Chuyện cổ tích về ông lão mù nơi xứ Mường
Bệnh tật đã cướp đi của ông đôi mắt, nhưng bù lại nhờ rèn luyện ông lại có “giác quan thứ sáu”. Dù sống trong bóng tối hàng chục năm, nhưng ông có thể nhóm lửa nấu cơm, lên rừng đốn cây làm nhà…
Đó là câu chuyện của ông lão mù nơi “xứ Mường” – Bùi Văn Ngởi (sinh năm 1954), ở xóm Khuyển, xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình.
Khi ông lão mù… vác dao lên rừng đốn cây làm nhà
Lúc chúng tôi đến nhà ông Ngởi, hỏi thăm đường, ai cũng chỉ rất nhiệt tình, có thêm hai thanh niên dẫn đến tận nơi. Vừa bước vào căn nhà cất tiếng chào ông Ngởi, mặc dù đã được nghe kể về ông qua những người làng, nhưng tôi vẫn ngờ ngợ, nên sau câu chào hỏi, chúng tôi mới ướm hỏi: “Bác có biết tụi cháu đi mấy người không ạ?”. Không cần phải đợi lâu, ông Ngởi trả lời ngay lập tức: “Có phải đi bốn người không?”. Câu trả lời khiến chúng tôi không khỏi ngạc nhiên, mặc dù hai người thanh niên đi cùng vẫn đứng dưới chân nhà sàn chưa lên tiếng.
Đôi mắt bị mù nhưng ông Ngởi làm những công việc gọn nhẹ như một người bình thường.
Người ta nói, “đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn”, đôi mắt vừa là để nhìn nhận sự việc, sự vật và biểu hiện cả cảm xúc. Thiếu đi đôi mắt, xung quanh ta chỉ toàn bóng tối. Nếu một buổi tối nào đó, bỗng dưng nhà bạn bị cắt điện, mặc dù đã thân thuộc từng lối đi, đồ đạc để trong nhà, nhưng có khi còn dễ bị va vấp. Ấy thế mà, với ông Ngởi sống trong bóng tối hàng chục năm nay lại có thể vác dao lên rừng đốn cây về làm nhà.
Chuyện như đùa ấy lại chính là sự thật và người ta nghĩ về cuộc đời ông như một câu chuyện cổ tích nơi xứ Mường này. Vốn sinh ra là một đứa trẻ khỏe mạnh, nhưng đến khi lên 3 tuổi, ông Ngởi bị đau mắt hột, thời bấy giờ đường xá đi lại còn vô vàn khó khăn, hơn nữa gia đình lại nghèo khó, muốn đưa con đi bệnh viện cũng “khó như lên trời”. Thôi thì “bệnh đến, ắt bệnh đi”, gia đình cứ để liều vậy, nhưng đôi mắt ông cứ mờ dần rồi mù hẳn. Lúc đó gia đình mới chạy đôn, chạy đáo tìm thuốc cứu chữa nhưng cũng đành chịu.
Cũng chính từ đó, cuộc sống của ông Ngởi là một màu đen, lúc đấy còn nhỏ, được bố mẹ chăm bẵm, ông cũng chẳng nghĩ nhiều đến việc mình khuyết đi “cửa sổ tâm hồn”. Nhưng càng lớn, ông mới cảm nhận được sự mất mát đó lớn lao đến nhường nào. Lên 7 tuổi, hàng ngày bố mẹ và anh chị em gia đình đi lên nương, lên rẫy, nhiệm vụ duy nhất của ông chỉ là ở nhà trông nhà, nói trông nhà cho oách, chứ thực ra trong nhà trống huơ trống hoắc thì có gì mà trông.
Video đang HOT
Hạnh phúc của đôi vợ chồng lão mù.
Nhờ hướng dẫn của bố mẹ, dần dần ông cũng thích nghi được với cuộc sống, ông bắt đầu dò dẫm cái bếp, cái nồi, cái giếng để tập tành nấu ăn phụ giúp bố mẹ. Bệnh tật cướp đi của ông đôi mắt, nhưng bù lại, ông lại có cảm giác và thính giác rất nhạy. Sau bao nhiêu năm nỗ lực rèn luyện, ông cũng không nhớ mình bị va vấp bao nhiêu lần, đến năm 17 tuổi, ông đã có thể làm việc thành thạo như một người bình thường, thậm chí ông còn đi cày bừa, cuốc đất và còn vác dao lên rừng chặt củi mang ra chợ bán trong sự ngỡ ngàng của người dân nơi đây.
