Chuyện con dao trong bồn rửa bát và đòn “chí tử” giết chết hôn nhân: Đàn ông vô tâm, lười nhác là do phụ nữ thích làm siêu nhân
Con dao vứt trong bồn rửa ngổn ngang chén bát lẫn cả nước mắm, xương cá, nước ngập lấp xấp tố cáo anh chồng vô tâm, nhưng cũng làm lộ ra sai lầm của cô vợ thích “gồng mình” để giữ gia đình bình yên.
Con dao trong bồn rửa bát, những người chồng vô tâm và những cô vợ cố gồng làm “ siêu nhân”
Câu chuyện kể về “Con dao trong bồn rửa bát” của tác giả Dung Đặng đang được hội chị em chia sẻ rất nhiều trên mạng xã hội. Theo đó, nhân vật chính là một người phụ nữ có năng lực, nhưng sức khỏe yếu, công việc có đặc thù phải công tác nhiều, đã nghe lời chồng nghỉ việc. Suốt 3 năm, vợ chỉ ở nhà nội trợ, chăm con, chồng một mình gồng gánh gia đình. Anh lấy cớ đó để không động tay vào việc nhà hay phụ trông con, thường xuyên đi nhậu, về nhà muộn.
Có mẹ chồng ở chung nhà, chị ngại không dám làm căng với chồng. Suốt ngày loay hoay với nội trợ, con cái, quanh quẩn trong nhà mà không có thời gian nghỉ ngơi, cô vợ ngày càng ức chế tâm lý. Cho đến một ngày, chồng cô vứt dao vào bồn rửa bát vứt ngổn ngang bát đĩa bẩn và thức ăn thừa. Khi rửa bát, cô vô tình bị dao cứa phải tay. Đó là khi cô nhận ra, chồng mình quá vô tâm, không biết chia sẻ với vợ. Đêm đó, cô viết đơn ly hôn.
Những chi tiết trong câu chuyện nhận được sự đồng cảm rất lớn từ phía hội chị em. Có những cô vợ nhìn thấy hình ảnh của mình trong đó, có những thở than đã tiết lộ rằng, đó hoàn toàn không phải chuyện hy hữu, bởi có rất nhiều anh chồng vô tâm như vậy.
Họ kể, mình nhiều khi phóng xe “như điên” khi vừa tan sở để kịp giờ đón con; vừa nấu cơm vừa trả lời 7749 câu hỏi của lũ trẻ; dọn dẹp nhà cửa, tắm táp cho con xong mới đến lượt mình. Cũng có những ông chồng, ăn cơm xong là “tếch” đi chơi, tụ tập với hội bạn đến tận khuya, gần nửa đêm mới về, mặc kệ vợ với đống bừa bộn nhà cửa, con cái nheo nhóc vì “cần không gian riêng”.
Những “con dao vô tình” xuất hiện trong các cuộc hôn nhân thực chất có sự dung túng và cho phép của người làm vợ
Hội chị em nhìn mình, rồi nhìn cảnh cô vợ có con dao trong bồn rửa bát, ngậm ngùi bảo rằng, nếu thương vợ đúng nghĩa, anh ấy phải biết xót xa khi thấy vợ suốt ngày chỉ quanh quẩn trong nhà với hàng loạt những công việc không tên. Việc con dao như vậy, ấy là do chồng chưa bao giờ đụng tay vào việc nhà từ rất lâu rồi. Người đàn ông có thể nghĩ đó là vô tâm, nhưng ở khía cạnh nào đó, nó là sự ích kỷ, là tàn nhẫn với chính người phụ nữ cạnh mình.
Hội chị em bảo nhau, lấy chồng là để những lúc buồn vui được chia sẻ, để được chở che, chứ không phải để cặm cụi ôm hết việc gia đình. Nhưng chị em, chẳng biết có nhận ra không, sai lầm lớn nhất phụ nữ có chồng vô tâm mắc phải, ấy là họ CHO PHÉP chồng biến mình thành osin ngay từ buổi đầu, quên ngay cả vai trò làm chủ cuộc đời của mình luôn.
Nếu vợ cứ bảo gì nghe nấy và cặm cụi phục vụ, chồng càng có cớ để vô tâm. Sự vô tâm của chồng, không thể chối cãi, một phần xuất phát từ chính sự cam chịu của người vợ. Thử nghĩ xem, bao nhiêu người phụ nữ có chồng vô tâm, từ ngày này sang năm khác vẫn bao dung đợi chồng về bên mâm cơm nguội lạnh? Bao nhiêu người chồng đi nhậu nhẹt đến nửa đêm vẫn đợi cửa? Bao nhiêu người dù chồng có đối xử lạnh nhạt bao nhiêu, ức chế vì bị “giam cầm” trong 4 bức tường nhà, hôm sau vẫn ngọt nhạt nói cười như chưa từng có những tổn thương?
