Chuyện chàng trai cõng mẹ bệnh tật đi học và hành trình tìm lại chính mình: ‘Theo đuổi con người thật không phải là đi ngược lại với đạo đức’
16 năm trước, câu chuyện chàng trai hiếu thảo Lưu Đình cõng mẹ bị bệnh urê huyết trên lưng đi học đại học đã lấy đi nước mắt của vô số người.
Điều không ngờ tới là năm 2014, Lưu Đình đã bất ngờ tổ chức một họp báo. Anh tuyên bố sắp làm phẫu thuật chuyển đổi giới tính và trở thành người phụ nữ hoàn chỉnh.
“Tôi vốn dĩ là phụ nữ nhưng tôi chỉ sống trong cơ thể của một người đàn ông”.
Những lời này khi nói ra đã gây chấn động cả nước Trung Quốc lúc bấy giờ.
Tại sao người con trai hiếu thảo này lại cho rằng mình là phụ nữ? Câu chuyện chưa biết đằng sau những gì anh đã làm là gì?
Khác biệt
Năm 1986, Lưu Đình sinh ra trong một gia đình bình thường ở trấn Song Lâm, thành phố Hồ Châu (Chiết Giang, Trung Quốc).
Anh là con trai duy nhất trong nhà, từ nhỏ đã ngoan ngoãn, chưa bao giờ để gia đình phải lo lắng. Nhưng cha mẹ không hề yên tâm mà còn lo lắng. Những cậu bé khác thích chơi robot, ô tô, nhưng anh lại chỉ thích chơi búp bê mà các bé gái thích. Anh còn thích mặc những bộ váy đẹp và sơn móng tay.
Ban đầu, bố mẹ Lưu không hề quan tâm. Nhưng thời gian trôi qua, cuối cùng họ cũng nhận ra vấn đề.
Một lần, Lưu Đình đi đôi giày cao gót và lấy chiếc khăn lụa màu đỏ của mẹ quấn lên đầu, tưởng tượng rằng mình sẽ trở thành cô dâu trong tương lai.
Bố Lưu nhìn thấy liền tức giận: “Mày là đứa biến thái à?”.
Bố mẹ không hiểu, bạn bè ở trường càng không thể hiểu, cứ thế xa lánh và hà hiếp anh vì cho rằng anh yếu đuối, không đáng mặt nam nhi.
Sau này, Lưu Đình đã viết trong tản văn “Chúng ta sẽ ổn thôi” rằng: “Cuộc đời tôi chưa bao giờ bình yên. Tôi đã trải qua một tuổi thơ không trọn vẹn và bị gạt ra ngoài lề xã hội. Khi đó, tôi còn đau khổ hơn cả cô gái xấu xí nhất. Bởi nỗi đau không được thấu hiểu. Người ta chỉ cười nhạo và ghét bỏ tôi mà thôi”.
Trong môi trường như vậy, Lưu Đình ngày càng trở nên thu mình, dựng lên bức tường ngăn cách với thế giới bên ngoài. Anh cảm thấy lẽ ra mình phải là con gái, nhưng định mệnh đã trao nhầm giới tính cho anh.
Nhưng trong mắt người khác, anh là một tên dị hợm mang thân xác đàn ông nhưng lại có trái tim của người con gái.
“Tôi nên làm gì đây?”.
Như loài cỏ dại
13 tuổi, một sự thay đổi lớn đã xảy ra trong gia đình Lưu Đình. Sự việc này khiến Lưu Đình không còn thời gian để lo lắng xem mình là con trai hay con gái.
Mẹ được chẩn đoán mắc bệnh urê huyết do làm việc quá sức. Bác sĩ đưa ra 2 phương án điều trị: Một là điều trị duy trì bằng lọc máu, hai là ghép thận.
