Chuyên cơ vận tải của Không quân Hàn Quốc đáp xuống sân bay Đà Nẵng
Một chuyên cơ vận tải C130 của Không quân Hàn Quốc đã đáp xuống sân bay quốc tế Đà Nẵng vào trưa ngày 7/11 trong điều kiện thời tiết thuận lợi.
Chuyên cơ vận tải C130 của Không quân Hàn Quốc tiếp sân bay Đà Nẵng (Ảnh: Quý Đoàn)
Theo quan sát của phóng viên Dân trí, máy bay C130 số hiệu 4S747 của Không quân Hàn Quốc đáp xuống sân bay Đà Nẵng lúc 12h45 trưa nay, 7/11.
Máy bay tiếp đất trong điều kiện thời tiết khá tốt, sau nhiều ngày mưa lớn.
(Ảnh: Quý Đoàn)
(Ảnh: Quý Đoàn)
Máy bay C130 lướt đi trên đường băng qua ngang qua khu nhà ga, dừng lại trên khoảng sân trống trong sân bay.
Vài phút sau khi dừng lại, cửa sau máy bay mở ra, một số người xuống máy bay cùng hàng hoá, trong đó có 1 chiếc xe sang Mercedes S600 Maybach.
Sau chưa đến 30 phút đáp xuống sân bay Đà Nẵng, chiếc C130 đã hạ xong toàn bộ hàng và người, trong đó có chiếc siêu xe Mercedes. Vào lúc 13h10, máy bay C130 đóng khoang đuôi và chiếc Mercedes cùng đoàn người đi chuyển ra ngoài sân bay.
Video đang HOT
Chiếc C130 đậu trên đường băng (Ảnh: Quý Đoàn)
Một chiếc Mercedes siêu sang nhả ra từ đuôi máy bay (Ảnh: Quý Đoàn)
Theo thông cáo trước đó của Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc, Tổng thống Moon Jae In sẽ tới Đà Nẵng vào ngày 10/11 để dự hội nghị cấp cao APEC. Đây sẽ là chuyến công du Đông Nam Á đầu tiên của ông Moon Jae In kể từ khi nhậm chức hồi tháng 5.
Chiếc C130 của Không quân Hàn Quốc rời đi lúc 14h40, sau 2 giờ đồng hồ đến Đà Nẵng.
Hình ảnh chiếc C130 của Không quân Hàn quốc cất cánh rời sân bay Đà Nẵng.
Lưu lại sân bay Đà Nẵng trong gần 2 giờ đồng hồ, tới 14h40, chiếc C130 của Không quân Hàn Quốc cất cánh rời đi.
Máy bay vận tải C130 do hãng Lockheed Martin của Mỹ chế tạo. Máy bay có chiều dài 29,8m, sải cánh rộng 40,4m và cao 11,4 m. Chuyên cơ vận tải của Hàn Quốc có trọng lượng rỗng gần 35 tấn trong tình trạng không chở phi hành đoàn hoặc hàng hóa. Nó được trang bị 4 động cơ Allison T56-A-15LFE, mỗi động cơ 4.508 mã lực với tốc độ tối đa đạt 621km/h.
Tầm hoạt động của C-130 là 3.600km, có thể bay cao tối đa 10.060m, với trọng tải hơn 33 tấn và trọng lượng cất cánh tối đa hơn 70 tấn.
C130 có thể cất cánh và hạ cánh ở các địa hình khác nhau, không đòi hỏi đường băng tiêu chuẩn. Nó được thiết kế như một máy bay chuyên chở quân nhân, hàng hóa và các khí tài quân sự.
C130 là máy bay vận tải hạng trung thân rộng, cánh nâng chính được trang bị ở phần thân máy bay. Đây cũng là nơi đặt thùng chứa nhiên liệu và các động cơ của máy bay. Ở khoảng giữa 2 động cơ, có các móc treo nhằm treo 2 thùng nhiên liệu phụ. C-130 được thiết kế 3 cửa, 2 cửa ở 2 phía bên hông máy bay và 1 cửa ở đuôi với cấu tạo phù hợp cho các xe nâng hàng và vũ khí tự hành có thể nhanh chóng di chuyển vào khoang trong. Khoang chứa hàng máy bay rộng 3 m.
Quý Đoàn – Đức Hoàng
Theo Dantri
Sức mạnh răn đe Triều Tiên của không quân Hàn Quốc
Không quân Hàn Quốc sở hữu số lượng lớn khí tài hiện đại với uy lực vượt trội so với Triều Tiên.
Tiêm kích F-15K Hàn Quốc tham gia diễn tập. Ảnh: Airlive.
Hàn Quốc đang duy trì một lực lượng quân sự mạnh để răn đe Triều Tiên, trong đó không quân Hàn Quốc (ROKAF) với nhiệm vụ cảnh giới bầu trời, tiến công tầm xa và yểm trợ bộ binh được đánh giá là vượt trội hoàn toàn so với đối thủ, theo National Interest.
