Chuyện chưa kể phía sau tai nạn tàu hoả kinh hoàng ở Quảng Trị
Lái tàu Lê Minh Phú đã thoát chết một lần tại cung đường sắt gần nơi xảy ra vụ tai nạn, khi đoàn tàu do anh điều khiển bị trật bánh. Sau sự việc đó, anh được chuyển vào làm việc ở văn phòng.
Sau này, do anh công tác tốt, được mọi người tín nhiệm nên anh vừa được chuyển qua lái tàu trở lại vào cuối năm 2014 vừa qua thì gặp nạn. Và chiếc đầu tàu sau khi đứt rời khỏi toa, tiếp tục lao vào khu vực gần ga Diên Sanh, nơi người em trai làm Trưởng ga khiến nhiều người kinh hãi. Có những câu chuyện thật khó lý giải được người ta bàn tán, xung quanh vụ tai nạn đường sắt nghiêm trọng này.
Tai nạn kinh hoàng
Khoảng 21h45 tối ngày 10/3, tại Km 639 15 đoạn đi qua thôn Thượng Xá, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng ( Quảng Trị), đoàn tàu SE5 mang số hiệu D19E – 968 đang lưu thông theo hướng Bắc – Nam, do lái tàu Lê Minh Phú (SN 1962), trú tại số nhà 2/40 đường Phan Bội Châu, phường Trường An, TP. Huế (Thừa Thiên- Huế) điều khiển đã bất ngờ đâm vào ngay giữa thân xe “hổ vồ” mang BKS: 75C- 031.99 kéo theo rơ móoc 75R 001.85 do Nguyễn Gia Hải, quê ở Thừa Thiên- Huế điều khiển chở đá dăm lưu thông từ TP. Đông Hà vào Hải Lăng.
Đầu xe lửa mang số hiệu D19E- 968 bị bẹp dúm sau cú đâm kinh hoàng.
Cú đâm mạnh khiến đoàn tàu SE5 đứt 3 toa tàu, văng ra khỏi đường ray, hư hỏng nặng và nằm nép mình bên quốc lộ 1A. Đáng nói hơn, đầu máy xe lửa bị đứt lìa khỏi toa tàu và chạy thêm hơn 2km mới chịu dừng lại, khiến lái tàu Lê Minh Phú tử vong trong buồng lái.
Theo ghi nhận của PV tại hiện trường, chiếc xe “hổ vồ” đầu và thùng xe ben bị đứt lìa nhau, thùng xe văng ra khá xa về hướng bên trái sát với quốc lộ 1A. Còn 3 toa tàu bị trật khỏi đường ray nằm ngổn ngang trên đường sắt, trong đó có hai toa hành khách và một toa căng tin.
Vụ tai nạn kinh hoàng khiến tài xế xe ben và hơn 10 hành khách trên tàu bị thương, lái tàu mắc kẹt vào trong khối sắt của đầu máy, chết tại chỗ, phụ tàu Hồ Ngọc Hải thoát chết trong gang tấc. Ngay sau khi vụ tai nạn xảy ra, hàng trăm cảnh sát được huy động có mặt tại hiện trường để tổ chức cứu người bị thương và tiến hành điều tra vụ việc.
Được biết, sau khi xảy ra vụ việc, đến hơn 2h sáng ngày 11/3, lực lượng cứu hộ đã cắt đôi đầu máy để đưa thi thể của lái tàu Phú ra ngoài. Đồng thời, những hành khách bị thương sau đó đã được chuyển đi bệnh viện cấp cứu, các hành khách còn lại được chuyển vào các toa sau để kéo về ga thị xã Quảng Trị, sau đó trung chuyển bằng ô tô vào ga Mỹ Chánh, huyện Hải Lăng để chờ tàu và tiếp tục hành trình vào Nam.
Đồng thời, ngành đường sắt cùng đã điều hàng trăm cán bộ, công nhân viên cùng xe cẩu cứu hộ đường sắt trên 100 tấn từ Đà Nẵng và Huế ra để khẩn trương giải phóng hiện trường, tuy nhiên do gặp sự cố nên xe cẩu đã bị lật, người điều khiển thoát chết trong gang tấc.
