Chuyện bị hài của ngành hàng không Việt Nam
Tuy chưa xảy ra tai nạn nghiêm trọng nào kể từ năm 1992 nhưng ngành hàng không Việt Nam cũng đã gặp không ít sự cố lớn nhỏ.
1. Tạm hoãn vì động vật thong thả đi trên đường băng
Nổi tiếng nhất có lẽ là sự xuất hiện của một chú bò tót tại sân bay quốc tế Phú Bài (Huế) vào ngày 24/7/2012, nhân viên an ninh mất khá nhiều thời gian để xử lý tình huống và giết chết chú bò tót. Vietnam Airline đã phải hoãn 12 chuyến bay và làm ảnh hưởng đến 1800 hành khách.
Năm 2013 là năm có khá nhiều chuyến bay phải tạm hoãn vì phát hiện có động vật trên đường băng. Ngày 25/2 chuyến bay từ Vinh – TPHCM đã phải cất cánh muộn khi phát hiện có bò đi ngang qua đường băng. Ngày 26/2 chuyến bay từ Hải Phòng – TPCM khác cũng gặp trường hợp tương tự nhưng lần này là vì có sự xuất hiện của những chú chim.
2. Hạ cánh rồi mới biết rơi lốp
Chiều ngày 21/10/2013, khi máy bay mang số hiệu 1673 đi từ Đã Năng đến Hải Phòng như bình thường, tuy nhiên khi đến nơi, phi hành đoàn và nhân viên kỹ thuật mới phát hiện một bên lốp của bánh trước máy bay không biết đã rơi đi đâu mất. Tuy máy bay đã hạ cánh an toàn nhưng nhiều người cho rằng đây là sự cố nghiêm trọng và nguy hiểm vì nếu lốp máy bay rơi ở trên không thì nguy cơ một người nào đó bị lốp rơi trúng đầu không phải là không có.
3. Hạ cánh nhầm sân bay
Ngày 19/6, máy bay của hãng hàng không giá rẻ Vietjet Air đã xảy ra sự cố đỗ nhầm sân bay hy hữu trong lịch sử ngành hàng không Việt Nam. Theo đó, gần 200 khách bay từ Hà Nội đi Đà Lạt được Vietjet Air đưa đến Nha Trang, còn những vị khách đáng ra đi từ Hà Nội đến Nha Trang lại ngồi yên vị tại sân bay Nội Bài mặc dù đã quá giờ cất cánh.
Trước đó Vietjet Air cũng từng suýt đưa nhầm khách chặng Nha Trang – TPHCM thẳng ra Hà Nội, nhưng may mắn là sự cố đó đã được phát hiện và sửa chữa trước khi máy bay cất cánh.
4. Rắc rối với hành khách
Năm 2013, chuyến bay VN191 từ TPHCM đi Moscow đã đến nơi muộn 4 tiếng so với dự kiến. Nguyên nhân là bởi máy bay đã phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Taskent (Uzbekistan) khi một hành khách người Nga nôn ra máu và cần phải nhanh chóng có trợ giúp về y tế.
Ngày 12/6/2014, chuyến bay từ Hà Nội đi Nha Trang của Vietjet Air cũng đã bị chậm bay 3 tiếng khi một hành khách đùa có bom trên máy bay. Một câu bông đùa vu vơ “kiểm tra thẻ rồi kiểm tra bom luôn đi” của hành khách Lê Nguyễn Tuấn Tùng đã khiến chuyến bay bị rời giờ cất cánh và ảnh hưởng đến 180 hành khách đi cùng và nhiều ảnh hưởng dây chuyền khác.