Trước chi phí chữa bệnh đắt đỏ, bố Lưu ra ngoài làm việc với lý do “kiếm tiền chữa bệnh” rồi kể từ đó biến mất trong biển người bao la. Một người mẹ bệnh nặng và một thiếu niên vừa mới bước vào cấp hai, tương lai họ sẽ ra sao?
Không ngờ, Lưu Đình vốn luôn trầm lặng và ngoan ngoãn lại bộc lộ sức mạnh và nghị lực chưa từng có.
Video đang HOT
Hàng ngày, anh dậy sớm để nấu ăn, đặt bữa ăn trong ngày lên đầu giường rồi vội vã đến trường. Trong kỳ nghỉ đông và nghỉ hè, anh đều làm việc bán thời gian để kiếm tiền học phí và thêm chút tiền thuốc men cho mẹ.
Thấy con trai hiểu chuyện như vậy, mẹ Lưu vừa cảm động vừa tự trách mình. Bà không muốn trở thành gánh nặng cho con cái và từng muốn tự tử. Lưu Đình biết được, chỉ bình tĩnh nói: “Mẹ chết thì con cũng chết theo. Căn bệnh này chỉ có ghép thận mới mong có hy vọng. Cùng lắm mẹ con mình mỗi người một quả”.
Khi nghe con trai nói những lời này, mẹ Lưu đã bật khóc. Bà là một người phụ nữ khốn khổ. Bị cha mẹ bỏ rơi khi mới sinh ra, cha mẹ nuôi thường xuyên ngược đãi bà, khiến bà mắc bệnh thận khi mới 15 tuổi. Sau khi lấy chồng, bà mắc bệnh nặng và bị chồng bỏ rơi. Trên đời này, chưa từng có ai yêu thương bà nhiều như con trai bà.
Vì lòng hiếu thảo của con trai, mẹ Lưu quyết định kiên cường để sống tiếp.
Lưu Đình giống như một loại cỏ dại có sức sống ngoan cường. Dù cuộc sống còn khó khăn nhưng anh vẫn không quên nhìn về phía trước. Anh không bao giờ bỏ học, mỗi khi mệt mỏi lại viết nhật ký: “Khi bạn phàn nàn mình không có đôi giày nào, bạn nhìn lại và nhận ra rằng người khác lại không có chân”.
Năm 2005, Lưu Đình được nhận vào trường Đại học Nông Lâm Chiết Giang với kết quả xuất sắc.
Khoảnh khắc nhận được thông báo nhập học đại học, Lưu Đình cảm thấy buồn vui lẫn lộn. May mắn thay, bao năm nỗ lực cuối cùng đã được đền đáp, con đường thay đổi vận mệnh của ở ngay trước mắt.
Buồn thay, vì lý do tài chính, mẹ vẫn chưa được ghép thận, sức khỏe của bà ngày càng yếu đi. Nếu anh vào đại học, ai sẽ chăm sóc mẹ?
“Tôi nên làm gì? Tôi có thể làm gì?”. Sau nhiều suy nghĩ, cuối cùng anh đã đưa ra quyết định: Cùng mẹ vào đại học.
Lưu Đình nộp đơn lên trường để được cõng mẹ đi học. Nhà trường biết được hoàn cảnh và cho phép anh đưa mẹ đến lớp bất cứ lúc nào. Anh thuê một căn trọ rẻ tiền gần trường để ở với mẹ. Sáng thức dậy, anh đo huyết áp, tiêm thuốc, cho mẹ ăn, lau người cho mẹ rồi đến lớp. Sau giờ học, để trang trải cuộc sống, anh làm việc tại căng tin của trường hoặc làm gia sư…
Chàng trai tần tảo cả ngày lẫn đêm, như thể anh không bao giờ biết mệt mỏi. Sinh viên và giáo viên trong trường đều biết đến câu chuyện nghị lực của Lưu Đình, nhiều người đã chủ động giúp đỡ.