Video đang HOT
Trò chuyện với chúng tôi tại ga Mỹ Chánh, chị Lê Thị Hường (40 tuổi), quê ở Thanh Hóa, chưa hết bàng hoàng kể lại: “Gia đình tôi lên tàu SE5 từ Thanh Hóa vào TP. Hồ Chí Minh để làm ăn. Trước khi xảy ra tai nạn, đoàn tàu vừa dừng tại ga
TP. Đông Hà để hành khách lên tàu. Cũng vừa lúc đó, tôi chuẩn bị ngủ thì bất ngờ nghe tiếng nổ cực lớn, làm toa tàu giật mạnh khiến tôi bị hất văng từ trên giường xuống sàn. Rất may toa của tôi không bị lật, nên các thành viên trong gia đình chỉ bị xây xát nhẹ”.
Cùng cảnh ngộ với chị Hường, ông Lê Hữu Thành (56 tuổi), quê ở Nghệ An hành khách trên toa số 1 kể lại: “Ngay sau cú đâm mạnh, những người ngồi trên toa đều bị dồn về phía trước của toa tàu với tinh thần ai nấy cũng run lập cập và hoảng sợ. Riêng tôi bị rách ở vùng trán được lực lượng chức năng đưa đi bệnh viện tại thị xã Quảng Trị cấp cứu, tuy nhiên chỉ bị phần mềm nên được bác sỹ khâu 3 mũi và uống thuốc cầm máu”.
Sự trùng lặp khó hiểu
Chia sẻ với PV, chị H.Th.L. (52 tuổi), trú tại Đội 1, thôn Thượng xá, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng, nhà đối diện với đường ngang dân sinh nơi xảy ra vụ tai nạn cho biết: “Thời điểm xảy ra tai nạn giữa tàu hỏa và xe ben chở đá gia đình chúng tôi đã đi ngủ. Nghe tiếng nổ lớn, bất ngờ mọi người trong gia đình bật dậy, nhưng không dám mở cửa ra, cứ nghĩ lúc đó hai xe ô tô tông nhau đang kéo lê vào sân nhà mình”.
Theo chị L., tại cung đường ngang dân sinh này, ngành đường sắt đã lắp đặt đèn tín hiệu từ lâu và thường xuyên báo tín hiệu mỗi khi có tàu đi qua. Trước đây, tại Km 639 15 này đã xảy ra nhiều vụ tai nạn đường sắt, nhưng kể từ ngày được sự quan tâm của cơ quan chức năng lắp đặt hệ thống báo hiệu nên tai nạn giao thông giảm rất nhiều. Tuy nhiên, thời gian gần đây người dân phát hiện nhiều xe “hổ vồ” thường hay vận chuyển đá vào ban đêm cho một công ty trộn bê tông được đặt bên kia đường sắt cạnh quốc lộ 1A.
Về vấn đề này, PV có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Quý, Trưởng ga Diên Sanh, cũng là em trai của lái tàu Lê Minh Phú. Ông Quý cho biết: “Anh Phú là một người cha, người anh mẫu mực. Năm đang còn học phổ thông, anh Phú tình nguyện lên đường nhập ngũ, sau khi xuất ngũ trở về anh mới tiếp tục học hết phổ thông và đi học lái tàu, đến nay anh Phú công tác trong ngành đường sắt đã được 28 năm và luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao”.
Ông Quý cho biết thêm: “Ngay sau khi nhận được tin báo của nhân viên gác chắn gần ga tàu báo về có vụ tai nạn đường sắt xảy ra, tôi lập tức chạy xe máy ra hiện trường và liên tục gọi điện cho lực lượng chức năng huyện Hải Lăng điều xe đến để đưa nạn nhân đi cấp cứu. Sau đó, tôi mới đi tìm đầu máy xe lửa thì phát hiện đầu máy dừng tại Km 641 70.
Điều đáng nói hơn, khi xảy ra tai nạn, đầu xe lửa vẫn tiếp tục chạy vào gần ga Diên Sanh khi vừa qua chắn đường ngang dân sinh thuộc thị trấn Hải Lăng thì bất ngờ đầu xe lửa chạy lùi lại cách chắn tàu gần 1km mới chịu dừng lại”.
“Ngay sau đó, tôi đã trực tiếp điện báo cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị và ngành đường sắt chi viện người và phương tiện đến cứu hộ. Có được tàu cứu viện và xe cứu hộ, lực lượng chức năng kéo đầu máy về ga Diên Sanh tiến hành cưa, đập phá đưa anh Phú ra khỏi cabin, đồng thời thi thể anh Phú được đưa về nhà vào lúc 4h sáng cùng ngày để gia đình lo hậu sự”, ông Quý đau đớn cho biết thêm.
