Chuyển biến trong công tác cán bộ nữ ở Nam Định
Thời gian qua, Tỉnh ủy Nam Định có sự quan tâm và đã tạo được chuyển biến về công tác cán bộ nữ, nhưng tỷ lệ nữ tham gia vào cấp ủy, HĐND và vị trí lãnh đạo, quản lý các cấp ở tỉnh còn thấp so với mục tiêu đề ra.
Vì vậy, Tỉnh ủy xác định tăng cường công tác cán bộ nữ là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm phát huy tiềm năng, nâng cao vị thế của phụ nữ trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
Cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Nam Định trao đổi kinh nghiệm công tác.
Từ nhân viên văn phòng HĐND và UBND xã Xuân Trung, huyện Xuân Trường (Nam Định), chị Mai Thị Thu Hiền với tinh thần luôn học hỏi, trách nhiệm trong công việc, đã tạo được uy tín trong chi bộ, cơ quan và được bầu làm Phó Chủ tịch UBND xã. Đến Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2015-2020, chị tiếp tục được tín nhiệm, bầu làm Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Xuân Trung. Nói về vợ mình, anh Phạm Khắc Quyến chia sẻ: Công việc của Hiền ở xã khá bận rộn, nhiều áp lực, nhưng cô ấy vẫn luôn chu đáo việc nhà, tận tình chăm sóc bố mẹ, trách nhiệm, yêu thương dạy dỗ các con. Tôi luôn ủng hộ và chia sẻ để vợ có thể “giỏi việc nước, đảm việc nhà”.
Video đang HOT
Bí thư Đảng ủy xã Xuân Trung Trần Quốc Chính bày tỏ: Đảng ủy, chính quyền xã chủ trương dành nhiều sự quan tâm tới công tác quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm, bố trí sử dụng cán bộ, sao cho bảo đảm tính liên tục, khoa học, khách quan, công tâm, trên tinh thần “bình quyền” và các đặc điểm về giới tính. Trong tổng số 21 cán bộ, công chức của xã Xuân Trung hiện nay, có 10 nữ; các chị đều có trình độ đại học; ba người đã vào cấp ủy, trong đó một đồng chí là thường vụ đảng ủy. Các đồng chí cán bộ nữ sau khi nhận trọng trách đều phát huy được ưu thế về giới, hăng say trong công tác, khắc phục tâm lý e dè, tự ti. Nhờ vậy, các nhiệm vụ được giao đều đạt kết quả tốt, có mặt còn tốt hơn nam giới. Đồng chí Ngô Gia Lượng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Xuân Trường cho biết, trong tổng số 319 đồng chí tham gia cấp ủy cấp huyện và cơ sở nhiệm kỳ này, có 57 đồng chí là nữ giới; hầu hết các xã đều có từ hai đến sáu đồng chí là nữ tham gia cấp ủy.
Theo số liệu của Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nam Định, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27-4-2007 của Bộ Chính trị khóa X về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tỉnh Nam Định có 90 trong tổng số 229 xã, phường, thị trấn có tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy từ 15% trở lên. 56 đơn vị cấp xã, phường, thị trấn có cán bộ chủ chốt là nữ, trong đó bảy đồng chí là bí thư đảng ủy, 19 phó bí thư đảng ủy, ba chủ tịch UBND, chín phó chủ tịch UBND và 34 phó chủ tịch HĐND. Cả 10 huyện, thành phố của tỉnh đều có nữ tham gia Ban Thường vụ; trong đó nhiều người còn rất trẻ, là động lực để nữ giới thêm quyết tâm phấn đấu. Tâm sự với chúng tôi về chủ đề nữ giới làm lãnh đạo, đồng chí Bùi Thị Hòa, Trưởng Ban Tuyên giáo kiêm Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng chính trị Huyện ủy Ý Yên cho rằng: Phụ nữ sẵn có phẩm chất kiên nhẫn, chu đáo, bền bỉ, nghiêm túc và kỹ lưỡng; cho nên khi đam mê công việc họ thường dễ đạt kết quả cao hơn nam giới. Được tín nhiệm vào vị trí lãnh đạo, chúng tôi phải nỗ lực rất nhiều, từ việc không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn, nâng cao năng lực lãnh đạo, đến thu xếp công việc gia đình.
