Chuyện của chú chim cô độc nhất thế giới: Dành cả cuộc đời để yêu đương với một khối bê tông vì không có bất kỳ người bạn nào bên cạnh
Nigel đã “phải lòng” một cô chim bê tông và ngày ngày ở bên chăm sóc, yêu thương nó vì chú chim ó biển này quá cô độc.
Nigel là một chú chim ó biển sống ở vùng biển New Zealand. Trong những năm qua, Nigel được gọi bằng một cái tên không mấy vui vẻ: chú chim cô đơn nhất thế giới.
Vào năm 2015, Nigel đã được con người mời gọi đến đảo Mana. Vào bấy giờ, chính quyền khu vực nuôi tham vọng có thể thu hút được lại loài chim ó biển đến New Zealand. Chim ó biển vốn là loài chim biển lớn nhất ở Bắc Đại Tây Dương, có sải cánh dài tới 2 mét. Nó có thể có mặt ở phía nam bán cầu nhưng vô cùng hiếm. Để dụ những chú chim ó biển tới New Zealand sinh sống, người ta đã đặt mồi nhử bằng những chú chim bê tông trông như thật trên các vách đá và có gắn loa phát âm thanh tiếng kêu của loài này.
Nigel – chú chim ó biển bị “lừa” đến phương Nam
Nigel đã nhận lời, đến New Zealand vào năm 2015 với tư cách là chú chim ó biển đầu tiên của hòn đảo sau 40 năm. Nhưng không ai trong số anh em của Nigel tham gia cùng nó.
Năm tháng trôi qua, Nigel ở lại một mình trên đảo, cùng với 80 con chim giả. Nó vĩnh viễn không thể tìm được bất kỳ đồng loại thực sự nào của mình nữa khi đã mắc kẹt tại đây. Cũng có thể, tự bản thân Nigel đã chọn ở lại New Zealand mà không cất cánh bay về nhà.
Nigel đã sinh lòng say mê một trong 80 con chim giả. Nó thậm chí đã xây dựng cho người tình của mình một cái tổ. Người ta ghi nhận được hàng ngàn khoảnh khắc “chú chim cô đơn nhất thế giới” ân cần chải chuốt cho bộ lông bê tông lạnh lùng của “cô chim” đó. Nigel giao tiếp, tương tác với cô chim bê tông như thể nó thực sự tin rằng đó là một cô ó biển bằng xương bằng thịt, có cảm xúc và cũng đang đáp lại tình cảm của nó.
Nigel yêu thương một cô chim bê tông cho đến khi chết
Video đang HOT
Vào một ngày tháng 2 năm 2018, Nigel – chú chim cô độc nhất thế giới đã chết. Nó ra đi ngay bên cạnh cô chim bê tông trong cái tổ tình yêu không được đáp lại đó. Nó ra đi khi cách quê nhà hàng ngàn cây số. Bộ lông màu vàng cam rực rỡ trên đầu Nigel vẫn lấp lánh dưới ánh nắng nơi biển đảo.
“Cho dù nó có cảm thấy cô đơn thật hay không thì chắc chắn Nigel đã không bao giờ trở về nhà được, và đó hẳn là một trải nghiệm rất kỳ lạ. Tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều rất đồng cảm với nó, bởi vì nó đã gặp phải tình huống khá vô vọng này”, nhân viên kiểm lâm bảo tồn Chris Bell, người cũng sống trên đảo chia sẻ.
Khi câu chuyện chú ó biển cô độc bao năm vẫn kiên trì với tình yêu vô ích của mình được đăng tải trên báo chí, Nigel đã tích lũy được một lượng người hâm mộ nhất định. Mana là một khu bảo tồn khoa học của New Zealand. Nhờ có Nigel, nơi này đã thu hút được không ít du khách. Người ta muốn đến đây để thăm Nigel, bầu bạn với chú một lúc.
Thực chất trong những năm qua, cũng đã có một con chim ó biển khác đã đến với Nigel. Nó tên là Norman, nhưng cũng là giống đực nên không thể kết đôi cùng Nigel. Norman chỉ ghé qua đảo Mana một lát vào năm 2017 rồi lại bay về phương Bắc.
