Chuyên cơ mới của Thủ tướng Anh
Thủ tướng Anh David Cameron và các bộ trưởng cuối cùng cũng được cấp chuyên cơ riêng để dùng cho các chuyến công tác.
Máy bay Voyager A330 đang tiếp nhiên liệu trên không cho một chiếc Tornado – Ảnh: RAF
Anh sẽ chi 10 triệu bảng (15 triệu USD) để tu sửa lại chiếc máy bay tiếp nhiên liệu trên không Voyager A330 của Không quân Hoàng gia Anh (RAF) để dùng làm chuyên cơ cho Thủ tướng, theo đài BBC ngày 19.11.
Trong khi nhiều nhà lãnh đạo thế giới đã có máy bay riêng thì Thủ tướng Cameron lại sử dụng các máy bay quân sự nhỏ để đi công tác gần hoặc thuê máy bay thương mại cho các chuyến công du xa, gây nguy cơ về an ninh và thông tin liên lạc, theo Reuters.
Người phát ngôn chính phủ Anh cho biết việc tu sửa máy bay Voyager bao gồm lắp đặt thêm hệ thống đảm bảo liên lạc và tăng cường ghế ngồi hạng thương gia. Máy bay có thể sẽ có khoảng 158 ghế với khoảng 58 ghế hạng thương gia, tương tự loại ghế có thể ngả người dài ra phía sau.
Việc thủ tướng sử dụng A330 sẽ giúp chính phủ Anh tiết kiệm 775.000 bảng mỗi năm – Ảnh: Chính phủ Anh
Chính phủ cho hay việc sử dụng chuyên cơ sẽ giúp tiết kiệm 775.000 bảng Anh mỗi năm so với việc thuê máy bay. Hầu hết các cơ quan chính phủ Anh đang đối mặt với đợt cắt giảm ngân sách ít nhất 25% trong vòng 4 năm tới. Một nguồn tin cho biết nếu Thủ tướng sử dụng chuyên cơ mới của RAF thì chỉ tốn 2.000 bảng Anh cho mỗi giờ bay, thấp hơn nhiều so với 6.700 bảng mỗi giờ khi thuê máy bay. Ngoài ra, chuyên cơ này cũng sẽ dùng để tiếp nhiên liệu cho các máy bay quân sự khi không được Thủ tướng sử dụng.
Ngoài Thủ tướng và các bộ trưởng, gia đình hoàng gia cũng sẽ được sử dụng chuyên cơ này. Cựu thủ tướng Tony Blair từng đề xuất mua 2 máy bay riêng đặt biệt danh là “Blair Force One” tựa như chiếc “Air Force One” của tổng thống Mỹ. Tuy nhiên kế hoạch này bị người kế nhiệm là thủ tướng Gordon Brown gạt bỏ vì cho rằng quá tốn kém.
Máy bay Voyager dựa trên thiết kế của chiếc máy bay chở khách Airbus A330-200, có khả năng hỗ trợ vận tải và chăm sóc y tế trên không. Máy bay đặc biệt hiệu quả trong nhiệm vụ tiếp nhiên liệu trên không, theo RAF.
Máy bay Voyager A330 sẽ được thủ tướng và gia đình hoàng gia Anh sử dụng – Ảnh: Chính phủ Anh
Voyager A330 dài 58,82 m, sải cánh 60,3 m, cao17,3 m. Máy bay sử dụng 2 động cơ phản lựct của Rolls Royce, tốc độ tối đa đạt 913 km/giờ, tầm bay 8.334 km, trần bay 12.496 m. Voyager có thể chở theo 291 hành khách, phi hành đoàn gồm 2 phi công và 8 thành viên khác cùng một nhóm điều hành hệ thống tiếp nhiên liệu trên không. Máy bay có 40 giường bệnh, trong đó có 3 giường dùng điều trị bệnh nhân nguy kịch.
