Chuyện cảm động về người nữ thương binh
Gần 20 năm bán vé số, bà Bảy đã dành những đồng tiền mồ hôi nước mắt của mình để thực hiện lời hứa năm xưa là xây dựng nghĩa trang cho đồng đội.
Cô thương binh Bảy Nhỏ bên mộ phần các đồng đội cũ
Năm 1965, bà Đặng Thị Bảy đã có một lời hứa với 20 đồng đội khác. Đó là lời hứa cho những người may mắn nếu sống sót trong chiến tranh sau này sẽ lo xây mồ, làm mả cho những người ngả xuống.
12 năm và con heo đất trị giá 72 triệu đồng
Vào năm 2011, khi nghĩa trang liệt sĩ xã Long Hưng A, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp được xây dựng gần đến khâu cuối cùng thì nữ thương binh Đặng Thị Bảy (sinh năm 1965, ngụ tại xã Long Hưng A) tìm đến để xin được ủng hộ 70 triệu đồng để đóng góp thêm cho chi phí xây dựng nghĩa trang xã, nơi có những đồng đội năm xưa của mình đã ngã xuống. Câu chuyện người nữ thương binh già bán vé số để dành tiền xây dựng nghĩa trang đã 2 năm trôi qua nhưng đến nay vẫn còn khiến cho người dân thường xuyên nhắc lại. Ai nấy đều khâm phục, và tự hào về cô thương binh Bảy Nhỏ (tên thường gọi của cô Đặng Thị Bảy).
Cảm phục tấm lòng cô Bảy, chúng tôi đã tìm đến thăm nhà người nữ thương binh đặc biệt. Ngôi nhà của cô Bảy nhỏ nhắn, nằm trong chơ Nước Xoáy, cạnh bên là nghĩa trang liệt sĩ xã. Cô hiện ở cùng với người cháu gái được cô nuôi từ bé. Cô Bảy không có chồng con. Chúng tôi ngồi chờ tới trưa thì cô Bảy đi bán về, thấy nhà có khách cô vui cười đon đả. Dáng người cô nhỏ nhắn, bộ bà ba sáng màu tươm tất cùng với chiếc nón lá, cô Bảy “đặc sệt” phụ nữ nam bộ. Dù một cánh tay và một chân bị liệt nhưng cô Bảy vẫn tự mình làm được hết mọi việc. Cô Bảy tươi cười kể về câu chuyện của đời mình: “Năm 13 tuổi, tôi được ông anh thứ năm trong gia đình giác ngộ và đi theo cách mạng, lúc đầu tôi làm giao liên ở xã, rồi vô du kích, rồi được cử đi học hộ sinh. Đến năm 1968 trên đường đi công tác, tôi bị thương đến giờ 3 mảnh đạn vẫn còn ghim trong đầu. Sau trận đó tay phải và chân phải của tôi cũng bị liệt luôn. Từ đó đến nay sức khỏe tôi xuống hẳn”. Sau khi bị thương, cô Bảy được chuyển đi khắp nhiều bệnh viện tỉnh, thành phố để điều trị mới may mắn sống sót. Đến khi sức khỏe không còn công tác được nữa, cô Bảy mới chịu nghỉ ở nhà.
Cô Bảy bán vé số đã được gần 20 năm nay, cô cho biết: “Năm 1979 vì lý do sức khỏe tôi phải nghỉ ở nhà. Lúc này 3 đứa cháu gọi bằng cô và dì ruột lâm vào cảnh mồ côi. Cùng đường rồi, tôi nhận mấy đứa nhỏ về cưu mang, trong nhà 4 miệng ăn chỉ trông chờ vô đồng lương thương binh của tôi. Với sức khỏe của tôi lúc đó, chỉ có thể bán vé số chứ không làm được việc gì hơn. Được một thời gian cuộc sống cũng phải ổn định. Lúc này tôi mới có điều kiện để nghĩ đến lời hứa với đồng đội ngày xưa. Từ năm 1997, từ tiền bán vé số mỗi ngày và trích một phần tiền lương thương binh hàng tháng, tôi nhét tất cả vào một con heo đất lớn, để dành sau này lo mồ mả cho đồng đội”.
Việc làm của cô Bảy âm thầm không một ai biết đến, cho đến hơn 12 năm sau, khi con heo đất đã chật cứng cô Bảy mới đập heo ra run run đếm những đồng tiền mình dành dụm bao năm qua. Bảy mươi hai triệu đồng là thành quả dành dụm bao năm của cô Bảy. Đó thực sự là một gia tài đối với người thương binh nghèo như cô.
Cô Bảy bên cạnh những bằng khen của mình.