Dự án của New Zealand vẫn tiếp tục
Có lẽ điều đáng buồn nhất trong câu chuyện này là ngay sau khi Nigel chết, đã có ba con chim ó khác tới định cư ở Mana, sau khi các quan chức bảo tồn điều chỉnh hệ thống âm thanh được sử dụng để thu hút chúng.
“Điều này giống như một kết thúc sai cho câu chuyện. Nigel đã chết ngay trước khi điều kỳ diệu xảy ra”, Bell nói.
Nhưng Nigel với biệt danh “chú chim cô đơn không có bạn tình” sẽ mãi mãi được nhớ đến với tư cách là nhân vật tiên phong và đã báo hiệu cho bộ ba mới rằng Mana là môi trường sống phù hợp.
Cực quang xuất hiện nhiều do vết đen mặt trời?
Cực quang, thường chỉ được tìm thấy ở Bắc Cực và châu Nam Cực, đã làm nhân loại mê hoặc và tò mò trong nhiều thế kỷ và sẽ tiếp tục thu hút sự chú ý ở tương lai.
Những quầng sáng lung linh của bắc cực quang (ở Bắc Bán cầu) và nam cực quang (ở Nam Bán cầu) trong thời gian gần đây đã tạo nên các màn trình diễn ánh sáng ngoạn mục.
Bắc cực quang được chụp vào buổi đêm 27/2 bên trên hải đăng Souter ở South Shields, miền đông bắc nước Anh. Ảnh: CNN
Trong những ngày cuối tháng 2, đầu tháng 3, nhiều nhiếp ảnh gia và những người quan sát bầu trời đêm ở Bắc bán cầu đã chụp lại được những phần trình diễn đầy màu sắc này ở những địa điểm xa hơn về phía nam (hoặc ngược lại, nếu ở Nam bán cầu thì sẽ thấy về phía Bắc) so với bình thường như bang Colorado, Hoa Kỳ, phía đông nam nước Anh và bang New South Wales, Úc. Các phi công đã điều khiển máy bay bay vòng ở giữa hành trình để các hành khách có thể ngắm nhìn hiện tượng rõ ràng hơn.
Vết đen mặt trời
Cực quang là kết quả của các hoạt động của Mặt Trời, cụ thể là một loại bão Mặt Trời có tên gọi CME (hiện tượng phun trào nhật hoa) mà thải ra khí gas và các phần tử được tích điện vào không trung. Khi những phần tử được tích điện này chạm đến "khiên" từ trường Trái Đất tại cực Bắc và cực Nam (thường mất khoảng ba ngày), chúng tiến vào bầu khí quyển.
Vết đen Mặt Trời là hiện tượng trên quang cầu (lớp vỏ ngoài) của mặt trời xuất hiện các điểm tạm thời tối hơn các khu vực xung quanh. Các vết đen Mặt Trời riêng lẻ hoặc nhóm các vết đen Mặt Trời có thể tồn tại ở bất kỳ đâu từ vài ngày đến vài tháng, nhưng cuối cùng sẽ phân rã. Các vết đen Mặt Trời mở rộng và co lại khi chúng di chuyển trên bề mặt Mặt Trời, với đường kính từ 16 km tới 160.000 km. Khi vết đen có đường kính đủ lớn thì có thể quan sát từ trái đất bằng mắt thường.
Từ đây, các phần tử và năng lượng tương tác với các loại khí trong khí quyển, tạo ra ánh sáng nhiều màu trên bầu trời. Khí Ôxi tương ứng với ánh sáng xanh lá (màu thường xuyên quan sát thấy nhất), cũng như đỏ (theo Aurora Watch, Đại học Lancaster, Vương quốc Anh). Trong khi đó, khí Nitơ phát ra ánh sáng xanh dương và tím, theo Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA). Trong điều kiện thời tiết thuận lợi, việc quan sát thấy cực quang sẽ dễ dàng hơn.
