Chuyện chưa kể về vụ án em dâu thuê người “dằn mặt” anh chồng
Cô em dâu bất hảo từng 3 lần đò vì việc tranh chấp tài sản mà nhờ người giúp việc ra tay với anh chồng. Với một kịch bản cực kỳ hoàn hảo mà kể cả những kẻ tội phạm chuyên nghiệp cũng chưa chắc đã nghĩ ra.
Thế nhưng, cuối cùng tội ác cũng phải trả giá, vở kịch hạ màn khi anh chồng chết, em dâu vào tù…
Trung tá Trần Hữu Thọ, Đội trưởng Đội hướng dẫn điều tra án xâm phạm nhân thân, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Bắc Giang cho biết, “đây là một trong những vụ án rất khó điều tra vì bị hại, đối tượng đều là người tỉnh ngoài, có sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng trước khi gây án. Đặc biệt, đối tượng trực tiếp sát hại nạn nhân bỏ trốn ngay sau khi ra tay, đối tượng chủ mưu một mực chối tội, khẳng định không liên quan. Chúng tôi phải thu thập kỹ lưỡng mọi tài liệu chứng minh hành vi phạm tội mới làm rõ được vụ án”.
Vụ án mạng kinh hoàng ở khu vực ụ để máy bay
Khoảng 14h30′ ngày 26/1, tại khu vực ụ để máy bay của sân bay Kép thuộc thôn Dinh, xã Tân Thịnh, huyện Lạng Giang, Bắc Giang, người dân phát hiện một người đàn ông chết, trên người có nhiều thương tích nên đã báo cáo với cơ quan Công an. Nạn nhân nằm sấp trên vũng máu với hơn 20 vết thương do vật sắc nhọn gây ra. Cách nơi nạn nhân tử vong khoảng 20m là 1 chiếc xe ôtô Suzuki BKS 12A – 006.42, hai lốp trước hết hơi, trong đó lốp bên phải bị chọc thủng, 1 đôi dép màu nâu…
Do nạn nhân không có bất cứ giấy tờ tùy thân gì nên cùng với công tác khám nghiệm, cơ quan điều tra đã tổ chức xác minh nhân thân. Theo đó, nhiều tổ công tác đã rà soát khắp các địa bàn trên huyện Lạng Giang và lân cận, đồng thời tra cứu thông tin về chiếc xe ôtô tại hiện trường. Từ đó, lực lượng chức năng đã làm rõ nạn nhân tên là Hoàng Văn Phúc, SN 1962, trú ở thôn Việt Thắng, xã Hòa Lạc, Hữu Lũng, Lạng Sơn – là người trông coi đền Quan giám sát tại xã Hòa Lạc – cách hiện trường mấy chục kilômét.
Anh Phúc cũng là người có chiếc xe ôtô trên, thường xuyên chở khách phục vụ tham quan đền. 9h sáng cùng ngày, khi anh Phúc đang bán hàng ở đền Quan thì có hai thanh niên đến thuê anh Phúc chở đi cầu Đen (thuộc huyện Lạng Giang) với giá 500.000đ. Anh Phúc đồng ý và dùng ôtô BKS 12A-006.42 chở hai thanh niên đi, sau đó không thấy quay trở về cho đến khi được người dân phát hiện đã tử vong.
Vậy, hai thanh niên trên là ai? Mục đích gây án là cướp tài sản hay giết người để trả thù cá nhân là những câu hỏi đau đầu các trinh sát, điều tra viên. Đặc biệt, làm thế nào để truy tìm được hai đối tượng trên? Để trả lời cho các câu hỏi, Công an Bắc Giang đã huy động tối đa lực lượng do Phòng Cảnh sát hình sự làm chủ công phối hợp với Công an các huyện: Lạng Giang, Yên Thế và Hữu Lũng tham gia phá án.
Khoảng 70 cán bộ, chiến sĩ tỏa đi nhiều nơi rà soát các mối quan hệ của nạn nhân, thu thập thông tin từ quần chúng nhân dân. Sau 5 ngày đêm tích cực điều tra, lực lượng chức năng đã lần tìm được manh mối vụ án, đó là cô em dâu nạn nhân tên Nguyễn Thị Lan, quê ở phường Cửa Nam, Hà Nội.
