Chuyện bố con cô gái người Dao đi thi đại học
Chuyện bố con cô gái người Dao đi thi đại học
Giờ đây, Chảo Yến đã hoàn thành chương trình thạc sĩ ở châu Âu và trở về, nhưng ấn tượng về lần đi thi đại học – chuyến đi xa đầu tiên – vẫn hiện lên sinh động.
Thi cấp ba xong, tôi vẫn với quyết tâm sẽ là người đầu tiên thi đỗ đại học ở xã. Tôi dụ dỗ được bố mẹ cho đi học tiếp, bố mẹ đã bị tôi thôi miên từ lâu. Bố tôi gật đầu cái rụp: “Đâm lao rồi phải theo lao thôi, mình phải cố gắng”.
Lần đầu được đi xa, đi hẳn thủ đô cơ mà, nên tôi rất hào hứng và phấn khởi. Leo lên tàu hỏa, nghe tiếng còi tàu vang lên, dòng người kéo vali ngược xuôi, tôi tựa lưng ra sau hít hơi thật sâu thấy thật hào sảng.
Sách Đường ngược chiều. Ảnh: Sống.
Lần đầu đến thủ đô
Bố vừa lên tàu một cái đã bắt được sóng với một chú cũng đưa con đi thi nên quay sang bàn chuyện thế giới. Nhưng thế giới khi ấy của bố là tôi. Bố ôm túi hành trang của hai bố con xuống thủ đô, vẻ mặt lộ rõ sự hứng khởi và chút khoe khoang kể về tôi, bất chấp ông chú bên cạnh đang ngáp ngủ, lục rục lôi chiếc áo mưa trong túi trải xuống gầm ghế để chuẩn bị đánh một giấc.
Bố thấy thế nên cũng mua cái áo mưa 5.000 đồng trên tàu trải cho tôi ngủ, tiếng ù ù rạch rạch nhỏ dần, nhỏ dần và tôi tỉnh dậy khi trời đã sáng. Bố nói: “Mình đến Hà Nội rồi con gái”.
Thành phố này thật ồn áo và tấp nập. [...]
Tôi và bố xuống ở ga Long Biên. Bố dắt tay tôi hòa theo dòng người lỉnh kỉnh ba lô đi ra khỏi ga. Chao ôi, một cảnh tượng kinh hoàng!
Cái nắng đầu hè buổi sáng không quá gắt, nhưng đủ làm bố ướt hết người khi vừa đeo túi hành trang vừa dắt tay tôi băng qua đường với bộ dạng cực kỳ thu hút mấy chú xe ôm.
Cứ bước được vài bước là bố lại giật tay tôi đứng lại vì đoàn xe máy đi quá nhanh, khác hẳn với quê tôi. Sang được đường, chú xe ôm từ nãy nhìn bố con tôi bước đến mời gọi: “Hai bố con đi thi à? Đi xe ôm không, lấy rẻ cho”.
Trước khi đi, bố có xuống quán phở ở huyện để nghe bác Thành phổ cập một khóa kinh nghiệm xuống núi nên bố tỏ ra rất tự tin: “Ờ, nhưng không đi xe ôm đâu. Tôi xem trên bản đồ rồi. Tôi tự biết đường đi”.
Ơ, bản đồ nào nhỉ? Trước giờ đã thấy bố cầm bản đồ bao giờ đâu? À, thì ra là học thuộc các bạn ạ, “thầy Thành” phổ cập hết rồi nên khỏi lo. Trả lời trúng mánh hết. Ông chú xe ôm kiểu gì cũng nhìn ra bài của bố nên tiếp: “Thế anh đi đâu, em chỉ đường đi cho nhanh, chứ không lại mất công đi lạc”.
Video đang HOT
Bố, mặt vẫn kiểu kiêu hãnh đầy tự tin, thì được phổ cập rồi mà: “Tôi đi lên Xuân Mai, bây giờ ra bến bắt xe buýt, bến xe ngay đây, nên không đi đâu”. Bác Thành chắc mới khai sáng cho bố đến đoạn này, nên ngay khi ông xe ôm nói câu sau, bố đã bị lay động.
“Đi Xuân Mai bây giờ anh phải bắt xe buýt 01 đến Hà Đông rồi từ đấy mới có xe đi Xuân Mai, ra bến 01 cũng không xa 20.000 đồng lên đây em chở hai bố con đi nhanh cho kịp xe. Xe sắp chạy rồi đấy”.