Ông Ngởi tâm sự: “Ban đầu được bố mẹ chỉ bảo, trong đầu tôi bắt đầu hình dung ra, từ con đường đi và rèn luyện thêm. Đi lâu cũng dần quen, mà không quen thì cũng phải tập chứ, nếu cứ ngồi ở nhà thì chết đói đấy”. Mấy chục năm lên rừng, trèo đèo, lội suối để chặt củi, chỉ bằng cảm giác và thính giác nhưng chưa bao giờ ông bị ngã hay gặp phải tai nạn nào. Lúc lên rừng chặt củi, ông còn lựa những cây có thể dựng được nhà đốn hạ, rồi gọi người đến giúp mang về. Cứ thế dần dần tích góp trong những chuyến đi rừng, chẳng mấy chốc ông đủ gỗ dựng nhà.
Ông lão mù đi…hỏi vợ
Đến tuổi “trai khôn dựng vợ, gái lớn gả chồng”, đám bạn cùng trang lứa lần lượt lập gia đình. Cũng muốn mình tìm được một cô gái để bố mẹ được vui, nhưng ông nghĩ trong bụng bản thân mù lòa không biết có ai ưng không? Thế rồi ông cứ chần chừ mãi. Đến năm 1980 ông đánh liều đến nhà cô gái Bùi Thị Kiểu, là người cùng xã, kém ông một tuổi để hỏi cưới về làm vợ. “Ban đầu cũng ngại lắm, nhưng thôi thì cứ đánh liều cái, ai biết đâu lại lấy được vợ. Thế mà bố mẹ nhà bà ấy ưng tôi lắm, đồng ý luôn đấy” – ông Ngởi hồ hởi kể lại chuyện mình đi hỏi vợ.
Bà Kiểu “rít” hơi thuốc lào tự hào nói về chồng mình.
Mặc dù bản thân bị mù, nhưng được cái ông lại chịu thương chịu khó làm việc, cả xóm dưới làng trên ai ai cũng nể. Lúc đến nhà bà Kiểu, bố mẹ bà đồng ý cho ông cưới con gái mình, lúc đấy bố vợ tương lai thách cưới là: gạo 50kg, thịt lợn 50kg, rượu 50 lít và tiền là 50 đồng. Mừng như bắt được vàng vì bố mẹ đồng ý, ông Ngởi về nhà hỏi bố mẹ định ngày rồi mang sính lễ đến cưới vợ…Thế là lão mù cũng có một cái gia đình êm ấm, hạnh phúc như bao đám bạn.
Không chỉ nổi tiếng ở cái xã Bảo Hiệu vì “mù mà vẫn lên rừng chặt củi”, người làng ở đây còn “trố mắt” khi ông có thể đếm được cả đàn gà nhà mình, ông biết lúc nào đàn gà về đủ, lúc nào còn thiếu. Có hôm đang nằm trong nhà, ông nghe âm thanh lạ, nên bước ra ngoài xem, chưa đến nơi thì ông la lối thảng thốt vì có rắn. Lúc này mọi người tá hỏa chạy ra thì đúng có rắn thật. Hay cả cái chuyện ông chỉ cần cầm tờ tiền nào là có thể đoán được mệnh giá chính xác từng đồng tiền không sai một chút nào.
Anh Quách Ngọc Ánh (sinh năm 1978), một người hàng xóm của ông Ngởi cho biết: “Có hôm tôi ra đồng cuốc đất, thấy ông Ngởi cũng đã cuốc đất ở ruộng bên cạnh, lúc sau giật mình vì ông ấy cuốc phải cái gì đấy, lúc đấy ông ấy bảo hình như là con rùa, thế mà moi lên đúng là con rùa thật. Nếu bây giờ các cậu không tin khả năng của ông Ngởi, thì cậu cứ ra đứng ngoài ngõ, đừng lên tiếng gì, chắc chắn ông sẽ bắt được cậu. Chỉ cần cách 10m là ông ấy có thể nghe được nhịp thở của cậu và đoán được phương hướng rồi”.
Lão mù lên rừng chặt củi.
Hỏi chuyện bà Kiểu, bà “rít” ngay một hơi thuốc lào rồi cười sảng khoái: “Đúng là con mắt các cụ nhà tôi chẳng sai chút nào, chọn cho tôi được ông chồng tốt. Tôi còn ăn thuốc lào, uống rượu, nhưng ông ấy lại không bao giờ đụng đến”.
Tuy gian khó, nhưng trong cái gian khó ấy mà ông Ngởi từ một người khuyết tật vẫn cố gắng vươn lên trong cuộc sống, đến một người bình thường chưa chắc đã có thể làm được như ông. Tất cả cũng nhờ rèn luyện, mặc dù gia đình vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng làng trên xóm dưới ai cũng quý mến ông bởi bản tính hiền lành chịu khó…
Thanh Thủy – Duy Tuyên
Theo Dantri
Sống chậm ở xứ Mường
Dù cho "Chậm" không phải là chậm như trong lời kể của người dân xứ Mường, nhưng với bất cứ ai từng có lần đi qua Mường Chậm (Hòa Bình) chắc sẽ chẳng bao giờ muốn đi nhanh.
