Chuyện cổ tích của chàng khiếm thị
Trải qua biết bao thử thách, chàng trai khiếm thị Nguyễn Huy Việt (32 tuổi, Hoài Đức, Hà Nội) đã viết lên câu chuyện cổ tích có hậu của đời mình.
Tai nạn kinh hoàng
Sinh ra với đôi mắt sáng như ai, nhưng tai nạn kinh hoàng năm 6 tuổi đã làm thay đổi cuộc đời anh.
Hôm ấy, Việt dại dột đem mìn đánh cá ra nghịch cùng một số bạn bè. Vô ý mìn phát nổ, cậu bé 6 tuổi bị cướp đi một con mắt.
Đau đớn, hoảng sợ, nhưng cậu bé Việt khi ấy còn quá nhỏ, chưa ý thức và cảm nhân được sự thay đôi và những thiêt thòi mà từ đây mình sẽ phải đôi mặt.
Việt thâm chí vân tiêp tục những trò đùa nghịch cùng chúng bạn cho đên khi mắt còn lại của anh do chạy nhảy nhiều nên gây chấn động làm bong võng mạc.
Anh Nguyễn Huy Việt hạnh phúc bên con nhỏ
“Một ngày, khi bô tôi vê mà tôi không nhân diên được nữa, tôi mới biêt là mắt mình đã kém hẳn…!” – anh Việt nhớ lại.
Trong tâm hôn non nớt của một câu bé, chỉ buôn vì không thê đên trường, không thê cùng bè bạn tham gia những trò nghịch ngợm.
“Chắc chỉ có bô mẹ tôi là đau khô tuyêt vọng hơn cả nhưng mãi sau này tôi mới hiêu được. Nhưng dù có “giá như” thì số phận mình cũng không thể thay đổi” – anh Viêt chia sẻ.
Năm 1991, anh bắt đâu đên trường chuyên biêt Nguyên Đình Chiêu. Ở đây anh cùng với những người bạn khiêm thị không chỉ được học văn hóa bằng chữ nôi mà còn được học rât nhiêu kỹ năng khác trong cuôc sông như kỹ năng định hướng di chuyển, kỹ năng trong sinh hoạt hàng ngày.
Đôi với một đứa trẻ khiêm thị như Việt, lúc đó môi kỹ năng cân phải mât rât nhiêu thời gian mới có thê thành thục bởi môi hoạt đông dù nhỏ nhât cũng chỉ có thê được thực hiên dựa vào những giác quan còn lại.
Ngoài ra, tùy theo năng khiêu của từng người mà các thầy cô cho học các loại nhạc cụ khác nhau như ghi ta, đàn organ, đàn bầu, sáo trúc và học nghề xoa bóp, bấm huyệt. Anh Việt cũng mê mải học.
“Khi đó tôi chỉ nghĩ rằng, sau khi học xong thì về nhà mang nghề xoa bóp học được ra để kiếm sống, không phụ thuộc vào gia đình. Nếu có thể xa hơn là lập gia đình..”.
Video đang HOT
Ước muôn ấy thât giản dị song cũng chẳng dễ dàng.
Năm 2003, sau khi tôt nghiêp câp III, Việt thi và thi đỗ vào khoa Báo chí của ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn, phần vì tò mò, phần vì thú vị trước nghề báo.
Những tháng ngày nô lực
Để có thể trang trải cho việc học và cuộc sống hằng ngày, anh phải làm thêm nghê mat-xa tại cơ sở của hôi người mù quân Tây Hô (Hà Nội).
Tất bật tối ngày, anh còn đi tâp thê thao tại Trung tâm thê thao người khuyêt tât Khúc Hạo – 1B Lê Hông Phong và trở thành một VĐV tích cực, đạt được nhiều huy chương trong các giải thể thao dành cho người khuyết tật toàn quốc.
Anh nhớ lại thời gian biểu lúc ấy của mình: Cứ 5h sáng đã phải dây đê ra sân tâp, tâp xong lại bắt xe buýt xuông tân Đên Lừ – Hoàng Mai đê làm cho khách quen.
12h trưa mới đi xe buýt trở vê tới hôi, có lúc chưa kịp ăn lại có khách đên mat-xa rôi cứ thê làm đên chiêu tôi thì lại đi học.
Chính anh cũng tâm sự: “Nhiêu khi nghĩ lại tôi không hiêu hôi đó mình lây đâu ra sức lực mà có thê làm được một lúc nhiêu viêc như vây!”.
Tháng 9/2009, anh được mọi người đông viên tham gia vào ban chấp hành của huyên hội người mù Hoài Đức vì Việt thực sự là nhân tô vừa trẻ lại vừa tiêu biêu và anh đã tiêp tục được BCH bâu làm chủ tịch để có điều kiện góp phần thúc đẩy phong trào hoạt động của huyện hội.