Video đang HOT
Tấm lòng của người nữ thương binh
Cô Bảy rưng rưng nhớ lại: “ Cầm số tiền lớn trong tay, tôi nghĩ đã đến lúc thực hiện lời hứa với những đồng đội đã ngã xuống. Đó là niềm hạnh phúc, vui mừng không gì tả nỗi”. Sau khi cô Bảy mang tiền đến gặp lãnh đạo Đảng ủy, UBND xã Long Hưng để trình bày ý nguyện của mình góp 70 triệu đồng vào việc sửa chữa Nghĩa trang liệt sĩ của xã thêm phần khang trang, tươm tất, mọi người chứng kiến đều hết sức ngạc nhiên và vô cùng cảm động. Trước tấm lòng của cô Bảy, lãnh đạo xã Long Hưng A vốn biết hoàn cảnh của cô Bảy khó khăn nên đã có lời khuyên cô nên giữ lại số tiền này. Những tưởng cô Bảy sẽ suy nghĩ lại nhưng lúc đó cô Bảy đã khuyên ngược lại lãnh đạo xã, thuyết phục họ nhận số tiền này. Cô giải thích đây là lời hứa của cô và những đồng đội cũ, số tiền này là của cô dành dụm bao năm qua với mục đích rõ ràng, không phải tiền bán đất, bán nhà hay vay mượn của ai. Và đây cũng là tâm nguyện cuối cùng của cô, nếu không thực hiện được thì đến lúc chết cô cũng không nhắm mắt được.
Cuối cùng, không thể từ chối tấm lòng của cô Bảy, lãnh đạo xã đã nhận số tiền và dùng số tiền này để ốp gạch men toàn bộ 144 ngôi mộ của nghĩa trang liệt sĩ xã. Hành động của cô Bảy đã khiến những người dân ở xã Long Hưng A vô cùng cảm phục. Người nữ thương binh với số tiền dành dụm hàng chục năm trời đã có một hành động cao đẹp nếu không muốn nói là vĩ đại. Ngày nay, đến nghĩa trang liệt sĩ xã Long Hưng A chúng ta sẽ thấy quang cảnh khang trang, tươm tất, những ngôi mộ của các chiến sĩ được ốp gạch men màu xanh ngọc sạch sẽ và trang nghiêm. Sau khi công việc hoàn tất, đến ngày khánh thành nghĩa trang, cô Bảy đã dành 2 triệu đồng còn lại trong 72 triệu đồng dành dum được để mua một con heo quay về cúng đồng đội, mừng ngày khánh thành ngôi nhà mới của các đồng đội đã ngã xuống.
Chúng tôi bước cùng cô Bảy vào nghĩa trang liệt sĩ, người nữ thương binh già lê từng bước khó nhọc nhưng trong ánh mắt luôn ánh lên niềm vui khi đang đứng trước hàng trăm đồng đội cũ. Cô Bảy cho biết, tối nào cô cũng đến đây để thắp nhang cho các đồng đội rồi mới về nhà ngủ. Nói rồi, cô Bảy lân la đến từng ngôi mộ, đọc tên các đồng đội cũ, đôi mắt lúc này không còn vui nữa mà đã rưng rưng nước mắt, đó là một sự hồi tưởng về những liệt sĩ đã hi sinh thân mình vì độc lập tự do của tổ quốc. Thắp xong nén nhang, cô Bảy tâm sự: “Tôi còn muốn làm nhiều việc nữa cho nghĩa trang này cậu ạ. Nghĩa trang vẫn chưa có một tấm biển đàng hoàng, nếu dịp tết vừa rồi, tôi không bị dựt hụi mất 24 triệu đồng thì tôi cũng đã làm rồi. Bây giờ mà tôi có tiền nữa, tôi sẽ sửa chữa cho nghĩa trang này đẹp hơn nhiều”.
Chia tay cô Bảy trước cổng nghĩa trang, chúng tôi đứng nhìn cho đến khi cô Bảy bước đi hết đoạn đường trong lòng thầm cảm phục ý chí của một người nữ thương binh. Được biết, cô Bảy là thương binh với tỉ lệ thương tật là 89%. Ba mảnh đạn trong đầu cô khi trái gió trở trời vẫn gây đau nhức âm ỉ, thế nhưng hàng ngày cô vẫn sống vui vẻ. Điều đó khiến lời hứa của cô Bảy khi được thực hiện càng trở nên cao đẹp và có ý nghĩa hơn bao giờ hết.