Sau đó, nhiều phương tiện truyền thông cũng chú ý và bài viết “Cậu sinh viên năm nhất cõng mẹ đến trường” đã được lan truyền khắp các trang mạng xã hội. Bệnh viện Trung Sơn Thượng Hải cũng dang tay giúp đỡ hai mẹ con và sẵn sàng thực hiện ca ghép thận miễn phí cho mẹ Lưu.
Sau ca phẫu thuật, Lưu Đình vẫn còn 50.000 NDT (gần 170 triệu đồng) tiền quyên góp. Người được xã hội đối xử tốt thì cũng sẽ đối xử tốt với xã hội. Sau khi cân nhắc, Lưu Đình đã quyết định quyên góp số tiền dành cho sinh viên đại học trên cả nước, hỗ trợ sinh viên đại học gia đình nghèo hiếu học.
Về sau, Lưu Đình còn được ca ngợi là “Tấm gương hiếu thảo” của Trung Quốc và “Niềm tự hào Chiết Giang”.
Sau khi trở thành một chàng trai gương mẫu, dù đi đến đâu, mọi người cũng sẽ chú ý đến anh.
“Càng nổi tiếng thì càng đau đớn”. Những vinh dự này cũng sẽ là xiềng xích trói buộc anh trong tương lai.
Phá kén
Lưu Đình vẫn nghĩ mình là con gái. Nhưng anh trói buộc bởi những nguyên tắc đạo đức, điều đó buộc anh ta không được hành xử theo cách không phù hợp với công chúng. Ví dụ như việc mặc quần áo phụ nữ hoặc thay đổi giới tính.
Khi nhìn thấy câu chuyện của mình được chuyển thể thành vở kịch và bức tượng được dựng tại Trung tâm Văn hóa ở Quảng Châu, anh cảm thấy vô cùng xấu hổ. Khi được mời giảng về nhiều câu chuyện “đạo đức hiếu thảo”, có lần anh cảm giác như đang kể chuyện của người khác.
Lưu Đình vô cùng dằn vặt, anh muốn nói với mọi người rằng mình là con gái. Nhưng mẹ đã khuyên anh: “Con không thể làm điều này, chúng ta nợ xã hội”.
Để không làm mẹ lo lắng, anh phải tiếp tục chịu đựng. Nhưng đến khi nhận ra mình thích một chàng trai, anh lại rơi vào tình trạng vô cùng đau khổ. “Rốt cuộc tôi là con trai hay con gái?”.
Một lần, mẹ Lưu thấy anh hút thuốc trong nhà và hỏi anh biết hút thuốc khi nào. Lưu Đình bình tĩnh trả lời: “Không phải mẹ muốn con cư xử như một đứa con trai sao?”.
Nhìn thấy con mình ngày càng chán đời, mẹ Lưu cuối cùng cũng nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề.
Tháng 12.2013, mẹ Lưu đưa anh đến gặp bác sĩ tâm thần. Sau khi chẩn đoán tâm lý chuyên nghiệp, Lưu Đình được chẩn đoán có vấn đề trong nhận thức giới tính. Cách chữa trị tốt nhất là hãy sống theo ý muốn của chính mình.
Mẹ Lưu rất sốc khi biết tin. Bà không bao giờ nghĩ rằng con trai mình, người đã cố gắng hết sức để kéo bà thoát khỏi tử thần, lại đang đau đớn giãy giụa bên bờ vực cái chết…
Lưu Đình muốn phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Anh không còn muốn sống vì người khác nữa mà muốn sống cho chính mình. Nhưng lần này mẹ Lưu lại lựa chọn ủng hộ. “Tôi sợ mất con trai nhưng tôi sợ con trai mình tự tử vì đau khổ hơn”.
Ngày 14/8/2014, Lưu Đình xuất hiện trong cuộc họp báo ở Quảng Châu để “công bố mình là người chuyển giới”. Đối mặt với hàng trăm phương tiện truyền thông, trong mắt anh tràn đầy quyết tâm: “Trở thành con gái luôn là ước mơ trong đời của tôi. Có lẽ trong mắt nhiều người, hành động như vậy có chút lệch lạc, nhưng việc theo đuổi bản chất thật của mình không phải là đi ngược lại đạo đức”.