Video đang HOT
Máy bay có tải trọng tối đa 43 tấn, hàng hóa được chất ở khoang dưới bụng máy bay. Lượng nhiên liệu tối đa mang theo là 111 tấn, tốc độ tiếp nhiên liệu đến 1.800 kg/phút.
Hiện chưa rõ thời điểm chuyên cơ cho Thủ tướng Anh bắt đầu hoạt động, nhưng có thể sớm nhất là vào năm 2016, theo BBC.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Âu - Mỹ rối bời: Putin rảnh tay xử lý Ukraine
Phương Tây đang xáo động với vụ thảm sát kinh hoàng của IS khiến các nước Âu - Mỹ rối bời. Chuyện Ukraine tạm thời được gác sang một bên. Song, đây cũng là lúc Tổng thống Nga Vladimir Putin triển khai nước đi đầy bất ngờ, đó là đồng ý tái cơ cấu khoản nợ 3 tỷ USD và nối lại việc cung cấp khí đốt cho Ukraine.
"Anh cả" xóa nợ
Không còn bị cô lập như trong lần gặp cấp cao trước, ông Putin liên tiếp có các cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Obama rồi Thủ tướng Anh David Cameron và nổi bật tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) ở Antalya (Thổ Nhĩ Kỳ) với vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống tổ chức khủng bố IS.
Chính tại hội nghị G20, ngày 16/11, ông Putin tiếp tục gây bất ngờ khi tuyên bố đồng ý tái cơ cấu khoản nợ 3 tỷ USD mà Nga cho Ukraine vay trong vòng 3 năm.
Đây là một động thái ít người nghĩ tới bởi vào thời điểm này, Ukraine không còn là vấn đề nóng đối với cả châu Âu và Mỹ. Phương Tây đang xáo động với vụ thảm sát kinh hoàng của IS, khiến cả trăm người tại Paris thiệt mạng hôm 13/11. Vấn đề Ukraine tạm thời được gác sang một bên.
Obama và Putin hội đàm tại G20 - 2015.
Nó cũng bất ngờ bởi trước đó chỉ khoảng một tuần, Nga đã từ chối tái cơ cấu nợ cho Ukraine và yêu cầu nước này trả nợ đầy đủ vào tháng 12 tới. Ukraine thì dọa dẫm không trả nếu Kremlin không đồng ý tái cơ cấu theo yêu cầu của nước này.
Hồi cuối tháng 9, Nga cũng đã đồng ý nối lại khí đốt cho Ukraine chuẩn bị mùa đông sắp tới. Đây là một gói thỏa thuận khí đốt toàn diện cho năm 2015 và năm 2016 nhằm đảm bảo Ukraine và các nước châu Âu sẽ mua được 2 tỷ m3 khí đốt từ Nga.
Putin cũng cam kết hạ giá khí đốt tương đương giá bán cho các nước láng giềng, tức khoảng 230 USD cho 1.000 m3 khí trong khoảng thời gian đã thỏa thuận.
Nước Nga và ông Putin đã rất cởi mở và thiện chí, thay cho những lời dọa dẫm sẽ cắt nguồn cung ứng khí đốt cho Ukraine hay ép Ukraine phải trả nợ ngay trong tháng 12 tới.
Theo Bloomberg, ông Putin cho biết Nga không chỉ tái cơ cấu nợ cho Ukraine mà còn đưa ra những điều kiện tốt nhất so với những gì mà Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) yêu cầu trước đó. Từ 2016-2018, mỗi năm Nga thu về 1 tỷ USD, thay vì chỉ kéo dài hạn thanh toán sang 2016. Putin không đẩy Ukraine vào tình thế khó khăn đồng thời hy vọng Mỹ, EU và một tổ chức tài chính quốc tế như IMF đóng vai trò bảo lãnh cho việc Ukraine trả nợ Nga.
Lối thoát cho Ukraine đã có. Vấn đề sẽ được chốt lại vào khoảng tháng 12 tới. Ông Putin hy vọng sẽ nhận được "sự quan tâm" và tham gia thảo luận chi tiết với các đối tác.