Về công tác ở Hoài Đức, anh Viêt mới bắt đầu xây dựng dự án và mua sắm trang thiết bị cho trung tâm mát-xa. Sau này, trung tâm hoạt động khá hiệu quả, góp phần tạo việc làm cho nhiều những hội viên cùng cảnh ngộ.
Tìm thây ánh bình minh
Năm 2010, anh Việt cùng bạn bè cho ra mắt CLB báo chí của người khiếm thị. Từ đây, anh say sưa với con đường làm báo của mình.
Là người đã có rât nhiêu trải nghiêm, Viêt quan niệm: “Quả thực, sẽ không dễ dàng để mỗi người khiêm thị có thể hòa nhập vì nhiêu nguyên nhân khác nhau. Dù vậy môi người khiêm thị vân luôn cần phải có sự quyết tâm trong mọi công việc, mọi lúc, mọi nơi để có thể đảm bảo hoàn thành tốt được mọi viêc tùy theo điêu kiên của mình.
Hãy tin khi hòa nhập vào cộng đồng, không được e dè, sợ sệt, ngại ngùng bât cứ điêu gì, có thể chúng ta vấp ngã nhưng đừng sợ, phải tiếp tục đứng lên”.
Sau nhiêu năm phân đâu, khi đã ôn định công viêc, đên lúc này Viêt mới có đủ tự tin đê tìm cho mình hạnh phúc lứa đôi.
Nhờ bạn bè giới thiệu, anh và người bạn gái từng học cùng từ hồi… lớp 1 trở nên thân thiết rồi tình yêu đến thật giản dị. Hai người cùng quê, từng cùng học nên cũng dễ cảm thông, chia sẻ với nhau. Đặc biệt, chị hiểu và luôn đồng cảm với anh.
Tìm được tình yêu, anh hạnh phúc. Nhưng anh vẫn băn khoăn bởi hiêu rât rõ những thiêt thòi của người phụ nữ đã đông ý gắn bó cả cuôc đời với người khiếm thị như mình.
“Điêu mà tôi thây may mắn và hạnh phúc nhât là khi đem những băn khoăn của mình trao đôi thẳng thắn với cô ây thì cô ây cười mà nói rằng em đã xác định cả rôi…”, anh Viêt thành thực chia sẻ.
Bây giờ, tô âm nhỏ của anh chị đã có thêm một thành viên nữa đó là bé Minh Anh.
Tuy không nhìn thây con, nhưng anh cũng dành rât nhiêu thời gian chơi đùa với con. Đên nay bé đã được 9 tháng, anh không ngân ngại cùng con tâp những bước đi đâu tiên.
Đó là niêm hạnh phúc vô bờ của anh…
Theo 24h
Vượt khó, cô gái tật nguyền viết lên chuyện cổ tích
Một mình tự mua sách mở và mượn sách của các em về học để tìm kiếm tương lai khỏi làm phiền bố mẹ già yếu, cô gái bị bệnh viêm đa khớp dạng thấp nằm liệt gần 8 năm nay đã làm nên chuyện cổ tích: thi đỗ đại học ở tuổi 25.
Đó là Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (SN 1987, trú thôn Dưỡng Xuân, xã Quế Xuân 1, Quế Sơn, Quảng Nam). Tin Nguyệt đậu vào trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Đà Nẵng) làm mọi người ở xóm nhỏ Dưỡng Xuân không khỏi bất ngờ bởi gần 8 năm nay, Nguyệt bị bệnh phải nằm một chỗ. Ngoài những lúc phải đi bệnh viện cấp cứu, Nguyệt không đi đâu ra khỏi nhà.
Đã bước vào năm học mới, Nguyệt đi học chính trị ở trường được vài ngày thì được nghỉ để ngày 17/9 đến mới bước vào học chính thức. Vậy là ước mơ giảng đường với Nguyệt đã được toại nguyện, tuy nhiên phía trước em vẫn còn rất nhiều điều lo lắng bởi vì em bị tật.
Chiếc nạng đã gắn bó với Nguyệt mấy năm nay để đi lại trong nhà.
Ngôi nhà nhỏ của bố mẹ Nguyệt nằm sâu trong xóm nhỏ thôn Dưỡng Xuân. Mấy hôm nay, bố Nguyệt - ông Nguyễn Văn Hoàng chuẩn bị sắm sửa chiếc giường tre để mang ra Đà Nẵng cho Nguyệt nằm vì nhà trọ thuê không có giường.
Ông tâm sự: "Suốt 11 năm, nó là đứa học sinh ngoan hiền, là học sinh đi thi Tiếng Anh của tỉnh, là niềm hy vọng của gia đình. Thế nhưng, bắt đầu từ nửa năm cuối lớp 11, nó bắt đầu đổ bệnh". Nói rồi, giọng ông chùng xuống.
Đến năm lớp 12, Nguyệt đổ bệnh nặng, gia đình chạy chữa nhiều nơi nhưng không khỏi. Bác sĩ bảo bệnh của em không khỏi nhưng hàng ngày phải uống thuốc để khỏi đau nhứt. Từ đó, sức học của em sụt giảm hẳn.