Vào ngày này, người đẹp chuyển giới đầu tiên của Hàn Quốc Harisu cũng có mặt để cổ vũ cho Lưu Đình. Cô đưa cho Lưu Đình một đôi giày cao gót đính kim cương giả và một chiếc váy cưới màu trắng, mong anh có thể chui ra khỏi kén, trở thành một con bướm và tái sinh.
Tháng 6/2015, Lưu Đình đã trải qua hơn 20 cuộc phẫu thuật, kết thúc cuộc đời mà tâm hồn và thể xác không thể sánh đôi ở tuổi 29 và thực sự trở thành một cô gái. Cô nhận được một tấm thẻ căn cước hoàn toàn mới với cái tên: Lưu Đình, cũng là “Đình” nhưng chữ này là tên thường dùng cho nữ.
Sau khi lấy lại được cuộc sống mới, Lưu Đình cảm thấy mình giống như một tờ giấy trắng và bắt đầu toàn tâm toàn ý cho thân phận nữ giới của mình: Đăng ký một lớp học yoga, học kỹ thuật trang điểm và ăn mặc…
Tháng 9 cùng năm, cô cũng tham gia cuộc thi Hoa hậu Liên hợp quốc quốc tế tại Trung Quốc và giành được giải “Hóa bướm đẹp nhất”. Cô không sợ thế giới và làm theo trái tim mình, cô được ca ngợi là “hình mẫu cho thế hệ phụ nữ mới thách thức sự phân biệt giới tính truyền thống”.
Chàng trai Thanh Hóa bỏ phố về quê, viết lại câu chuyện ý nghĩa về quê hương và tuổi thơ
Chàng trai trẻ Lê Xuân Chiến đã quyết định bỏ công việc thành phố để tạo nên kênh Vlog 'Bếp quê choa' đầy ý nghĩa.
Trong một thế giới hiện đại đang phát triển với tốc độ chóng mặt, nhiều người đang tìm kiếm cách để tìm lại sự kết nối với quê hương và tuổi thơ của họ. Chính với ý tưởng này, chàng trai trẻ Lê Xuân Chiến - 25 tuổi, (TP Sầm Sơn, Thanh Hóa) đã quyết định bỏ công việc ổn định ở thủ đô Hà Nội để quay trở về ngôi nhà của bà ngoại ở miền quê. Anh chàng đã làm một việc mà nhiều người cho rằng đó là "trò của kẻ vô công rồi nghề".
Trở về mảnh đất quê mẹ
Cuộc hành trình này của Chiến không chỉ là một câu chuyện về sự thay đổi cá nhân mà còn là một thông điệp ý nghĩa về việc kết nối với quê hương và giữ gìn những ký ức tuổi thơ.
Chiến đã từ bỏ công việc sửa chữa điện tử và điện lạnh ở Hà Nội, nơi anh kiếm được thu nhập ổn định khoảng 20 triệu đồng mỗi tháng. Quyết định này đã khiến nhiều người xung quanh anh không hiểu và thậm chí phản đối.
Nhưng với Chiến, cuộc sống ở thành phố đã khiến anh cảm thấy xa lạ và mất đi sự kết nối với quê hương và tuổi thơ của mình. Anh quyết định quay trở về quê nhà và thực hiện một ý tưởng đầy thú vị - trồng rau, nuôi gà, và tạo ra kênh Vlog mang tên "Bếp quê choa" để chia sẻ về các món ăn và trò chơi quê hương.