Video đang HOT
Lan có mâu thuẫn sâu sắc với anh Phúc nhưng đối tượng tiếp xúc cuối cùng với anh Phúc là hai thanh niên thuê xe đi lễ, có mối liên hệ gì ở đây? Không chỉ thế, vụ án còn nảy sinh một nhân vật nữa, đó là việc anh Hoàng Văn Vĩnh, Phó bí thư Đảng ủy xã Hòa Lạc, huyện Hữu Lũng là người nhà anh Phúc nhận được tin nhắn từ số máy lạ với nội dung “mày muốn biết ai giết thằng Phúc thì hỏi con Lành vợ thằng Phúc sẽ rõ”. Tuy nhiên, khi anh Vĩnh gọi điện lại số máy trên thì không thể liên lạc được. Vậy, ai là người nhắn tin trên, tại sao lại hỏi “con Lành”.
Rà lại quan hệ gia đình của anh Phúc, CQĐT biết được nạn nhân có 3 vợ, 2 đứa con, hiện nay đang ở với vợ 3, người này còn rất trẻ, chưa có con nên thi thoảng cũng mâu thuẫn với anh Phúc. Gặp chị Lành, bằng linh cảm của mình, các trinh sát, ĐTV xác định được ngay, người phụ nữ này không phải là kẻ giết chồng, cũng chả có mâu thuẫn gì nghiêm trọng đến mức phải sát hại nạn nhân. Vậy, chỉ có Nguyễn Thị Lan là người có nhiều nghi vấn nhất, đặc biệt, từ khi anh Phúc chết, Lan có nhiều biểu hiện bất thường.
Bên cạnh đó, một mũi trinh sát đã thu thập lời khai, vận động quần chúng tố giác tội phạm, nhận dạng hai thanh niên thuê anh Phúc chở đi. Từ đó, các anh xác định được hai đối tượng này quê ở xã Minh Tiến, Hữu Lũng, Lạng Sơn, trong đó có 1 đối tượng tên là Triệu Minh Tiến, là cháu của Vi Thị Hiền – là người giúp việc của Nguyễn Thị Lan. Từ thông tin trên, kết hợp với các tài liệu điều tra khác, lực lượng chức năng đã triệu tập Lan và Hiền lên đấu tranh.
Đấu trí với hai nữ quái chủ mưu giết người
Vi Thị Hiền chưa tiền án, tiền sự, chỉ là người phụ nữ nông thôn bình thường, chưa va chạm pháp luật bao giờ, công việc chính là giúp Nguyễn Thị Lan bán hàng ở đền Quan giám sát và làm việc nhà. Thế nhưng, dường như, người đàn bà này có bản lĩnh khác người nên khi bị cơ quan Công an triệu tập, cô ta gian ngoan không khác một kẻ tội phạm chuyên nghiệp nào. Trong bản tự trình bày, Hiền một mực cho rằng chả có mâu thuẫn gì với anh Phúc, cũng không biết vụ án xảy ra, hôm anh Phúc bị nạn, Hiền về quê.
Nguyễn Thị Lan là một người phụ nữ phức tạp. Vốn sinh ra và lớn lên ở phường Cửa Nam, Hà Nội nhưng dường như chất văn hóa của người Tràng An không thấm vào người đàn bà này. Cô ta nanh nọc, chanh chua, thường xuyên có mâu thuẫn với mọi người trong gia đình chồng và anh Phúc.
Hai đối tượng trực tiếp gây án là Triệu Văn Quân và Dương Văn Tiệp.
Lan từng có chồng, có hai con nhưng vì bỏ con theo người đàn ông khác, sau đó quen anh Hoàng Văn Đức, SN 1965 (là em ruột anh Phúc) nên theo anh Đức về Lạng Sơn sinh sống như vợ chồng từ năm 2009 đến nay. Anh Đức cũng là người có quan hệ phức tạp với 3 đời vợ, có con riêng đã lớn.
