Chuyển Bộ Công an các vụ việc có dấu hiệu lợi dụng dịch bệnh để nâng giá ở TP.HCM
Thanh tra Chính phủ (TTCP) chuyển Bộ Công an hàng loạt vụ việc có dấu hiệu lợi dụng dịch Covid-19 để nâng giá cao bất thường ở TP.HCM.
Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa ban hành thông báo kết luận thanh tra việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kít xét nghiệm, vắc xin và thuốc phòng, chống dịch Covid-19 tại TP.HCM. Thời kỳ thanh tra từ 1/1/2020 – 31/12/2021.
Theo TTCP, một số gói thầu qua thanh tra phát hiện có dấu hiệu lợi dụng dịch bệnh để nâng giá bán cao bất thường. Quá trình thanh tra phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về đấu thầu tại một số gói thầu.
Thông báo kết luận thanh tra cho biết, có hai gói thầu mua khẩu trang y tế, trang phục phục vụ công tác phòng chống dịch do Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM làm chủ đầu tư đã xác định giá gói thầu trái với quy định. Việc thực hiện gói thầu có dấu hiệu vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, gây thiệt hại số tiền hơn 6 tỉ.
Thanh tra Chính phủ chuyển Bộ Công an điều tra hai vụ việc nêu trên khi cho rằng “có dấu hiệu thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước”. Được biết, hai gói thầu nêu trên do Tổng công ty Cổ phần Y tế Danameco làm nhà thầu.
Video đang HOT
TTCP nêu rõ một số gói thầu có dấu hiệu thông thầu gồm: Gói “mua sắm bộ trang phục phòng chống dịch cấp 1 năm 2021″ và “mua sắm bộ trang phục phòng chống dịch cấp 1 năm 2021 lần 2″ do Bệnh viện Từ Dũ làm chủ đầu tư; gói thầu “mua sắm vật tư y tế phục vụ công tác phòng chống và điều trị dịch Covid-19 lần 10 năm 2021″ do Bệnh viện Nhi đồng TP làm chủ đầu tư.
TTCP cho biết “có dấu hiệu nhà thầu Công ty BBA và Công ty BNC thông thầu” tại các gói nêu trên.
Quá trình thanh tra, TTCP còn phát hiện một số gói thầu có dấu hiệu lợi dụng dịch bệnh, mua bán qua nhiều khâu trung gian để nâng giá bán cao bất thường.
Cụ thể, tại gói thầu do Sở Y tế làm chủ đầu tư giá trúng thầu cao hơn 4,6 lần so với vốn nhập, chênh lệch gần 20 tỉ.
Một số gói thầu mua sắm vật tư y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm và thuốc chữa bệnh Covid-19 có sự mua bán qua nhiều khâu trung gian, có chênh lệch lớn giữa giá trúng thầu với giá vốn nhập khẩu, hoặc giá bán của nhà sản xuất đối với hàng hóa sản xuất trong nước. Tổng số tiền chênh lệch của các gói thầu bị xác định có dấu hiệu nâng giá hơn 70 tỉ đồng.
TTCP chuyển thông tin các vụ việc có dấu hiệu vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và các vụ việc có dấu hiệu lợi dụng dịch bệnh để nâng giá bán cao bất thường đến Bộ Công an để xem xét, xử lý theo quy định.
Ngoài các vụ việc nêu trên, TTCP còn xác định, trong thời gian dịch bệnh, Chính phủ cho phép sử dụng nguồn vốn ngân sách để mua sắm vật tư y tế trong công tác phòng chống dịch (không thu phí đối với người cách ly và điều trị Covid-19). Có một số bệnh viện vừa thực hiện chức năng điều trị vừa là cơ sở khám chữa bệnh theo nhiệm vụ thường xuyên, đã tổ chức thực hiện các gói thầu mua sắm sử dụng cả nguồn vốn ngân sách và nguồn khác. Tuy nhiên trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu của một số bệnh viện đã không phân định rõ từng nguồn vốn theo quy định.
Theo TTCP, điều này dễ dẫn đến không rõ ràng, minh bạch khi quyết toán nguồn vốn ngân sách nhà nước trong công tác mua sắm để phục vụ phòng, chống dịch. Điển hình là tại Bệnh viện Nhi đồng thành phố, Bệnh viện Trưng Vương, Bệnh viện An Bình, Bệnh viện TP Thủ Đức, Bệnh viện Nhi đồng 2 và Bệnh viện Từ Dũ. Trách nhiệm để xảy ra sự việc trên theo thanh tra thuộc về giám đốc các bệnh viện.
3 địa phương 'top đầu' cả nước về xử phạt hành vi vi phạm quy định giao thông
Sau hơn 2 tháng thực hiện cao điểm tuần tra kiểm soát, lực lượng chức năng toàn quốc đã xử lý hơn 600.000 trường hợp vi phạm quy định pháp luật về giao thông, phạt tiền hơn 1.000 tỷ đồng.
Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Bình Dương là 3 tỉnh thành có nhiều trường hợp bị xử lý nhất.