Chàng trai trẻ Lê Xuân Chiến
Những người xung quanh Chiến ban đầu không hiểu ý tưởng của anh. Bố mẹ anh lo lắng và cho rằng việc này chỉ dành cho những người "vô công rồi nghề". Nhưng Chiến không quay đầu, anh quyết tâm thực hiện ý tưởng của mình. Anh đến ngôi nhà của bà ngoại, nơi có nhiều kỷ niệm tuổi thơ, và bắt đầu tu sửa lại ngôi nhà này để tạo nên không gian thú vị cho kênh Vlog của mình.
"Bếp quê choa" của Chiến không chỉ là một kênh Vlog thông thường, nó còn là hành trình tìm kiếm về quê hương và tuổi thơ trong thời đại số hóa và hiện đại. Chiến đã biến kênh Vlog của mình thành một cuộc phiêu lưu tinh thần để tìm lại những gì đã bị mất trong cuộc sống hối hả.
Khi xem các video trên "Bếp quê choa" khán giả không chỉ đơn thuần thấy những bữa ăn truyền thống và cuộc sống mộc mạc của người dân quê hương. Họ cũng trải nghiệm được sự đoàn kết gia đình, giá trị của những khoảnh khắc bên gia đình, và tầm quan trọng của việc chia sẻ với người thân.
Chiến đã khéo léo sử dụng ngôn ngữ địa phương, những từ ngữ quen thuộc và thân thuộc với những người quê mình. Việc này đã tạo ra một cảm giác gần gũi và thân thuộc, không chỉ đối với người dân Thanh Hóa mà còn với những người xem ở xa. Nhiều người xa quê cảm thấy như đang trở về với ngôi làng thân yêu của họ và kết nối với những giá trị văn hóa truyền thống.
Sự kết hợp với "diễn viên chuyên nghiệp": Bà ngoại
Những video đầu, Chiến gặp không ít sự chê bai và phản đối từ cộng đồng mạng. Nhưng anh đã tìm lối đi riêng của mình và mời bà ngoại tham gia. Bà ngoại, bà Lê Thị Thảnh, 84 tuổi, đã ủng hộ cháu mình và trở thành một phần quan trọng của "Bếp quê choa".
Những video trên kênh "Bếp quê choa" đã thu hút hàng trăm nghìn lượt người xem. Những món ăn và trò chơi quê hương đã được tái hiện một cách sống động, và những ký ức tuổi thơ lại tràn về trong tâm trí của mọi người.
Để có thêm thu nhập, Chiến đã bán các sản phẩm đặc sản từ quê hương như mắm tép, nước mắm mực, cá thu, cá ngừ qua mạng xã hội. Dần dần, Chiến có thể tự chủ về tài chính và thời gian. Đặc biệt, bố mẹ của Chiến đã thay đổi và ủng hộ con trai sau những thành công của kênh.
"Bếp quê choa" của Chiến mang thông điệp "nơi đưa bạn về với tuổi thơ". Thế nên, vào những dịp lễ, cuối tuần, Chiến còn mở tour tại gia, đón nhiều du khách từ khắp nơi đến ngôi nhà mộc mạc của hai bà cháu.
Cuộc sống có thể trở nên quá phức tạp và nhanh chóng, nhưng những giá trị cơ bản của quê hương và tuổi thơ luôn đáng trân trọng. Chiến đã dũng cảm lắng nghe trái tim mình và có chút thành công. Anh hy vọng câu chuyện của mình sẽ lan tỏa tới nhiều người khác, khuyến khích họ tìm kiếm sự kết nối và giữ gìn những giá trị quý báu của quê hương.
Bị mỉa mai vì ôm chiếc lá lên máy bay, chàng trai khiến mọi người sốc khi tiết lộ 'lai lịch' của nó Hóa ra, chiếc lá mà chàng trai cầm có 'xuất thân' vô cùng đặc biệt. Chiếc lá có "lai lịch" bất ngờ Vào ngày 4 tháng 8 tại sân bay Thượng Hải, Trung Quốc, một người đàn ông họ Đồ đã khiến toàn bộ hành khách có mặt tại đây náo loạn. Cụ thể, anh Đồ đến sân bay với một chiếc vali...