Vì thấy một học trò ngoan và giỏi bị bệnh nặng nên năm đó, thầy cô giáo trường THPT Nguyễn Văn Cừ (xã Quế Phú, Quế Sơn) khuyên em nên viết đơn xin được đặt cách không phải thi tốt nghiệp. Tốt nghiệp THPT nhưng giấc mơ vào đại học của Nguyệt đành gác lại.
Giấy khen của Hội khuyến học xã Quế Xuân 1 tặng Nguyệt khi em đậu đại học.
Gần 8 năm chiến đấu với bệnh tật, Nguyệt cân nặng chỉ còn hơn 20kg. Chạy chữa nhiều nơi không khỏi, nghe chỗ nào có thầy giỏi thuốc hay là bố em lại lặn lội đến mua về. Bao nhiêu tài sản trong nhà đành đội nón ra đi.
"Nhà nghèo quá nên nhiều lần em định tìm đến cái chết để khỏi phải tốn tiền tốn của nhưng nghĩ lại, em thấy mình còn trẻ phải làm gì đó có ích chứ nếu chết thì đơn giả quá", Nguyệt tâm sự.
Cuối năm 2011, bệnh tình thuyên giảm một phần, Nguyệt có thể chống nạng tự đi lại trong nhà. Nguyệt kể, một lần tình cờ xem tivi thấy một hoàn cảnh còn khó khăn hơn mình nhưng được bố cõng đi thi đại học, thế là ươc mơ làm sinh viên lại trỗi dậy trong em. Nguyệt quyết tâm tự học ở nhà để đi thi đại học mặc cho các khớp tay không cho em cầm chắc cây bút.
Nguyệt mượn sách của các em đã học trong xóm, xin đề thi các năm trước rồi tự ôn luyện và giải. Miệt mài gần một năm cùng với những lời động viên của gia đình và những người bạn thân thiết, Nguyệt đã cảm thấy mình đủ tự tin để thi đại học.
Đến khi đăng ký, Nguyệt chọn ngành Sư phạm tiếng Anh vì ước mơ của em sau này trở thành giáo viên như lời em tâm sự. Và em đã đỗ đại học với số điểm 27,5 làm ngỡ ngàng nhiều người.
Ông Hoàng tâm sự: "Tôi đưa cháu đi thi cũng là để giải quyết tư tưởng tinh thần cho cháu chứ cũng không hy vọng cháu đậu. Nhưng nghe cháu đã đậu rồi thì tôi càng đâm lo hơn. Nào là tiền đâu để cho cháu ăn học, nào là bệnh tật như thế khi ra ngoài thì ai sẽ lo cho cháu lúc trái gió trở trời...".
Tuy nhiên, một chuyện vừa xảy ra làm ông Hoàng và em Nguyệt cảm thấy tủi thân. Số là trong thời gian chuẩn bị cho Nguyệt ra Đà Nẵng học, ông đã rong ruổi gần nửa tháng ở Đà Nẵng để kiếm nhà trọ gần trường vì năm đầu tiên, các sinh viên trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Đà Nẵng) phải học tại địa chỉ 41 Lê Duẩn. Đến khi tìm được nhà trọ đối diện trường với giá thuê mỗi tháng 1,2 triệu đồng thì bà chủ lại không cho ở.
Ông Hoàng kể: "Tối ngày 8/9, tôi cùng Nguyệt và đứa em của Nguyệt đang học CĐ Thương mại ngủ tại nhà trọ thì sáng hôm sau bà chủ nhà thấy cháu tàn tật thì cương quyết không cho thuê vì sợ ảnh hưởng đến gia đình. Tôi tủi thân quá đưa cháu về quê luôn rồi mai mốt tính tiếp".
"Tôi nghĩ với giá thuê 1,2 triệu để hai chị em trọ ăn học dù là khó khăn tôi có thể chấp nhận được nhưng thái độ bà chủ nhà làm tôi tủi thân quá chú à", ông Hoàng tâm sự. Ngồi bên cạnh, Nguyệt cũng rớm nước mắt.
Nguyệt tâm sự: "Dù thế nào đi nữa thì em vẫn quyết tâm đi học, đó là ước mơ lớn nhất của em, em sẽ không đầu hàng số phận".
Theo Dantri
Bé gái vô tội mù mắt chỉ vì mẹ dại dột ngoại tình Khi hai mẹ con chị vừa ngồi lên xe máy, bỗng từ phía sau một ca axit trút thẳng xuống đầu chị. Những giọt axit chảy tràn từ trên thẳng xuống phía dưới, thấm đẫm cả người chị và đứa con gái đang cười nói hồn nhiên ngồi phía trước. Lên kế hoạch đánh ghen nạn nhân Võ Thị Thùy Linh (SN 1987,...