Putin gặp Thủ tướng Anh David Cameron tại G20.
Âu Mỹ lo thân, Putin thể hiện sức vị thế
Quyết định của Nga thực sự là điều bất ngờ mà ít người nghĩ tới. Thế giới luôn giật mình trước những nước đi của Putin. Trước đó, quyết định triển khai chiến dịch ném bom của Nga ở Syria và màn trình diễn vũ khí ấn tượng đã khiến phương Tây không khỏi ngỡ ngàng.
Bước nhượng bộ về nợ nần lần này càng khiến Putin nổi bật. Tuy nhiên, nhiều người tự hỏi liệu Putin có cần đi thêm nước cờ này nữa không trong bối nhà lãnh đạo Nga này đang như thỏi nam châm hút thế giới trong vấn đề chống khủng bố.
Trước đó, trên tờ Reuters, một số nhà phân tích cho rằng, ông Putin đang nắm trong tay nhiều quân bài hơn nhiều người nghĩ. Giá dầu tụt từ trên 100 USD xuống gần 40 USD/thùng đã nhấn chìm nền kinh tế Nga nhưng vẫn còn đó quân bài khí đốt. Nga hiện vẫn cung cấp 30% khi đốt cho EU.
Lệnh trừng phạt của phương Tây bao gồm cả Mỹ và EU đã và đang gây ra rất nhiều thiệt hại cho nền kinh tế kém năng động của Nga. Tuy nhiên, chính các lệnh trừng phạt này và các biện pháp trả đũa của Nga cũng khiến EU gặp không ít khó khăn khi mà họ đang phải đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng: từ nợ công Hy Lạp cho tới vấn đề nhập cư,...
Khí đốt là một quân bài của Putin.
Putin có thể sử dụng vũ khí khí đốt để gây áp lực lên Kiev cũng như EU. Tuy nhiên, đây có lẽ là không phải là lựa chọn tốt của Nga. Putin là người đầu tiên khai thác mạnh mẽ sự phụ thuộc của châu Âu vào năng lượng của Nga và có lẽ, ông biết cách tiếp tục duy trì sức mạnh này.
Gần đây, vũ khí cũng được Nga coi là một quân bài quan trọng. Nga đẩy mạnh xuất khẩu vũ khí.
Tài chính là sức mạnh. Tiền đã giúp nước Nga lấy lại ít nhiều sức mạnh trong cả chục năm qua. Bên cạnh đó, uy tín cũng là điều quyết định đến vị thế của Nga trong khu vực cũng như trên phạm vi toàn cầu.
Giờ đây trong khi phương Tây bấn loạn vì khủng bố nở rộ, nước Nga sẵn sàng giơ tay giúp Ukraine. Trên thực tế, có thể Putin không ưa gì chính quyền mới ở Ukraine và cũng thừa biết rằng Ukraine đã kiệt sức, trong khi EU bế tắc, còn Mỹ xa xôi, nước xa không cứu được lửa gần.
Cho dù được đánh giá ở thế khá yếu do khủng hoảng kinh tế, nhưng Nga lại một lần nữa trở thành tâm điểm chú ý của thế giới trong bối cảnh thế giới bất an. Với hàng loạt các nước cờ bất ngờ, Putin đang khuấy đảo phương Tây và ở một góc độ nào đó làm chủ một bàn cờ phức tạp.
Theo NTD
Tổng thống Putin hứa sẽ tập trung đánh IS Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ hai 16.11 đã ca ngợi mối quan hệ "hồi sinh" với nước Anh, đồng thời hứa hẹn tốt đẹp về tình hình Syria. Tổng thống Nga Vladimir Putin ca ngợi sự "hồi sinh" trong quan hệ giữa Nga và Anh, đồng thời nhấn mạnh quyết tâm tập trung tiêu diệt IS - Ảnh: Reuters Trong cuộc...