Chữ thầy trả cho thầy, bố như cố nhớ lại kiến thức, nhưng chắc “thầy Thành” cũng chưa phổ cập đến đoạn này nên hai bố con tôi leo lên xe. Chú xe ôm phi vèo một cái không biết được một phút chưa, tôi và bố đã nhìn thấy điểm trung chuyển to lù lù và xe 01 đứng chềnh ềnh ở đấy.
Bao nhiêu công phổ cập của thầy Thành đổ sông đổ bể, tay rút tờ 20.000 đồng đưa ông xe ôm, bố nhìn tôi ánh mắt hơi đăng đắng, cười gượng: “Thôi, lần đầu, không sao”.
Leo lên xe buýt, lần đầu được đi, nhưng bố rất tự tin. Thấy có cái ghế con màu đỏ để dưới gầm, bố lôi ra ngồi ngay đầu xe ngắm Hà Nội.
Chưa kịp ấm mông, chưa kịp kể chuyện thế giới như đi xe khách ở quê, thì phụ xe, một anh thanh niên chắc tầm tuổi tôi, đến giật ghế làm bố tí nữa ngã rồi quát: “Ai cho ông ngồi ở đây, xuống cuối xe đứng”.
Xe đông người, có người cười khi bố cố giữ cân bằng đứng dậy, tay vẫn ôm khư khư túi hành trang đi xiêu vẹo xuống cuối. Bố lại nhìn tôi mắt đắng đắng hơi mất quan điểm: “Thôi xuống cuối đứng con ạ”.
Cảm giác khi đó của tôi là gì, tôi cũng không biết nữa. Tôi thấy từng cơn ấm ức cuộn lên hậm hực nhưng tôi chỉ biết đứng nhìn bố bị người ta quát một cách bất lực, vì tôi cũng giống bố mà thôi.
Ở quê khi đi xe, chúng tôi vẫn lấy ghế nhựa ra ngồi mỗi khi hết ghế, có bị ai quát đâu, thậm chí phụ xe còn chủ động lấy cho bọn tôi ngồi. Đúng là cái thứ phụ xe thủ đô mất nết mà!
Sau hai lần “được” người thủ đô khai sáng, lần thứ ba, hai bố con tôi, không ai nói với ai, với tâm trí vững vàng, quyết không “nhận” thêm “ánh sáng” nào nữa.
Đến điểm Hà Đông, bố tất nhiên rồi, vẫn ôm cái túi, nhưng vẻ mặt khi ấy như khắc thêm dòng chữ “Xin đừng mời gọi”. Thế nhưng, do bố “khắc” bằng chữ dân tộc Dao nên mấy chú xe ôm không hiểu, vẫn ra sức gọi mời.
Một chú nhanh nhẹn: “Đi Xuân Mai đúng không? 10.000 đồng thôi em chở ra bến, nhanh lên không xe nó sắp chạy rồi kìa”.
Dòng chữ “Xin đừng mời gọi” khi nãy bố khắc lên mặt biến mất, nhường chỗ cho sự sốt sắng lo lắng nhỡ xe, nên hai từ “Lên luôn” lộ rõ mồn một trên trán bố.
Ông chú xe ôm nở nụ cười thật tươi đón mông hai bố con ngồi lên yên xe. Tôi còn chưa định hình được chuyện gì đang diễn ra, thì lại giống lần một, chú xe ôm phanh “kít” một cái rồi bảo: “Đây, đứng ở đây đợi xe. Nhìn thấy xe nào có ghi Xuân Mai thì leo lên”.
Cái gì, chỗ này có thể nhìn thấy chỗ khi nãy bố con tôi đứng mà? Bố lại cười hiền từ, đăng đắng: “Thôi không sao, nhiều người còn bị lừa hàng trăm nghìn ấy”.
Nhưng tôi lại rất giận bố, dù gì trước đó bố cũng từng đưa chị Mai xuống Thái Nguyên thi một lần rồi, lại còn được bác Thành bày mưu cho từ nhà mà vẫn bị người ta lừa là sao?
10.000 đồng khi ấy to lắm, một suất cơm gần trường cấp ba Xuân Mai chỉ có 7.000 đồng đến 8.000 đồng thôi, bố thì ăn tầm 10.000 đồng đến 15.000 đồng, thế mà bố vẫn cười tít mắt kể với người ta như thể đó là một chiến công vang dội.
Tôi đoán do khi con người ở ngưỡng quá đau lòng sẽ thường hay lấy nỗi đau của mình ra kể để giễu cợt bản thân. Chính là thế đấy!