Tuy nhiên, công tác cán bộ nữ dù đã có những chuyển biến đáng ghi nhận nhưng so với mục tiêu cụ thể nêu trong Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020 (trong đó nhiệm kỳ 2016 – 2020, tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy Đảng đạt ít nhất 25%; tỷ lệ nữ đại biểu HĐND các cấp hơn 35%…) và kế hoạch của tỉnh thực hiện mục tiêu chiến lược nêu trên thì vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, chưa phát huy được đúng mức tiềm năng, trí lực của nữ giới trên địa bàn tỉnh. Được biết, tỷ lệ cán bộ nữ tham gia cấp ủy các cấp ở tỉnh Nam Định, nhiệm kỳ 2015 – 2020 là: Cấp tỉnh có tám trong số 55 đồng chí (14,55%), cấp huyện có 63 trong số 543 đồng chí (11,6%), cấp xã có 563 trong số 3.341 đồng chí (16,85%). Trong đó, số cán bộ nữ tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy là một trong số 15 đồng chí và cấp huyện là 21 trong số 161 đồng chí. Các đồng chí nữ ở vị trí lãnh đạo trưởng, phó các sở, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể cấp tỉnh là 38 trong số 220 đồng chí (18,1%), lãnh đạo quản lý cấp huyện là 7 trong số 94 đồng chí (7,44%), lãnh đạo chủ chốt cấp xã là 63 trong số 1.220 đồng chí (5,16%)… Thực tế cho thấy, có nhiều nguyên nhân khiến tỷ lệ nữ tham gia các vị trí lãnh đạo thấp, nhưng nguyên nhân cơ bản là nhiều cấp ủy, thủ trưởng cơ quan, đơn vị vẫn xem nhẹ công tác cán bộ nữ, chưa quan tâm phát hiện tạo nguồn, quy hoạch và sử dụng cán bộ nữ. Còn có những khó khăn, vướng mắc về công tác cán bộ nữ ở cơ sở vẫn chưa được kịp thời tháo gỡ. Bên cạnh đó, ý thức phấn đấu của một bộ phận cán bộ nữ còn hạn chế, còn an phận, chưa chủ động khẳng định mình trong công tác…
Để khắc phục tình trạng “hụt” cán bộ lãnh đạo nữ, nhất là cấp cơ sở, tỉnh Nam Định xác định tiếp tục cụ thể hóa Nghị quyết số 11-NQ/TW; đồng thời đề ra những giải pháp thích hợp, hiệu quả. Tỉnh ủy cũng sẽ tập trung chỉ đạo, quán triệt các cấp ủy, tổ chức đảng phải coi việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nữ là yêu cầu tất yếu, khách quan trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cùng những giải pháp trong xây dựng quy hoạch cán bộ, thực hiện tốt chính sách cán bộ, các cấp ủy, chính quyền của tỉnh Nam Định quan tâm phát huy hơn nữa vai trò các cơ quan, tổ chức của phụ nữ để tạo thêm tinh thần, niềm tin, động lực thôi thúc chị em phấn đấu vươn lên, phát huy được thế mạnh, sở trường, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của địa phương.
BÀI VÀ ẢNH: TRẦN XUÂN KHÁNH, HOÀNG LÂM
Theo NDĐT
Sức lan tỏa từ việc học và làm theo Bác ở huyện Thạch Thành
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng những việc làm cụ thể, thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền nhân dân huyện Thạch Thành đã nêu gương tận tụy, trách nhiệm với công việc, góp sức xây dựng nông thôn mới, từ đó xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân điển hình có sức lan tỏa trong cơ quan, đơn vị và xã hội.
Nông dân xã Thành Vinh thu hoạch mía.
Đảng bộ xã Thành Vinh là một trong những đảng bộ cơ sở tiêu biểu trong thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đồng chí Nguyễn Văn Bình, bí thư đảng ủy xã, cho biết: Gắn việc học và làm theo Bác với công tác xây dựng Đảng, đảng bộ xã không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo, cải tiến lề lối làm việc, tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên. Từ việc nêu cao tinh thần trách nhiệm, sâu sát cơ sở của đội ngũ cán bộ, đảng viên, đã khẳng định được vai trò hạt nhân lãnh đạo của tổ chức đảng trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị. Đảng ủy đã chỉ đạo nhân dân thực hiện chương trình tái cơ cấu nông nghiệp; thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; xây dựng cánh đồng mẫu lớn, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất. Hiện xã Thành Vinh đã có 120 ha mía được đầu tư thâm canh theo quy mô cánh đồng mẫu lớn cho năng suất cao; 220 ha trồng sả; thu nhập bình quân đầu người (năm 2018) đạt 34 triệu đồng, xã đạt 12/19 tiêu chí nông thôn mới. Qua phân loại đảng viên năm 2018, toàn đảng bộ có 92,4% đảng viên hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc; 100% chi bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ, trong đó có 2 chi bộ đạt trong sạch, vững mạnh tiêu biểu.