Mường Chậm, thung lũng yên bình
Mường Bi, xứ Mường nổi tiếng và lớn nhất trong các xứ Mường xưa ở Hòa Bình (nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động) nay là vùng đất rộng lớn với nhiều thung lũng trù phú, bằng phẳng thuộc huyện Tân Lạc. Nơi đây không chỉ là cái nôi của văn hóa Mường Hòa Bình mà còn lưu giữ nhiều điều hấp dẫn.
Nơi cao nhất và cũng "trẻ" nhất của Mường Bi nằm ở độ cao trên 1.200m so với mặt nước biển, Mường Chậm còn có tên gọi khác là Lũng Vân hay Thung Mây, nơi quanh năm mây mù bao phủ đúng như cái tên của nó. Những làn mây mỏng tang quanh năm bay là là chờn vờn thung vắng. Không khí mát mẻ do ba mặt được bao bọc bởi ba dãy núi: núi Trâu, núi Pó, núi Tiên khiến cho vùng đất này xưa nay vẫn vắng bước chân du khách.
Mường Chậm mà không chậm. Bởi nếu theo tiếng Mường thì từ "chậm" hoàn toàn không có nghĩa. Còn nếu hiểu theo tiếng phổ thông thì như người già ở xứ này giải thích: chữ "chậm" này không phải là nhanh hay chậm, và cho đến này nay vẫn không ai biết được tại sao và tự bao giờ, người dân xứ Mường nơi đây lại gọi vùng đất này là Mường Chậm.
Đường đi Mường Chậm không hề "chậm" bởi nó gần và lại dễ đi. Cả chặng đường chỉ có một con dốc Mun nối với Cổng Trời và vài vòng cua như chỉ để làm cho tay lái bớt đi phần lười nhác. Từ thành phố Hòa Bình đi chừng 30 km đến Tân Lạc rồi cứ theo quốc lộ 6 mà đi thêm chừng 4km đến ngã ba chợ Lồ, rẽ trái qua núi Cột Cờ rồi cứ thẳng theo con đường ấy mà đi thêm 10km nữa là đến với vùng đất cao nhất xứ Mường Bi. Thung lũng Mường Chậm nằm dưới chân của những ngọn núi cao nhất xứ Mường. Một bên là khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông, nơi có đường cắt ngang đỉnh núi thông sang huyện Bá Thước, Thanh Hóa. Một bên có đường đi Quốc lộ 15C để ngược Mai Châu hoặc xuôi về Mường Lát. Cũng bởi con đường bằng phẳng, không xa mà lại dễ đi nên nhiều người thích khám phá thiên nhiên, nhiều du khách vẫn thường chọn qua đây bằng xe đạp để có thể thảnh thơi, túc tắc vừa đi vừa ngắm cảnh ở nơi đẹp nhất xứ Mường.
Bởi ở Mường Chậm, Lũng Vân, cả thung lũng mây hoàn toàn yên tĩnh, thưa vắng bóng người, chỉ thấp thoáng bóng nhà sàn lấp ló xen lẫn trong mây. Cảnh sắc, thiên nhiên, bản làng tĩnh lặng, yên ả mà không hoang lạnh bởi hòa lẫn trong mây là những nếp khói lam chiều. Người Mường vốn ít tò mò về người khác và lại thân thiện, dễ gần. Gặp ai cũng chỉ thấy họ khẽ nhoẻn miệng cười. Nếu có hỏi han, nhờ vả họ cũng chẳng ồn ào mà vẫn nhiệt tình giúp đỡ.
Mường Chậm nhiều đời nay vẫn thế. Từ thung lên núi có nhiều bản Mường nhưng lại thưa thớt dân cư. Cuộc sống nhẹ trôi qua mấy trăm năm mà cảnh vật, con người cũng không nhiều thay đổi. Mường Chậm quả đúng là vùng đất "chậm".
Theo ANTD
Xe khách lao xuống vực: Nạn nhân sống sót kể lại Vụ tai nạn khiến 1 người chết, hàng chục người bị thương, trong đó có 1 trường hợp bị thương rất nặng. Như tin đã đưa, vào 5h sáng 26/12, tại đèo Pha Đin, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã xảy ra vụ tai nạn xe khách lao xuống vực. Tính đến gần trưa nay, đã có 1 người chết là ông...