Nòng cốt của ROKAF hiện nay là 61 tiêm kích F-15K Slam Eagle và 169 máy bay F-16C/D Fighting Falcon, bên cạnh 158 chiến đấu cơ F-5 và 71 tiêm kích F-4 đời cũ. Cùng với đó là máy bay huấn luyện siêu âm T-50 Golden Eagle, sản phẩm hợp tác giữa Tập đoàn Công nghiệp Hàng không vũ trụ Hàn Quốc (KAI) và hãng Lockheed Martin của Mỹ. Nhiệm vụ chủ đạo của T-50 là huấn luyện phi công tiêm kích, nhưng nó cũng có thể dùng để tấn công mặt đất.
F-15K Slam Eagle là biến thể hiện đại hóa từ tiêm kích đa nhiệm F-15E Strike Ealge của Mỹ, có thể tấn công cả mục tiêu trên không và dưới mặt đất. So với bản gốc, biến thể F-15K có một loạt nâng cấp như trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) AN/APG-63(V)1, hệ thống tìm kiếm và bám bắt mục tiêu bằng hồng ngoại (IRST), hệ thống ngắm bắn tên lửa gắn trên mũ phi công.
Máy bay F-15K trang bị tên lửa Taurus KEPD 350K. Ảnh: Boeing.
Vũ khí đối không chính của F-15K gồm tên lửa tầm trung AIM-120 AMRAAM và tầm ngắn AIM-9 Sidewinder. Dòng Slam Eagle có thể mang tên lửa hành trình tấn công mặt đất AGM-84E SLAM-ER với độ chính xác cao.
Tuy nhiên, vũ khí hiện đại nhất của F-15K là tên lửa hành trình Taurus KEDP 350K của Đức. Đây là tên lửa trang bị đầu đạn xuyên Mephisto để tấn công các mục tiêu kiên cố, đóng vai trò chủ lực trong kế hoạch tấn công Triều Tiên bằng vũ khí thông thường của Hàn Quốc. KEPD 350K là tên lửa hành trình cận âm với tầm bắn gần 500 km, có thể đánh trúng gần như mọi mục tiêu ở Triều Tiên nếu được phóng từ phía nam khu phi quân sự (DMZ). ROKAF đã đặt hàng và nhận bàn giao khoảng 170-180 tên lửa KEPD 350K.
Các phi đội tiêm kích F-16C/D, nhiều chiếc trong số đó do Hàn Quốc tự sản xuất, có thể thực hiện các đòn tấn công mặt đất chính xác nhờ hệ thống chỉ thị mục tiêu LANTIRN, cùng với khả năng không chiến nhờ tên lửa AIM-120 AMRAAM và AIM-9. Ngoài ra, phiên bản F-16 Hàn Quốc cũng có thể mang tên lửa diệt radar AGM-88 HARM để chế áp lưới phòng không Triều Tiên.
Ngoài lực lượng chiến đấu cơ hùng hậu, Hàn Quốc cũng sở hữu các máy bay yểm trợ đáng gờm với 4 chiếc phi cơ cảnh báo sớm Boeing 737 AEW&C "Peace Eye". Mỗi chiếc được trang bị hệ thống radar AESA có thể phát hiện mục tiêu trên không từ khoảng cách 320 km và tàu chiến cỡ nhỏ ở khoảng cách 240 km. Seoul đang lên kế hoạch mua thêm hai chiếc loại này.
Máy bay cảnh báo sớm Boeing 737 AEW&C "Peace Eye" của Hàn Quốc. Ảnh: Airliners.
ROKAF cũng có 8 máy bay Hawker 800XP làm nhiệm vụ chụp ảnh căn cứ đối phương ở cách khu DMZ tới 80 km, đồng thời tiến hành do thám tín hiệu. Seoul đang lên kế hoạch mua 4 máy bay không người lái tầm xa RQ-4 Global Hawk để giám sát các vụ phóng tên lửa của Bình Nhưỡng. Để thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu hộ, Hàn Quốc đã xây dựng lực lượng trực thăng hiện đại gồm mẫu CH-47 Chinook, S-70 và S-92.
Hàn Quốc đang hợp tác với Indonesia để phát triển tiêm kích thế hệ 4,5 có tên mã KF-X, kết hợp tính năng của tiêm kích thế hệ 4 như F-16C và F-15K với chiến đấu cơ thế hệ 5 như F-35A. Nước này muốn chế tạo ít nhất 120 tiêm kích KF-X từ năm 2025 để thay thế toàn bộ phi đội F-4 và F-5.
Không quân Hàn Quốc sở hữu khí tài hiện đại và đông đảo, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ trong trường hợp chiến tranh nổ ra. Đây là lực lượng răn đe thông thường đáng tin cậy nhất của Hàn Quốc trong bối cảnh Triều Tiên tiến gần đến việc sở hữu vũ khí hạt nhân, chuyên gia quân sự Kyle Mizokami nhấn mạnh.
Duy Sơn
Theo VNE
Hàn Quốc phô diễn sức mạnh trong Ngày Các lực lượng vũ trang Quân đội Hàn Quốc triển khai nhiều vũ khí hiện đại trong lễ kỷ niệm 69 năm Ngày Các lực lượng vũ trang. Quân đội Hàn Quốc hôm nay triển khai nhiều vũ khí, khí tài tham gia lễ kỷ niệm Ngày Các lực lượng vũ trang (1/10) tại thành phố Pyeongtaek, cách thủ đô Seoul khoảng 70 km về phía tây nam,...