại như mình vừa có lỗi với người đã khuất dù biết rằng đó không phải là lỗi do mình”, ông Quý nhớ lại. Với ông, việc vớt những xác người trôi sông không khó bằng khi chôn cất họ. Do người chết bị ngâm nước lâu ngày, ngoài việc cơ thể bị phân hủy, biến dạng còn bị trương lên to hơn lúc bình thường, một mình ông phải loay hoay tìm cách đưa vừa người xấu số vào trong áo quan. Dẫu vất vả nhưng ông luôn tự nhủ, nghĩa tử là nghĩa tận, dẫu sao cũng đều là con người với nhau…
Trong cái nghề mà không gọi là nghề này, tự tay ông đã vớt hàng chục xác chết trong đó có rất nhiều người xấu số không có người thân thích tới nhận. Sau khi cơ quan công an tiến hành giám định pháp y, ông đều chôn cất họ một cách tử tế. Ông tâm sự: “Mỗi khi có xác người chết trôi sông dạt vào khu vực của địa phương, người dân phát hiện và báo với chính quyền, chính quyền tới giải quyết và gọi tôi đến làm, nếu họ trả tiền thì tôi nhận, còn nếu không tôi cũng coi đó như là một công việc mà mình cần phải làm. Tôi luôn tâm niệm, khi họ trôi dạt và mắc vào đây nghĩa là họ muốn được tôi chôn cất. Do vậy tôi không thể vô cảm đứng nhìn”. Hiện tại bên bờ sông vẫn còn nhiều ngôi mộ do ông chôn cất mà vẫn chưa có người thân đến nhận. Ông vẫn thỉnh thoảng hương khói cho những ngôi mộ ấy với một hy vọng là những người mà ông đã từng chôn cất có thể chết vì nhiều nguyên do khác nhau, nhưng họ vẫn có gia đình, người thân. Chôn cất họ ở đây, dẫu sao ông cũng giúp cho thân nhân của họ, những người ông chưa một lần biết mặt được hoàn thành được tâm nguyện cuối cùng với người xấu số, tìm cho người đã khuất được chỗ an nghỉ cuối cùng.
Theo ANTD
Tăng nặng mức xử phạt hành chính về y tế
Những cơ sở khám chữa bệnh tùy theo mức độ sai phạm sẽ chịu hình thức xử phạt như tước giấy phép hoạt động, tước chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh.
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Thủ tướng chính phủ về việc đề nghị tăng mức xử phạt hành chính đối với những cơ sở khám chữa bệnh sai phạm.
Theo đó, Bộ Y tế đề nghị sửa đổi Nghị định số 96/2011/NĐ-CP ngày 21/10/2011 đối với quy định xử phạt vi phạm hành chính về khám chữa bệnh theo hướng tăng nặng ở các mức độ xử phạt, đặc biệt xử phạt ở mức cao nhất kèm các hình thức phạt bổ sung như tước giấy phép hoạt động, tước chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh đối với các trường hợp tái phạm cùng một sai phạm.
Qua kiểm tra đến thời điểm tháng 6/2012, có 40 thầy thuốc người Trung Quốc đang hành nghề tại các cơ sở khám chữa bệnh thuộc 16 tỉnh, thành phố. Các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân thường có vi phạm như cho thầy thuốc người nước ngoài hành nghề khi chưa được cơ quan quản lý cho phép; hành nghề quá phạm vi chuyên môn.../.
Theo
Nước mắt lính cứu hộ trong vụ án nghệ sĩ Thanh Nga Sau gần 60 giờ ngụp lặn tìm khẩu súng giết chết nghệ sĩ cải lương Thanh Nga, lực lượng cứu hộ TP HCM đã mãi mãi mất đi 2 đồng đội khi "khúc sông đột ngột sôi sục như có quái vật". Đã 33 năm sau ngày anh Võ Quang Hà và Nguyễn Văn Bảy hy sinh khi làm nhiệm vụ ở sông...