Trao đổi với PV, chị Nguyễn Thị Út Mai, Phó chủ tịch UBND xã Long Hưng A cho biết, tấm lòng của cô Bảy khiến cho lãnh đạo xã hết sức cảm động. Nhờ vào số tiền đóng góp của cô Bảy, nghĩa trang liệt sĩ của xã trở nên khang trang tươm tất hơn rất nhiều. Tấm gương của cô Bảy là tấm gương thương binh tiêu biểu rất đáng được học tập và nhân rộng.
Theo xahoi
Mưu sinh giữa nắng nóng Sài Gòn
TPHCM trong những ngày gần đây nắng nóng dữ dội. Dưới cái nắng, những phận đời vẫn lầm lũi trong cuộc mưu sinh.
Mấy ngày gần đây, xuất hiện những cơn mưa trái mùa. Tuy nhiên, theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, đây chỉ là dạng mưa dông nhiệt trái mùa.
Sau những cơn mưa dông nhiệt thì nắng nóng sẽ trở lại vì đây là giai đoạn cao điểm mùa khô tại Nam bộ.
Theo nhận định của Trung tâm, riêng khu vực TPHCM, khi nhiệt độ lên ngưỡng 37 độ C thì cảm giác oi bức sẽ tăng cao bởi mật độ bê tông hóa mặt đường, xây dựng dày đặc hơn, gió ít, độ ẩm thấp. Thời điểm giữa trưa nhiệt hấp thu mặt nền đường bê tông rất nóng, có thể lên đến 70 độ C.
Chị Thủy với chiếc xe đồng nát tại khu vực bến xe miền Đông
Chị Nguyễn Thị Thủy, 45 tuổi, quê Hoằng Hóa, Thanh Hóa, đang ì ạch đẩy chiếc xe đồng nát đi dọc quanh khu vực bến xe miền Đông. Chị Thủy cho biết, mỗi ngày chị đi thu mua, nhặt ve chai quanh khu vực bến xe. "Dọc bến xe có nhiều trạm xe buýt. Người dân đợi xe buýt uống nước vứt lon, chai nhựa rất nhiều, đặc biệt là buổi trưa", chị Thủy cho biết. Vì vậy, vào buổi trưa, mặc dù trời nóng gay gắt nhưng chị vẫn cố đi thu gom, kiếm thêm tiền trang trải cuộc sống. "Thu nhập từ buổi trưa chiếm hơn một nửa của cả ngày", chị Thủy nói. Để chống nóng, chị mang theo một chai nhựa, khi nào khát thì vào nhà dân xin nước. "Có khi người ta ngại không cho, bảo tới vòi hứng nước máy, mình cũng cảm ơn", chị Thủy nói.
Hồ Anh Tuấn, 15 tuổi bán vé số đã được 2 năm
Em Hồ Anh Tuấn, 15 tuổi, quê ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh, bỏ học vào Nam bán vé số đã được 2 năm nay. Sau một buổi trưa lê la khắp các con đường, Tuấn chỉ còn 3 vé. "Tranh thủ bán thêm buổi trưa, nghỉ một tí rồi đi lấy thêm để bán tiếp", Tuấn nói. Gầm cầu Công Lý là nơi tránh nóng lý tưởng cho những người bán vé số, chở hàng, chạy xe ôm... nghỉ ngơi.
"Trời nắng nóng, cá cũng trốn hết. Câu cả buổi chỉ toàn là rác", anh Huỳnh Minh Điệp (trú đường Lê Văn Sỹ, quận Phú Nhuận) nói.
Giữa trưa, những công nhân bốc xếp vẫn tiếp tục công việc tháo dỡ các cây gỗ.
Người công nhân sửa cống phải mượn nhà dân gần đó một chiếc dù để tránh nóng trong khi làm việc.
Giấc nghỉ trưa của một người bán vé số trên đường Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh).
Người thợ sửa đường dây điện giữa trưa trên đường Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh).
Tranh thủ chợp mắt giữa cái nóng Sài Gòn, bác Nguyễn Hải, thợ sửa xe máy không giấu được sự tiếc rẻ: "Mới mưa hôm trước, tưởng hết nóng rồi. Ai ngờ còn dữ hơn" .
Giấc nghỉ trưa của những công nhân thi công cầu vượt vòng xoay Lăng Cha Cả .
Theo 24h
Chuyện kể về những người "đạp ánh sáng" Cuộc sống kém may mắn đã cướp đi đôi mắt nhưng lại bù đắp cho các bác, các chú, các chị người mù một nghị lực hiếm ai có được. Ngày ngày, họ "đạp ánh sáng" cuốc bộ mấy chục km số để bán tăm, bán vé số, bán chổi mưu sinh. Dẫn chúng tôi đi thăm xóm người mù (tổ dân phố...