Đàn ông vô tâm bởi anh ta biết rằng, dẫu mình có làm điều gì đi chăng nữa thì người vợ vẫn cứ ở đó, chăm chút cho gia đình và cung phụng anh ta. Đàn ông vô tâm bởi phụ nữ luôn sợ mất chồng, sợ con không có tình cảm của cha, sợ tan vỡ hạnh phúc. Đàn ông vô tâm bởi phụ nữ không dám tin rằng, rời chồng ra mình không thể sống tốt, con mình không thể hạnh phúc được. Thế nên, nhiều khi chính phụ nữ đã tiếp tay cho sự vô tâm của đàn ông mà chẳng hề hay biết.
Muốn được lang quân như ý, hãy “dạy” chồng từ thuở bơ vơ
Cô vợ trong câu chuyện quyết tâm chia tay chồng, nhưng thực ra, trong nhiều trường hợp, ly dị không phải là giải pháp duy nhất để giải quyết vấn đề. Nhất là khi, trong tay cô ấy không có việc làm, không có tài sản tích lũy, chỉ có đứa con và những tổn thương.
Video đang HOT
Đối với đàn ông vô tâm, khóc lóc và than vãn không có tác dụng với anh ta. Điều đó chỉ khiến anh ta càng chán nản, muốn rời khỏi nhà và tìm kiếm những thú vui khác. Như anh chồng kia đó, vợ mở lời là gạt đi, bảo rằng “đàn bà ai chả thế”, suốt 3 năm, chẳng có gì biến chuyển. Trong chúng ta, bao nhiêu người phụ nữ đã khóc, đã than vãn, trách móc mà chồng vẫn chứng nào tật ấy và thậm chí là càng ngày càng vô tâm?
Nói không ăn lời, tốt nhất nên hành động, ấy là nhất định phải “dạy” chồng. Tốt nhất là “dạy” từ thuở mới cưới, khi tình còn nồng, tiếng nói của mình còn trọng lượng, tỉ lệ thành công cao hơn.
Ngay từ đầu phải lạt mềm buộc chặt, khéo léo khẳng định với chồng mình việc nhà là việc chung, phải cùng nhau mà làm, chứ đó không phải là việc của vợ và chồng đóng vai trò chia sẻ. Rèn mấy năm, chồng vào nếp rồi thì muốn vô tâm cũng không được.
Còn nếu đã qua một thời gian chung sống, để trị tật vô tâm thì mình phải… “ác”. Chồng ném bát bẩn, cả thức ăn thừa vào bồn thì viện cớ đau ốm, “nhờ” anh ta rửa một hôm cho biết mùi. Những hôm sau không thay đổi thì nhường hẳn phần rửa bát đó cho chồng, được vài lần tự khắc biết nỗi khổ.
Chồng nhậu nhẹt, đi đêm hôm chưa về thì đừng gọi, cũng đừng chờ cửa. Cứ nấu cơm ngon rồi tự ăn, cho con mình ăn cho nóng sốt; hoặc can đảm hơn, đưa con ra quán ăn gì đó ngon lành. Đến khi chồng về, cũng đừng cằn nhằn làm gì cho mệt, cứ lên giường đi ngủ cho nhan sắc khỏi tàn phai.
Chồng đối đãi với mình như người dưng nước lã, không cho mình khoảng thở thì hãy đối đãi lại y như thế. Thay vì sầu muộn, ủ dột thì nói mãi chồng vẫn vô tâm, dành thời gian mà chăm chút cho mình. Hãy bắn tín hiệu cho người chồng biết rằng, cảm xúc của mình không phải do chồng ban phát, thế giới của mình không chỉ xoay quanh chồng.
Nếu người đàn ông thực sự yêu vợ, biết trân trọng gia đình, chắc chắn anh ấy sẽ nhận thấy sự thay đổi của vợ. Anh ấy sẽ tìm cách đối thoại và giải quyết vấn đề. Còn những người đàn ông, thấy vợ ra sao cũng không biết, gia đình có “biến” mà vẫn coi như không, có lẽ đã đến lúc buông tay rồi.
Nhưng quan trọng hơn cả, dù có là người đang đi làm, độc lập về tài chính hay là bà nội trợ ở nhà chồng nuôi, phụ nữ cũng phải tìm cách để sống hạnh phúc với lựa chọn đó. Phải xác định, đó là quyết định của mình và mình phải có trách nhiệm với chính bản thân mình, cuộc sống của mình, chứ đừng đổ lỗi cho ai.