Video đang HOT
Ngoài ra sự cố hành khách tự ý mở cửa thoát hiểm cũng là một trong những rắc rối mà hàng không Việt Nam gặp phải. Chiếc Airbus 321 của Vietnam Airlines vừa về tới sân đỗ Tân Sơn Nhất (TP.HCM) đã bị bung phao trượt khi một hành khách mở cửa thoát hiểm với lí do để xuống máy bay cho dễ. Trước đó, hàng không Việt Nam đã xảy ra không ít sự cố về cửa thoát hiểm khi khách hàng tự động mở cửa để hít khí trời, nghịch ngợm, tưởng nhầm cửa nhà vệ sinh,…
5. Phải đền tiền vì làm vỡ lợn đất
Vietnam Airline đã ghi điểm rất lớn trong mắt khách hàng khi một hành khách nữ đăng tải trên Facebook về việc được hãng này bồi thường cho 500 nghìn đồng vì là vỡ lợn đất trong chặng bay từ Hà Nội đi Đà Nẵng.
6. Rơi tự do và hạ cánh bằng bụng
Những sự cố nghe rất nguy hiểm nhưng may mắn là không mang đến bất cứ thiệt hại nào về người.
Đầu tháng 8/2013, một máy bay của Vietnam Airline đã gặp sự cố rơi tự do 122 m ở độ cao gần 11 km do đi vào vùng thời tiết xấu, làm cả trăm hành khách hoảng loạn, toàn bộ hành lý và vật dụng trong khoang bị xáo trộn, một hành khách đau chân, 2 tiếp viên bị choáng.
Ngày 25/11/2013, máy bay King Air của Vietnam Airline đã phải hạ cánh bằng bụng xuống sân bay Buôn Ma Thuột vì máy bay không thể bung càng như bình thường.
Theo ĐẹpPlus
Sự cố Vietjet Air: Hành khách khiếu nại, Hội BVNTD sẽ vào cuộc
"Nếu hành khách có khiếu nại gửi đến Hội, Hội sẽ vào cuộc, can thiệp, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng", ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam khẳng định khi nói về sự cố bay nhầm của Vietjet Air.
Hãng hàng không Vietjet Air với sự cố hy hữu đáp nhầm sân bay.
Vào 17h40 ngày 19/6 máy bay A320 mang số đăng ký quốc tịch VN-A692 của Vietjet Air (VJA) thực hiện chuyến bay VJ 8575 theo chặng bay Hà Nội - Cam Ranh.
Tuy nhiên, toàn bộ hành khách, hành lý và hàng hóa được chuyên chở trên chuyến bay VJ8575 lại có hành trình theo vé Hà Nội đi Đà Lạt.
Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam về sự cố này.
Ông có bình luận gì về sự cố vừa qua của Vietjet Air?
Chuyện đó thật khó tin. Đúng là chuyện thật mà như đùa. Đây là hiện tượng hy hữu trong lịch sử của ngành hàng không. Đến thời điểm hiện tại có lẽ hàng không là ngành được quản lý chặt chẽ nhất bởi lẽ tôi chưa thấy phương tiện nào phải kiểm tra an ninh nghiêm ngặt như khi lên máy bay.
Cơ trưởng và những người điều phối trên máy bay nắm trong tay sinh mạng của hàng trăm hành khách. Với "khối tài sản" lớn như vậy, không thể chấp nhận, cho phép xảy ra bất cứ sai sót nào.
Nói về sự cố này, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Lại Xuân Thanh cho rằng lỗi trực tiếp là của điều phái viên và của cơ trưởng, bên cạnh đó còn có lỗi của cơ quan giám sát. Ông nghĩ sao về mức độ nghiêm trọng của sự việc cũng như trách nhiệm của các cá nhân có liên quan?
Cục Hàng không Việt Nam cũng đã khẳng định đây là sự cố nghiêm trọng trong hoạt động khai thác bay.
Về việc xử lý các cá nhân có liên quan tới sự cố này phải dựa trên cơ sở của pháp luật chứ công ty không thể tự quyết. Ngoài ra phải có sự đàm phán, trao đổi giữa khách hàng và hãng hàng không để đi đến sự thống nhất.
Phía Hội đã có động thái nào để bảo vệ quyền lợi cho các hành khách trên hay chưa?