Trên lĩnh giáo dục, Chi bộ Trường THPT Thạch Thành I là chi bộ điển hình trong thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, xứng đáng được nhân rộng cho các đơn vị khác học tập. Thầy giáo Đỗ Thận Do, bí thư chi bộ, cho biết: Chi bộ trường đã gắn việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với việc thực hiện các cuộc vận động "Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm", "Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo", phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Định kỳ cuối mỗi học kỳ, chi bộ kết hợp đánh giá hoạt động dạy - học của nhà trường với việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW nghiêm túc, có khen thưởng, động viên kịp thời và chấn chỉnh những việc làm thiếu gương mẫu, nói không đi đôi với làm; đưa chất lượng giáo dục ngày càng nâng lên. Đặc biệt, trong kỳ thi học sinh giỏi văn hóa cấp tỉnh năm học 2017-2018, nhà trường đã có thành tích "nhảy vọt", xếp thứ nhất khu vực miền núi, xếp thứ 5/109 trường tham gia dự thi. Có 1 học sinh đạt 26 điểm trở lên, 6 học sinh đạt từ 24 điểm trở lên, 1 học sinh đạt điểm 10 trong kỳ thi THPT quốc gia... Năm 2018, chi bộ đạt trong sạch, vững mạnh tiêu biểu.
Đảng bộ xã Thành Vinh, chi bộ Trường THPT Thạch Thành I chỉ là 2 trong nhiều những tấm gương điển hình trong việc học và làm theo Bác ở huyện Thạch Thành. Nhằm tạo chuyển biến rõ nét trong học và làm theo Bác, cấp ủy, chính quyền huyện Thạch Thành đã lựa chọn 2 nội dung trọng tâm gắn với việc thực hiện Chỉ thị 05 để triển khai thực hiện trong toàn đảng bộ: Một là, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền tổ chức đối thoại trực tiếp với nhân dân, với hội viên, đoàn viên các tổ chức chính trị - xã hội, với doanh nghiệp để giải quyết có hiệu quả những băn khoăn, vướng mắc trong phát triển kinh tế, giải phóng mặt bằng, vấn đề đất đai và các lĩnh vực quan trọng khác. Hai là, tổ chức sinh hoạt chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo chủ đề sát với tình hình thực tiễn và những vấn đề bức xúc, nổi cộm tại các địa phương, đơn vị. Mỗi đảng bộ cơ sở tổ chức 6 tháng 1 lần, mỗi chi bộ đảng tổ chức ít nhất 1 năm 1 lần sinh hoạt theo chủ đề nêu trên.
Đồng chí Phạm Trọng Dũng, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thạch Thành cho biết thêm: Xác định việc quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị là nhiệm vụ quan trọng, bám sát văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh, Ban Thường vụ Huyện ủy Thạch Thành đã kịp thời ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện; đồng thời tổ chức quán triệt, triển khai, học tập Chỉ thị 05-CT/TW ở địa phương, cơ quan, đơn vị, tạo chuyển biến về nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức sau khi học tập chỉ thị và chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm. Qua 3 năm triển khai thực hiện chỉ thị, các cấp ủy đảng, chính quyền trong huyện đã chủ động, sáng tạo, tìm tòi cách làm hay, hiệu quả thiết thực trong thực hiện chỉ thị. Qua đó, đã góp phần quan trọng vào thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương... Năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo của huyện chỉ còn 7,38% (giảm 4,04% so với năm 2017, vượt 34,6% kế hoạch); thu nhập bình quân đầu người ước đạt 35,2 triệu đồng/người/năm.
Những kết quả đạt được trong thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị thời gian qua là cơ sở vững chắc để huyện Thạch Thành tiếp tục đưa việc học và làm theo Bác trở thành công việc tự giác, thường xuyên của mỗi cấp ủy, chính quyền, của cán bộ, đảng viên và nhân dân, giúp tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày càng lan tỏa mạnh mẽ, sâu rộng trong toàn huyện. Qua đó, góp phần vào việc thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Phan Nga
Theo Baothanhhoa.vn
Chốt tiến độ dự án, tìm cơ chế đầu tư hàng hải, mở đường bay đến Kiên Giang Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể trả lời nhiều kiến nghị của Kiên Giang về hạ tầng giao thông. Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể trực tiếp kiểm tra công tác sửa chữa cầu Vàm Cống Kiên Giang đề xuất thay cầu yếu, mở đường bay, xây cảng Ngày 12/3, tại buổi làm việc với Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cùng đoàn công tác của...