Kẻ cả tháng kiếm hàng chục triệu, tự chủ tài chính để nếu chồng “lệch sóng” là sẵn sàng xách vali đi không cần suy nghĩ mà mọi cảm xúc chỉ xoay quanh thái độ của chồng, người phụ nữ đó cũng chẳng có tự do.
Nên chị em hãy nhớ, cuộc sống của mình nằm trong tay mình. Phụ nữ chẳng hơn nhau ở tấm chồng đâu, mà hơn nhau suy nghĩ và cách định giá bản thân mình đấy thôi!
Nguyên văn bài viết “Con dao trong bồn rửa bát” của tác giả Dung Đặng
Tui có 1 chị bạn. Gọi là chị, vì chị ấy lớn hơn tui 4 tuổi. Lúc trước làm chung công ty, chị ấy làm việc rất giỏi. Nhưng khi có bầu, thì ông xã bảo xin nghỉ, vì thai yếu và đi công tác nhiều, sau này em bé nhỏ cần mẹ bên cạnh, nên đi làm sẽ không tiện.
Chị đắn đo mãi, cuối cùng bấm bụng quyết định nộp đơn xin nghỉ. 3 năm ở nhà nội trợ, chăm con. Chồng gần như chẳng phụ giúp gì nhiều, vì anh ấy đi làm, rồi ngoại giao các mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp…
Anh có cả 1 thế giới rộng lớn. Đi làm thích về lúc nào thì về. Vì anh có lý do chính đáng: “Sếp bảo đi tiếp khách”, “Anh em lâu ngày gặp nhau ngồi làm tí”, “Bạn bè chí thân, chả lẽ không ra với nó…”.
Anh an tâm rằng ở nhà đã có vợ, công việc có gì đâu. Vả lại, vợ anh cũng có đi đâu, chỉ quanh quẩn trong nhà thôi mà. Có gì gấp sẽ tự khắc điện thoại.
Còn công việc hàng ngày của chị ấy là loay hoay giữa tả, sữa, ị, tè của em bé. Là stress lo con ốm, lo mình ít sữa không đủ chăm con, là những lần nuốt tủi vào trong khi va chạm giao tiếp với nhà chồng, mà suốt 3 năm không 1 lần được phép “bùng” ra, vì mẹ chồng ở chung, nên nhiều lúc uất ức muốn “bùng” 1 lần cho chồng hiểu cũng khó.
Chị như cái núi lửa, âm ỉ đốt cháy từ bên trong. Chị cũng không cần anh phải làm việc nhà mỗi ngày, nhưng chị luôn THÈM được chồng phụ 1 tay, có thể là lâu lâu quét hộ vợ cái nhà, hoặc giúp kéo cái áo đang phơi ngoài sào vào thôi, rồi chị dọn tiếp vẫn được.
Chị bảo nhiều khi ước gì chồng tinh tế 1 chút, kiếm cái cớ gì đó, cho vợ được ra ngoài uống 1 ly cà phê, xem 1 bộ phim ngắn, 15 phút thôi cũng được, mà không phải loay hoay với nội trợ, con cái, và 4 bức tường chỉ vọn vẹn vài chục mét vuông.
Nhưng không. Anh vẫn nghiễm nhiên xem việc vợ ở nhà, vật lộn với mớ cv đó là lẽ hiển nhiên: “Ai làm vợ, làm mẹ mà chẳng vậy”.
Cho đến 1 ngày…
Sau bữa ăn tối, anh dùng dao cắt 1 lát quả táo. Rồi tiện tay vứt dao vào bồn rửa bát, đang lổn nhổn chén bát lẫn cả nước mắm, xương cá, nước ngập lấp xấp. Con dao lọt thỏm xuống đáy.
Chị không biết, nên khi rửa bát thì đã chạm phải con dao, may mắn là chỉ xước nhẹ. Nhưng chị giật mình. Giây phút đó, chị nhìn cái bồn rửa bát và tự hỏi trong vô thức:
- Tại sao anh không CHIA SẺ cùng chị?
Khi ăn xong, chỉ cần đổ bỏ nước mắm, gạt xương cá vào thùng rác, rồi chén bát đấy chị rửa cũng được mà. Tại sao ném hết tất cả vào bồn?