Chúng tôi đã lên tiếng, thể hiện thái độ của Hội về vụ việc hy hữu này. Việc trả nhầm khách hàng ở sân bay khác là chuyện hy hữu, còn vấn đề đáng quan tâm hiện nay của ngành hàng không là tình trạng chậm giờ, trễ chuyến thậm chí hủy chuyến xảy ra khá thường xuyên.
Không chỉ với Vietjet Air, ngay cả các hãng hàng không khác như Vietnam Airlines cũng xảy ra tình trạng này. Ai đã từng đi máy bay hẳn không ít lần phải nghe những lời xin lỗi từ các hãng, thậm chí nhiều khi họ xin lỗi như cơm bữa vì chậm chuyến, trễ chuyến...
Không ít khách hàng hết sức bức xúc vì họ phải đợi, mất thời gian, mệt mỏi, nhỡ công việc...
Hiện tại chúng tôi chưa có các hành động cụ thể, nhưng nếu hành khách có khiếu nại gửi đến Hội, Hội sẽ vào cuộc, can thiệp, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.
Theo ông khách hàng có nên khởi kiện hãng hàng không này nếu bị xâm phạm quyền lợi gây thiệt hại không?
Theo luật bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, hành khách hoàn toàn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại khi sử dụng dịch vụ mà không đúng như cam kết.
Còn theo luật hàng không dân dụng cũng đã có các quy định về việc đòi bồi thường thiệt hại do vận chuyển chậm. Nói như vậy có nghĩa là người tiêu dùng hoàn toàn có quyền yêu cầu hãng hàng không bồi thường.
Về hình thức, có nhiều cách trong đó có thể đưa ra tòa án dân sự.
Ông có bình luận gì về cách xử lý sự cố của Vietjet Air vừa qua?
Tôi chưa được nghe báo cáo giải trình của Vietjet Air, nên không thể bình luận nhiều. Nhưng căn cứ vào ý kiến sơ bộ của cơ quan chức năng, tôi có bình luận như sau:
Thứ nhất, luật bảo vệ người tiêu dùng cộng thêm luật hàng không dân dụng đã có, nhưng qua những vụ việc cụ thể như thế này mới thấy luật pháp của Việt Nam còn nhiều bất cập.
Cụ thể, với sự cố trả khách nhầm sân bay như trên thì sẽ bị xử lý ra sao, tôi đọc luật không thấy có quy định nào.
Thứ hai, muốn bảo vệ quyền lợi của khách hàng phải căn cứ vào các điều lệ bay mà hãng này quy định bởi hành khách sử dụng hãng máy bay giá rẻ thì sẽ có những điều kiện ràng buộc cụ thể, chứ không thể nói chung chung được.
Nếu người tiêu dùng chịu thiệt hại quá, họ sẽ không chịu, nhưng nếu họ đòi hỏi quá bất hợp lý, hãng cũng sẽ không chấp nhận.
Khi hai bên không thống nhất quan điểm thì phải đưa vụ việc ra tòa dân sự để tòa phán quyết và đó không còn là việc của Hội nữa.
Ở góc độ người tiêu dùng, họ không quan tâm tới cá nhân gây ra sự cố trên, họ chỉ biết tới hãng hàng không Vietjet Air. Do vậy, nội bộ công ty xử lý nhân viên thế nào đó là chuyện của công ty.
Xin cảm ơn ông!
Theo Đời sống & Pháp luật
VietJet Air lên tiếng về sự cố nhầm đường bay Hãng hàng không VietJet Air vừa chính thức lên tiếng xin lỗi, vì sự cố chở "nhầm" gần 200 hành khách đi Đà Lạt tới Cam Ranh hôm 19/6 vừa qua. Theo VietJet Air, nguyên nhân sơ bộ xác định là do lỗi phối hợp giữa nhân viên Điều phái bay và tổ bay. VietJet Air đang phối hợp với Cục Hàng không...