Khi một cơn bão Mặt Trời tiến về phía chúng ta, một số năng lượng và các phần tử nhỏ có thể di chuyển vào bên trong "tấm khiên" từ trường ở cực Bắc và cực Nam và tác động với khí quyển Trái Đất. Minh họa: Science Learning Hub, NZ
Các nhà nghiên cứu tại Đài Quan sát Động lực học Mặt Trời của NASA nói rằng họ đã phát hiện thấy hai ngọn lửa Mặt Trời cấp M vào ngày 3 và 4/3 đã gây ra các cơn bão CME, từ đó làm tăng các hoạt động địa từ trường - dẫn đến hiện tượng cực quang cuốn hút. Các đợt bùng nổ được sắp xếp từ nhỏ đến lớn lần lượt là các cấp: A, B, C, M và X là cấp cực đại, theo NASA.
Các cơn bão Mặt Trời loại này cũng thỉnh thoảng làm gián đoạn các hoạt động của vệ tinh nhân tạo và thông tin liên lạc trên Trái Đất.
Đợt tăng số lượng các hoạt động địa từ trường này được tạo ra bởi một vết đen trên bề mặt Mặt Trời (vết đen mặt trời - hiện tượng đã được ghi nhận sớm nhất khoảng 800 năm trước công nguyên). Vết đen này "lớn và phức tạp về mặt từ trường học" có tên gọi AR3234, theo Cơ quan Khí tượng Anh.
Khung cảnh bắc cực quang tại Anchorage, bang Alaska (Hoa Kỳ), được chụp bởi cư dân Stephanie Quinn-Davidson.
Cực quang phổ biến đến mức độ nào?
Đợt hoạt động mạnh này của các hiện tượng địa từ trường được dự đoán là sẽ bắt đầu dịu bớt. Nghĩa là sẽ có ít hơn các hiện tượng bắc cực quang và nam cực quang sau những ngày cực quang hoạt động mạnh vừa qua.
Trong các năm tiếp theo, bắc cực quang có thể xuất hiện lùi xuống phía nam thường xuyên hơn, theo Robert Massey, giám đốc điều hành tại Hội Thiên văn học Hoàng gia Anh.
Mặt Trời trải qua một chu kỳ 11 năm mà ở đó mức độ của các hoạt động bão và lửa Mặt Trời dao động. Chu kỳ 25, gần đây nhất, bắt đầu từ tháng 12 năm 2019 với một đợt mà năng lượng Mặt Trời ở mức tối thiểu (solar minimum), khi mà Mặt Trời có hoạt động nhưng yên lặng hơn và có ít vết đen hơn.
Cực quang được ghi nhận trên khắp Vương quốc Anh, kể cả ở các vùng phía nam của nước này. Ảnh: Twitter
Chúng ta đang tiến tới đợt năng lượng Mặt Trời tối đa (solar maximum), được dự đoán sẽ bắt đầu vào tháng 7/2025, khi mà một số lượng lớn vết đen sẽ xuất hiện và các hoạt động của Mặt Trời sẽ tăng về số lượng.
Robert Massey nói rằng các hiện tượng Mặt Trời mà tạo nên cực quang sẽ trở nên phổ biến hơn trong quá trình chúng ta tiến đến đợt năng lượng tối đa. Các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời cũng có cực quang.
Sao Mộc được chìm trong các sắc màu kỳ thú tại các cực, dù cơ chế tạo nên cực quang ở hành tinh này khác biệt so với Trái Đất, theo một nghiên cứu vào 2021.
Bí ẩn "lỗ hổng thời gian" và những vụ dịch chuyển kỳ lạ Một trong những nghiên cứu làm cho các nhà khoa học đau đầu đó là lỗ hổng thời gian, khi mà những cuộc mất tích gần như trôi vào quên lãng lại đột ngột xuất hiện như chỉ mới xảy ra ngày hôm qua. Bấy lâu nay, thời gian vẫn còn là một thứ vô hình mà giới khoa học chưa thể khám...