Tại sao con dao cắt 1 lát táo, chỉ cần rửa sơ với nước là đã sạch, cất lên. Mà anh lại ném vào bồn đầy mỡ, trong khi rửa như vậy sẽ cực hơn vì cán dao nhựa dính đầy mỡ. Anh cũng không nghĩ đến việc vợ mình sẽ đứt tay sao???
Mọi câu hỏi trôi qua đầu chị.
Và chị chợt nhận ra. Anh làm như vậy là vì anh chưa từng CẢM THÔNG, CHIA SẺ cùng chị. Chưa từng quan tâm đến cảm xúc của chị.
Tối đó, chị ôm con thức trắng đêm. Vẫn là loay hoay hút sữa, rửa bình trong đêm. Vẫn là tiếng ngáy ngủ ngon lành của chồng, tiếng ọ ẹ cần dỗ giấc của con.
Gần sáng, chị lên mạng và tải về 1 mẫu đơn ly dị.
Chắc hẳn mọi người nhìn vào sẽ bảo chị tốt số mà không biết hưởng. Chồng hiền lành, giỏi giang, tri thức. Nhà chồng gia giáo, tốt thế mà còn ỏng ẹo.
Nhưng chỉ có chị là biết chị đã nuốt bao nhiêu nước mắt vào lòng. Thứ nước mắt tràn ra kia, chỉ là 1 phần ngàn của cái mà người đời nhìn thấy mà thôi.
Tui hỏi chị: “Tại sao không nói rõ, giải bày với chồng, mà để vết nứt sâu như vậy?”.
Chị nói: ” Đã từng nói. Nhưng anh ấy luôn bảo “làm vợ, làm mẹ ai chả vậy”, mẹ chồng bảo “làm đàn bà ai chả vậy” . Chị nghe 1 lần thì thấy sốc 2 lần thấy tổn thương, 3 lần thấy thất vọng, … và 1000 lần thì không còn muốn nói bất cứ điều gì nữa.
Giọt nước tràn ly!
Vợ dại mới nói 3 câu này, cực tổn thương chồng, "giết chết" hôn nhân
Nếu không muốn làm tổn thương lòng tự trọng của đàn ông thì phụ nữ đưng bao giơ châm chọc họ, có thể dẫn đến tan nát gia đình.
1. Tôi mù khi lấy một người như anh
Đây là câu mà nhiều phụ nữ sau khi kết hôn thích nói nhất. Trên thực tế, khi một người đàn ông kết hôn với bạn, về nhà ho muôn đươc hạnh phúc, du cuôc sông co xay ra một số vấn đề cai va nhỏ nhặt thi phu nư cung không nên noi nhưng lơi "cưa tim" như: Tôi cảm thấy thật mù quáng khi lây anh.
Hôn nhân la do ban tư lưa chon, khi lây nhau vê nghe câu này, không chỉ khiến anh ấy cảm thấy buồn và xúc phạm lớn đến lòng tự trọng, mà còn khiến cuộc cãi vã giữa hai người cang leo thang, gây ra hậu quả khôn lường.
2. Anh thật kém cỏi
Trong chuyện chăn gối, nếu không muốn đề cập đến chuyện làm tổn thương lòng tự trọng của đàn ông nhất, thì phụ nữ đưng bao giơ châm chọc đàn ông sau khi quan hệ.
Phụ nữ đưng nghĩ du đo chỉ là một trò đùa, hoặc chỉ là điều chỉnh bầu không khí cung tuyêt đôi không đung đên viêc ha thâp kha năng cua anh ây trên giương, bởi vì câu noi am chi chông kem trên giương rất có hại cho đàn ông, vi đây la điêu nhay cam đung cham đên ban năng "con đực" ma đan ông quan tâm nhất.
3. Anh nhìn chồng người ta kìa!
Đàn ông ghét phụ nữ so sánh minh với người đan ông khác và luôn bị phụ nữ coi thương, điêu khiên. Bạn nên nhớ, mỗi người đều có ưu điểm của riêng và ai cũng có khuyết điểm riêng. Nếu yêu anh ấy, bạn không nên đem khuyết điểm của anh ấy ra so với người khác. Đàn ông thực sự rất buồn khi nghe một người phụ nữ mang minh ra so sanh như vây.
Vô tình thấy chị dâu pha sữa cho con uống mà tôi tái mặt, vội bế con về gấp Đến nhà chị dâu đột ngột để thăm con, tôi chết lặng khi vô tình thấy chị ấy pha sữa cho con tôi uống. Sau khi sinh con trai, tôi có ý định nghỉ việc để ở nhà chăm con, đợi con được 2 tuổi rồi cho con đi nhà trẻ. Nhưng rồi công ty không ai đủ năng lực để thế vào...