Chuyển Bộ Công an điều tra vụ ĐH Ngoại thương để ngoài sổ sách 3,2 tỷ
Thanh tra Chính phủ đã kết luận, chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra đề nghị làm rõ việc Đại học Ngoại thương để ngoài sổ sách gần 200.000 USD.
Ngày 5/3, Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra việc giải quyết tố cáo một số nội dung về quản lý tài chính, đầu tư cơ sở vật chất và công tác cán bộ tại Đại học Ngoại thương và chuyển hồ sơ để Bộ Công an tiếp tục làm rõ, xử lý việc để ngoài sổ sách gần 200.000 USD (tương đương hơn 3,2 tỷ đồng).
Theo cơ quan thanh tra, đây là vụ việc có dấu hiệu tội Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (theo Bộ luật Hình sự 1999). Sự việc diễn ra trong giai đoạn từ 9/2006 đến tháng 5/2013 từ chương trình liên kết đào tạo với Trung Quốc.
Đại học Ngoại thương có trụ sở ở quận Đống Đa, Hà Nội. Ảnh: Ftu.edu.vn
Thanh tra Chính phủ xác định giai đoạn 2006-2013, Đại học Ngoại thương đã ký 32 hợp đồng đào tạo với các đối tác Trung Quốc. Toàn bộ giá trị trên hợp đồng được tính bằng USD.
Đơn vị này đã đào tạo 1.068 sinh viên, tổng số tiền thu theo hợp đồng là 1,1 triệu USD. Trong đó, Phòng Kế hoạch tài chính của Đại học Ngoại thương thu 2 khoản gồm học phí và ký túc xá với số tiền hơn 1 triệu USD (tương đương 19,1 tỷ). Khoản chênh lệch hơn 82.000 USD do các đối tác đã thu, Đại học Ngoại thương không thu khoản này.
Theo kết luận thanh tra, từ tháng 9/2006 đến tháng 3/2010, bà Đào Thị Thu Giang (Trưởng phòng Kế hoạch tài chính) đã giao cho bà Nguyễn Thị Hoa thu hơn 3,2 tỷ của 224 sinh viên trong chương trình liên kết đào tạo nhưng không nhập quỹ, không ghi sổ kế toán của đơn vị.
Đến ngày 8/5/2013, Phòng Kế hoạch tài chính mới lập phiếu thu số tiền khoảng 3 tỷ vào sổ sách và hạch toán là thu nhập bất thường năm 2013. Còn khoản chênh lệch hơn 210 triệu trong tổng số 3,2 tỷ nêu trên đã chi phí cho một số hạng mục khác.
Video đang HOT
Thanh tra Chính phủ kết luận việc để ngoài sổ sách hơn 3,2 tỷ thu từ chương trình liên kết đào tạo trên vi phạm Khoản 3 Điều 7 Luật Kế toán số 3/2003; Khoản 1 Điều 72 Luật Ngân sách nhà nước số 1/2002 và có dấu hiệu tội Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
“Trách nhiệm để xảy ra vi phạm thuộc về Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng phụ trách vật chất, Trưởng phòng Kế hoạch tài chính giai đoạn 2006-2013″, kết luận thanh tra chỉ rõ.
Theo danviet.vn
Chánh văn phòng Thành ủy Hà Nội liên quan đến gói thầu nào của Công ty Nhật Cường?
Trong quãng thời gian ông Nguyễn Văn Tứ giữ chức vụ Giám đốc Sở KH&ĐT Hà Nội (từ tháng 4/2016 đến hết tháng 6/2017), Công ty Nhật Cường đã được chỉ định thầu và trúng nhiều gói thầu dự án cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin cho TP. Hà Nội.
Liên quan đến vụ án Nhật Cường, Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C03) đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nguyễn Văn Tứ - Chánh văn phòng Thành ủy Hà Nội, nguyên Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Hà Nội và bà Phạm Thị Thu Hường - Chánh văn phòng Sở KH&ĐT Hà Nội về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" theo Điều 222 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Đây là diễn biến mới nhất trong quá trình Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C03) điều tra mở rộng vụ án "Buôn lậu", "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng", "Rửa tiền" và "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường (Nhật Cường Mobile), Sở KH&ĐT TP Hà Nội và các đơn vị có liên quan.
Liên quan đến vụ án này, trước đó, Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C03) đã khởi tố bị can, bắt tạm giam các bị can Nguyễn Tiến Học - nguyên Phó Giám đốc Sở KH&ĐT Hà Nội, Phạm Thị Kim Tuyến - Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh Sở KH&ĐT và Lê Duy Tuấn - Giám đốc kinh doanh Công ty TNHH đầu tư và phát triển Đông Kinh về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".