Sau khi về ở với anh Đức, Lan và anh này đã dồn tiền xây nhà trên mảnh đất bố mẹ anh Đức để lại. Chính vì vậy, Lan muốn được đứng tên chung với anh Đức trong sổ đỏ. Về phía anh Phúc, vì sợ Lan được hưởng tài sản của bố mẹ mình nên nhất quyết không đồng ý, yêu cầu anh Đức làm sổ đỏ đứng tên cháu ruột (con đẻ của anh Phúc). Cũng vì việc này mà anh Phúc và Lan thường xuyên mâu thuẫn, chửi bới, cãi cọ nhau, nhiều lần anh Phúc xui anh Đức đuổi Lan ra khỏi nhà.
Dù tội lỗi như vậy, nhưng Lan không hề tỏ ra run sợ. Trước cơ quan điều tra, Lan luôn mồm “tôi ghét ông ý nhưng tôi làm sao mà giết được?”. Suốt một đêm và một buổi sáng hôm sau, cũng chỉ với lí lẽ trên, Lan kiên quyết không nhận mình chủ mưu sát hại anh chồng. Cho đến khi các ĐTV đưa ra chứng cứ, Lan mới bắt đầu nhận tội.
Theo lời khai của Nguyễn Thị Lan thì do mâu thuẫn với anh Đức nên Lan tâm sự với Hiền tìm cách trả thù. Nghe thế, Hiền đồng tình ủng hộ và “hiến kế” là có thằng cháu ở quê có thể làm được việc này. Có người giúp đỡ, Lan thống nhất với Hiền là nhờ cháu của Hiền là Dương Văn Tiệp đánh anh Phúc để cảnh cáo, dằn mặt.
Sau khi bàn bạc, Lan và Hiền thống nhất thuê Tiệp đánh anh Phúc với giá 8 triệu đồng, đồng thời ứng trước cho Hiền 5 triệu đồng và cung cấp ảnh anh Phúc cho Hiền để Hiền đưa cho Tiệp nhận dạng. Về phía Hiền, cô ta nhận nhiệm vụ liên lạc, đưa tiền cho Dương Văn Tiệp.
Đến 12h ngày 26/1, Hiền nói với Lan là đã “xong việc” và yêu cầu Lan đưa nốt phần tiền còn lại. Khi đưa tiền, Hiền xin Lan thêm 5 triệu đồng nữa để Tiệp trốn đi do đã đánh anh Phúc “mạnh tay”. Lan đành đưa thêm cho Tiệp 5 triệu đồng nữa (tổng cộng 13 triệu đồng).
Nhận tiền xong, Hiền bắt ôtô đi từ Lạng Sơn xuống Bắc Giang giao tiền cho Tiệp, đồng thời thông báo cho Lan biết việc anh Phúc đã chết, bảo Lan xóa số điện thoại của Hiền để tránh bị người khác phát hiện. Ngoài ra, Hiền cũng hủy luôn sim điện thoại mà cô ta đã dùng để liên lạc với Tiệp để xóa dấu vết. Nhưng, cô ta không ngờ, dù tinh vi đến đâu cũng bị phát hiện.
Về phía Tiệp, sau khi được Hiền “nhờ” đánh anh Phúc, hắn đã rủ thêm bạn là Triệu Văn Quân cùng tham gia. Theo đó, Tiệp và Quân thuê xe của anh Phúc, “điều” nạn nhân ra chỗ vắng, ra tay sát hại rồi bỏ trốn.
Không chỉ thế, để đánh lạc hướng cơ quan điều tra, Lan còn “xui” Hiền dùng sim rác, nhắn tin cho anh Vĩnh để đổ tội cho chị Lành. Sau khi nhắn xong, Hiền đưa máy cho Lan, Lan liền đem đốt đi để tránh bị phát hiện.