Chảo Yến. Ảnh: FBNV.
“Nhà có bao nhiêu đầu tư hết cho con rồi”
Đến ngày thi, tôi phải thừa nhận là không làm được bài. Toán thì tôi chỉ biết đại số. Còn hình học là kẻ thù truyền kiếp của tôi, nên tôi với nó không thèm nhìn mặt nhau dù thầy giáo chủ nhiệm, cũng là thầy dạy Toán, đã cố gắng ra sức “hòa giải”.
Cả đời tôi chưa bao giờ đánh giá nó cao cả, nên tất nhiên cũng chưa bao giờ được nó đánh giá quá 6/10. Lần duy nhất tôi được điểm 7 là làm bài về véc-tơ, cũng lại liên quan tính toán.
Môn tôi có vẻ biết nhiều hơn là Lý và Hóa, nhưng hôm thi Toán xong, tôi cho một bạn mượn máy tính, bạn ấy quên trả, nên hai môn đấy tôi không có máy tính, mà khả năng tính nhẩm của tôi thì tầm cỡ anh Sơn được mẹ xin cho làm cô giáo. Thế là tôi chơi chiêu khoanh bừa từ đầu đến cuối rồi nộp bài.
Bố tôi vẫn giữ nguyên niềm tin vào việc tôi làm được bài, nên ngay khi tôi vừa ra khỏi phòng thi, một bác đứng cạnh bố hỏi: “Làm được bài không cháu?”. Tôi chưa kịp trả lời, bố đã đáp: “Đề chắc không khó với cháu nó, vất vả xa xôi xuống đây thi chắc chắn phải đỗ”.
Thế là tôi lại cười trừ. Mỗi lần thấy ánh mắt đầy tự hào, đầy hy vọng của bố, tôi lại không dám thừa nhận với bố việc tôi không làm được bài.
Bố nói: “Nhà có bao nhiêu đầu tư hết cho con rồi, bây giờ không đỗ nữa thì thôi đấy”. Tôi sợ! Sợ sẽ không còn nhìn thấy ánh mắt tràn trề hy vọng và niềm tin của bố. Sợ sẽ lại bắt gặp ánh mắt ba năm trước của bố. Sợ bố sẽ phải kể với những người bố gặp là: “Tôi có đứa con thi trượt đại học”.
Chuyến đi xuống thủ đô của “ông Sơn” và tôi đáng lẽ sẽ nằm top đầu danh sách những câu chuyện tôi kể cho bọn trẻ con nghe, nhưng nó chẳng bao giờ xuất hiện trong những câu chuyện của tôi là vì thế.
Hình ảnh bố tôi bị phụ xe giật ghế suýt ngã, hình ảnh nụ cười đăng đắng mỗi lần phát hiện bị lừa của bố cứ ám ảnh tôi. Tôi sợ nếu nhắc về nó, tim tôi lại bị bọn trẻ lấy ra làm bóng đá phát nữa, mà khóc trước mặt bọn nó thật chẳng “cool ngầu” tẹo nào.
Tôi cũng sợ nếu nhắc về nó nhiều, mọi người sẽ nhớ đến việc tôi đi thi rồi hỏi tôi đỗ hay trượt, tôi sẽ không biết phải trả lời thế nào. Nếu như tôi đỗ thì họ sẽ nói: “Con gái học nhiều làm gì, bố mẹ thì nghèo, ở nhà phụ bố mẹ đi”.
Nhưng nếu chẳng may tôi trượt thì họ sẽ bảo: “Ăn cơm người Kinh không dễ đâu, học dốt thì không nên học làm gì”.
Nếu thi đỗ là “tội ác bị phạt tù chung thân” thì thi trượt sẽ tương đương với “tử hình”, nên tôi giữ cho mình sự im lặng để việc tôi đi thi chìm vào quên lãng.
Mẹ chồng hồ hởi dẫn dượng về ra mắt, cho đến khi giáp mặt người đàn ông ấy thì con dâu hóa đá không cất nổi một tiếng chào
Tôi xuất thân trong một gia đình không hạnh phúc. Lúc tôi học lớp 3, bố tôi phải lòng người đàn bà khác nên về ruồng rẫy vợ con để chạy theo người đó. Mặc cho mẹ tôi khản cổ van xin, ông vẫn nhẫn tâm bước đi không ngoảnh đầu trở lại.