Qua tìm hiểu của cơ quan chức năng, đầu máy xe lửa này có tải trọng 86 tấn và chiếc xe “hổ vồ” có tải trọng gần 50 tấn khi tài xế liều mạng băng qua đường sắt thì xảy ra vụ tai nạn kinh hoàng này. Ngay sau khi xảy ra vụ tai nạn, sáng cùng ngày ông Nguyễn Đức Chính, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cũng đã có mặt tại hiện trường để chỉ đạo công tác cứu hộ. Đồng thời, hỗ trợ nạn nhân tử vong 5 triệu đồng.
Hiện, vụ việc đang được Công an Quảng Trị tiến hành điều tra làm rõ.
Trao đổi với báo chí, ông Trần Thanh Hà, Chi nhánh khai thác đường sắt Huế tại ga thị xã Quảng Trị cho biết: “Tổng số hành khách trên đoàn tàu bị nạn là 553 người, chưa kể trẻ em. Theo đó, số hành khách này sẽ di chuyển từ ga thị xã Quảng Trị vào ga Mỹ Chánh để chuyển lên một tàu khác từ TP. Hồ Chí Minh ra đang có mặt tại ga Mỹ Chánh. Qua đó, đoàn tàu này sẽ nhận đảm nhiệm vận chuyển khách trên tàu SE5 để khởi hành quay vào Nam vào 11h trưa cùng ngày. Đồng thời, số hành khách trên tàu Sài Gòn đi Hà Nội sẽ trung chuyển từ xe ô tô ra ga thị xã Quảng Trị để lên tàu khác để tiếp tục đi Hà Nội”.
Theo Dân Việt
Vụ tai nạn tàu hỏa: Giải cứu xong các toa tàu thì cần cẩu lại lật
Sau gần 20 giờ khắc phục sự cố, lực lượng cứu hộ đã giải cứu được các toa tàu SE5 bị lật. Tuy nhiên khi đưa được các toa tàu ra khỏi đường ray thì một chiếc cần cẩu lại bị lật khiến đường sắt Bắc - Nam chưa thể thông tuyến.
Qua quá trình làm việc khẩn trương, đến 14h ngày 11/3, các toa tàu SE5 bị lật đã được giải phóng hoàn toàn khỏi đường ray. Tuy nhiên, do sự cố sập cần cẩu dẫn đến việc thông tuyến bị chậm trễ.
Theo ghi nhận của PV Dân trí tại hiện trường vụ tai nạn, các lực lượng chức năng phải huy động 3 cần cẩu để khắc phục sự cố. Bên cạnh đó, hàng trăm cảnh sát, công nhân đường sắt đã được huy động để tiến hành di chuyển cần cẩu ra khỏi vị trí bị sập.
Các toa tàu đã được đưa ra khỏi đường ray
Đến 16h, chiếc cần cẩu đã được cẩu lên đường ray, chờ di chuyển về ga. Hiện tại, các đơn vị liên quan vẫn đang tiến hành dọn dẹp khu vực tàu SE5 gặp sự cố.
Sau nhiều cố gắng, các lực lượng chức năng đã đưa được các toa tàu bị nạn rời khỏi đường ray. Tuy nhiên, trong quá trình giải cứu các toa tàu, chiếc cần cẩu lại bị lật. Hiện công tác cứu hộ vẫn đang được triển khai.
Theo đánh giá, rất có thể trong tối nay, tuyến đường sắt Bắc - Nam vẫn chưa được thông tuyến.
Một số hình ảnh do PV ghi nhận tại hiện trường:
Chiếc cần cẩu đã được đưa lên đường ray.
Đăng Đức
Theo Dantri
Tai nạn tàu hỏa ở Quảng Trị: Nỗ lực giải cứu các toa tàu lật Đến 10h ngày 11/3, các lực lượng liên quan vẫn đang nỗ lực dùng cần cẩu đưa các toa tàu bị lật ra khỏi đường ray. Dự kiến đến 12h trưa nay mới có thể thông tuyến. Theo ghi nhận, một chiếc cần cẩu cứu hộ của Đường sắt Việt Nam tại Thừa Thiên Huế đã được điều đến hiện trường để cẩu...