Theo tìm hiểu của Bảo vệ pháp luật, trong quãng thời gian 1 năm 3 tháng, ông Nguyễn Văn Tứ giữ chức vụ Giám đốc Sở KH&ĐT Hà Nội (từ tháng 4/2016 đến hết tháng 6/2017), Công ty Nhật Cường đã được chỉ định thầu và trúng nhiều gói thầu dự án cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin cho TP. Hà Nội.
Ngoài Nhật Cường Mobile, công ty này còn có một thành viên khác là Công ty TNHH giải pháp phần mềm Nhật Cường (Nhật Cường software). Cả 2 công ty này đều do Bùi Quang Huy làm Tổng giám đốc.
Được thành lập và đi vào hoạt động từ đầu năm 2016, mặc dù chưa có kinh nghiệm, tên tuổi trong "làng" doanh nghiệp công nghệ, nhưng Nhật Cường Software đã có những bước phát triển thần tốc và thường xuyên được lãnh đạo Hà Nội tín nhiệm giao cho nhiều dự án.
Trong đó, tháng 12/2016, UBND TP. Hà Nội ban hành Quyết định 6699/QĐ-UBND với nội dung "Thuê dịch vụ cung cấp phần mềm khai thác cơ sở dữ liệu dân cư, triển khai dịch vụ công trực tuyến và ứng dụng điều hành, phục vụ công dân, doanh nghiệp", thuộc chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước TP. Hà Nội năm 2016 (đợt 2).
Tổng giá trị phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu gồm 1 gói thầu 10.784.000.000 đồng; hình thức lựa chọn nhà thầu là chỉ định thầu; thời gian thực hiện trong quý IV/2016. Và Nhật Cường Software chính là đơn vị được Hà Nội "chọn mặt gửi vàng".
Bị can Nguyễn Tiến Học và Phạm Thị Kim Tuyến
Tiếp đó, cũng trong tháng 12/2016, Sở KH&ĐT Hà Nội mời thầu gói thầu Số hóa tài liệu hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội, gói thầu trị giá 42,910 tỉ đồng.
Gói thầu này được xét đề nghị của Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh số 1 - Sở KH&ĐT TP Hà Nội, khi đó là bà Phạm Thị Kim Tuyến - người đã bị khởi tố bị can cùng cựu Phó giám đốc Sở Nguyễn Tiến Học, cách đây đúng 1 tháng (28/11).
Việc Công ty TNHH đầu tư và phát triển Đông Kinh xuất hiện tại gói thầu này trong tư cách liên danh với Công ty Nhật Cường để tham gia đấu thầu.
Kết quả, ngày 26/12/2016, liên danh Công ty Nhật Cường và Công ty Đông Kinh trúng thầu và thực hiện gói thầu với Sở KH&ĐT Hà Nội (theo Hợp đồng số 01-2016/HĐKT/HAPI-NC-DKC).
Liên quan thương vụ đấu thầy này, ông Lê Duy Tuấn - Giám đốc kinh doanh Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Đông Kinh cũng đã bị Cơ quan CSĐT Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam cùng ông Nguyễn Tiến Học và bà Phạm Thị Kim Tuyến.
Bị can Phạm Thị Thu Hường và Lê Duy Tuấn
Vẫn liên quan đến gói thầu này, trước đó, trong nội dung Công văn số 3551/UBND-KT, ban hành ngày 14/6/2016, UBND TP Hà Nội đã cho ý kiến về việc thực hiện công tác số hóa tài liệu hồ sơ đăng ký kinh doanh trên địa bàn TP.
Công văn nêu rõ, UBND TP nhận được văn bản của Sở KH&ĐT báo cáo, đề xuất về việc thực hiện công tác số hóa tài liệu hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn TP.
Về việc này, căn cứ kết luận của Chủ tịch UBND TP tại cuộc họp giao ban chuyên đề công nghệ thông tin và triển khai hệ thống thông tin giám định bảo hiểm y tế, UBND TP chấp thuận đề xuất của Sở KH&ĐT, về việc tiếp tục triển khai lựa chọn nhà thầu gói thầu "Số hóa tài liệu hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội của Sở KH&ĐT năm 2016" đảm bảo yêu cầu tiến độ công tác đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
Tiếp tục "ưu ái" Nhật Cường, tại Công văn số 2847/UBND-KGVX, ngày 12/6/2017, UBND TP Hà Nội yêu cầu sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã ban hành danh mục các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của đợt 1 năm 2017, đã chỉ định Công ty Thương mại và dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường thực hiện dự án này.
Hiện, vụ án vẫn đang tiếp tục được Cơ quan CSĐT Bộ Công an điều tra mở rộng.
N.Minh
Theo baovephapluat.vn
Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh Bắc Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án "Giả mạo trong công tác" xảy ra tại Trường Đại học Kinh Bắc và các tỉnh. Ảnh có tính minh họa. Tối nay (28/12), Bộ Công an cho biết: Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can...