Lí giải về điều này, Nguyễn Thị Lan cho biết: “Tôi tức ông ý quá, định đánh dằn mặt thôi không ngờ ông ý chết. Tôi cứ tưởng tôi không trực tiếp ra tay thì không ai biết chuyện. Thế mà…”. Rồi Lan khóc rưng rức, nghĩ đến quãng đời sắp tới và tội lỗi mà mình đã gây ra. Lan ân hận: “Nếu biết thế này, tôi nhẫn nhịn cho rồi”.
Dù ân hận nhưng mọi sự đối với Lan đã quá muộn màng.
Theo Hoàng Sơn
Cảnh sát toàn cầu
Bộ Nội vụ nhận nhiệm vụ biên soạn Lịch sử Chính phủ Việt Nam
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Trưởng Ban Chỉ đạo biên soạn và xuất bản Lịch sử Chính phủ Việt Nam (1945 - 2015) vừa ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo này.
Theo đó, Ban Chỉ đạo biên soạn và xuất bản Lịch sử Chính phủ Việt Nam (1945 - 2015) có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc tổ chức nghiên cứu, biên soạn, thẩm định và xuất bản Lịch sử Chính phủ Việt Nam (1945 - 2015) (gọi tắt là công trình).
Cụ thể, Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ phê duyệt đề cương và kế hoạch nghiên cứu, biên soạn công trình; phê duyệt danh mục và đề cương các chuyên đề, các cuộc hội thảo cấp quốc gia; phê duyệt đề cương biên soạn từng thời kỳ và cơ quan thực hiện, người chủ trì.
Ban Chỉ đạo sẽ nghiệm thu các sản phẩm và kết quả biên soạn của công trình; nghiệm thu toàn bộ công trình khi hoàn thành; cho ý kiến về các vấn đề có liên quan trong quá trình biên soạn; chỉ đạo Bộ Nội vụ tổ chức biên soạn và xuất bản công trình.
Việc biên soạn và xuất bản Lịch sử Chính phủ Việt Nam (1945-2015) để có một bộ sử để lại cho đời sau là cần thiết.
Mục đích của việc biên soạn bộ Lịch sử Chính phủ Việt Nam giai đoạn 1945-2015 nhằm phản ánh tương đối toàn diện, đầy đủ, chính xác, trung thực, có hệ thống quá trình ra đời, phát triển về tổ chức và hoạt động của Chính phủ cách mạng Việt Nam qua các thời kỳ.
Qua đó, rút ra những bài học và kinh nghiệm quý báu phục vụ việc nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý Nhà nước của Chính phủ, góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, đổi mới hệ thống chính trị theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng.
Bộ Lịch sử Chính phủ Việt Nam là tài liệu chính thức giới thiệu về Chính phủ và nền hành chính Việt Nam với bạn bè quốc tế, phục vụ việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập của các tầng lớp nhân dân.
Những sản phẩm chính của công trình này là bộ sách Lịch sử Chính phủ Việt Nam, gồm 3 tập (1945-2005) đã xuất bản, có hiệu đính, bổ sung và tái bản; bộ Biên niên Lịch sử Chính phủ Việt Nam, gồm 5 tập cũng bổ sung tư liệu, hiệu đính và tái bản; Biên niên Lịch sử Chính phủ Việt Nam từ tháng 5/2005 đến 2015 được viết mới và xuất bản; Lịch sử Chính phủ Việt Nam giai đoạn 2005-2015 được viết mới và xuất bản; Lịch sử Chính phủ Việt Nam 1945-2015 tóm lược và xuất bản.
Bộ Nội vụ được giao nhiệm vụ chủ trì biên soạn và xuất bản Lịch sử Chính phủ Việt Nam (1945 - 2015).
P.Thảo
Theo Dantri
Tấn công bằng dao tại Trung Quốc, 3 người chết Một vụ tấn công bằng dao đã xảy ra ngày 18/3 tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc làm 3 người thiệt mạng và 2 người khác bị thương. Người dân xung quanh cho hay đây có thể là một vụ trả thù sau khi các nạn nhân cho vay nặng lãi với mức lãi quá cao. Hình ảnh tại hiện trường vụ tấn...