Tôi còn nhớ khi ấy mình đã khóc rất nhiều. Khi tôi túm lấy chân bố giữ lại, ông đanh mặt nhìn tôi với ánh mắt vô tình bảo: "Để bố đi. Khi nào có thời gian, bố sẽ về thăm con".
Mười mấy năm mẹ con tôi dựa hơi nhau để sống. Trải qua thời gian, nỗi đau trong lòng của mẹ cũng nguôi ngoai đi phần nào. Nhưng tâm trí tôi thì vẫn nhớ mãi lời hẹn ấy của bố. Tiếc rằng ông đã chẳng thực hiện lời hứa ấy, cũng không một lời nhắn nhủ hỏi han tới đứa con gái duy nhất của ông.
Có đôi lần họ hàng bên nhà nội kể lại rằng sau khi bố rời bỏ mẹ con tôi, ông đã đi vào Nam với người đàn bà kia nhưng được thời gian ngắn họ cũng chia tay. Mà nói chung tôi cũng không quan tâm chuyện đó lắm.
Tốt nghiệp đại học, đi làm hơn 2 năm thì tôi kết hôn. May mắn mẹ chồng tôi là người hiền lành, bố chồng tôi mất từ khi anh học cấp 3, mình bà ở vậy nuôi com ăn học. Được cái bà thương con trai thế nào thì thương con dâu thế đó nên sống với bà tinh thần tôi thoải mái vô cùng.
Cách đây 2 tháng, đột nhiên mẹ anh gọi 2 đứa chúng tôi vào nói chuyện. Bà khoe đã tìm được một người đàn ông tâm hợp ý đầu. Ông ấy có hoàn cảnh éo le, bị vợ con bỏ mười mấy nắm rồi nên bà thương và muốn tái hôn cùng người đó.
(Ảnh minh họa)
Nói thật, nghe mẹ chồng nói thế cả tôi với anh đều mừng cho bà. Bởi trước nay chúng tôi vẫn động viên mẹ nên mở lòng tìm lấy 1 người bạn đời mới để tâm sự tuổi già.
Đến cuối tuần vừa rồi, thấy mẹ chồng thông báo sẽ dẫn người đàn ông ấy về giới thiệu với gia đình, tôi liền xin công ty cho nghỉ phép để ở nhà đi chợ, nấu nướng tiếp khách quý. Ngờ đâu, gần 11h trưa mẹ dắt người đó vào cửa, thấy ông tôi lập tức "hóa đá" miệng không cất nổi tiếng chào. Ông ấy cũng bất ngờ không kém. Cả hai sững người nhìn nhau không chớp mắt.
Thật sự có chết tôi cũng không thể ngờ người đàn ông mà mẹ chồng tôi muốn tái hôn cùng lại chính là bố đẻ - người đã rũ bỏ mẹ con tôi mười mấy năm về trước. Cay đắng hơn, để chiếm được tình cảm, sự quan tâm của mẹ chồng tôi mà ông lại đang tâm dối rằng chính ông là người bị vợ con phụ bạc. Chỉ nghĩ tới đây thôi, những tổn thương năm xưa ông gây ra cho mẹ con tôi lại trỗi dậy, thậm chí cảm giác còn đau đớn, xót xa hơn gấp ngàn lần.
Vì không muốn để mẹ con anh sốc nên tôi giữ im lặng không nói gì. Bữa cơm hôm ấy bố tôi cũng không ăn được mấy, thi thoảng ông lại liếc nhìn tôi mà đỏ mặt. Hôm sau, ông gọi điện giải thích xin lỗi rồi bảo tôi cho ông thêm chút thời gian ông sẽ chủ động chia tay mẹ chồng tôi.
Lúc này tôi thật sự rất bối rối, tôi không ngờ mình lại gặp lại bố đẻ trong hoàn cảnh như vậy. Liệu tôi có nên im lặng để tự bố tôi giải quyết đúng như lời ông nói, hay tôi nên thẳng thắn nói cho mẹ con anh biết mọi chuyện. Tôi đắn đo quá, xin mọi người tư vấn giúp tôi với.
M.C
Tuyển chàng IT làm chồng Em cao 1m6, nặng 49 kg, về học thức thì sau đại học, công việc ổn định nên em cũng không phải là gánh nặng nếu anh làm chồng em. Em muốn tìm một chàng trai IT biết về code HTML CSS Javascript, thông thạo WordPress, có tinh thần, trách nhiệm, đam mê với công việc. Chưa có vợ, ngoại hình ưa nhìn...