Chiều ngày 12/9, thông tin đến báo Tin tức, Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, kết quả sau hơn 2 tháng lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) toàn quốc ra quân thực hiện cao điểm tuần tra kiểm soát (từ ngày 20/6 đến ngày 8/9), tai nạn giao thông (TNGT) cả nước giảm trên cả 3 tiêu chí.
Theo đó, từ ngày 20/6 đến ngày 08/9, cả nước xảy ra 2.250 vụ TNGT, làm chết 1.205 người, bị thương 1.640 người. So sánh với thời gian trước liền kề (từ ngày 31/3/2022 đến ngày 19/6/2022), giảm 305 vụ, giảm 208 người chết và giảm 62 người bị thương.
Sau hơn 2 tháng thực hiện cao điểm CSGT toàn quốc đã phát hiện lập biên bản 625.351 trường hợp vi phạm, phạt tiền hơn 1.000 tỷ đồng, tước 106.619 giấy phép lái xe (GPLX), tạm giữ 153.320 phương tiện.
Hơn 2 tháng thực hiện cao điểm tuần tra kiểm soát, lực lượng chức năng của Hà Nội đã xử phạt 5.949 trường hợp vi phạm quy định pháp luật về giao thông đường bộ.
Riêng về kiểm tra nồng độ cồn, lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý 89.978 trường hợp (92 xe khách, 589 xe tải, 5.529 xe con, 35 xe container, 83.535 mô tô, 198 phương tiện khác), phạt tiền hơn 400 tỷ đồng, tước 55.736 GPLX, tạm giữ 89.978 phương tiện. Trong đó có 1.222 trường hợp không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn.
Ba địa phương có kết quả xử lý cao nhất là TP Hồ Chí Minh (13.500 trường hợp), Hà Nội (5.949 trường hợp), Bình Dương (3.900 trường hợp). Một số tỉnh thành khác cũng nằm trong "top" xử lý nhiều trường hợp vi phạm giao thông là Hải Phòng, Đồng Nai, Đắk Lắk, Thừa Thiên - Huế, Bắc Giang, Tây Ninh, Phú Thọ ....
Với nội dung việc kiểm tra vi phạm về "cơi nới" thành thùng, quá tải, lực lượng chức năng đã xử lý 39.053 trường hợp, (xử lý lái xe vi phạm: 23.352 trường hợp; xử lý chủ phương tiện vi phạm: 15.701 trường hợp); phạt tiền hơn 200 tỷ đồng, tước 20.287 GPLX, tạm giữ 976 phương tiện, yêu cầu hạ tải 12.076 trường hợp. Trong đó chở hàng quá trọng tải: 20.118 trường hợp; Quá khổ giới hạn: 6.872 trường hợp; Tự ý cải tạo phương tiện: 4.603 trường hợp; Yêu cầu tháo, cắt thùng xe đã cơi nới: 7.272 trường hợp; thông báo tới cơ quan đăng kiểm: 678 trường hợp. Trong nội dung kiểm tra này, địa phương phát hiện, xử phạt nhiều trường hợp nhất cả nước là Thanh Hóa, với 2.903 trường hợp.
Kiểm tra vi phạm về tốc độ, có 86.442 trường hợp vi phạm. Lỗi này, lượng vi phạm chủ yếu là xe con (với gần 40.000 trường hợp), xe mô tô (36.437 trường hợp), xe tải (9.506 trường hợp) và xe khách (3.243 trường hợp). Phạt tiền hơn 150 tỷ đồng, tước 21.185 GPLX, tạm giữ 2.829 phương tiện. Đáng chú ý, có 197 trường hợp vi phạm từ trên 35km/h trở lên.
Trên phạm vi đường thuỷ nội địa, lực lượng chức năng đã lập biên bản 13.149 trường hợp vi phạm, phạt tiền gần 30 tỷ đồng. Lực lượng chức năng đã tước bằng, chứng chỉ chuyên môn 168 trường hợp, tạm giữ 47 phương tiện. Trong đó, hành vi vi phạm nhiều nhất là chở quá vạch mớn nước an toàn 9.811 trường hợp; không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ phao cứu sinh, thiết bị an toàn kỹ thuật, PCCC 266 trường hợp, vi phạm về đăng ký, đăng kiểm 848 trường hợp và một số vi phạm khác.
Kế hoạch cao điểm của Bộ Công an sẽ được tiếp tục thực hiện đến ngày 20/9. Sau khi kết thúc cao điểm, lực lượng CSGT toàn quốc vẫn sẽ tiếp tục thực hiện tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm khép kín địa bàn 24/24h, trên tinh thần quyết liệt để tránh tình trạng tái diện các hành vi vi phạm.
'Thợ hàn là tác nhân gây cháy nổ kinh khủng, nhưng chưa ai cấp phép' Lãnh đạo Bộ Công thương cho rằng, thợ hàn là tác nhân gây cháy nổ kinh khủng, các quán karaoke cháy cũng do thợ hàn, nhưng tới nay chưa ai cấp phép, kiểm tra máy của thợ hàn cũng chưa có. Báo cáo của Bộ Công an tại hội nghị phòng cháy chữa cháy sáng nay 11.9 cho biết, nguyên nhân cháy chủ...