Chuyển bé trai bị bỏ rơi do nạo phá thai sang trung tâm bảo trợ xã hội
Bé Bình An – thai nhi bị phá bỏ ở tuần thứ 31 đã được Trung tâm bảo trợ thuộc Sở Lao động Thương binh Xã hội Hà Nội nhận đón về chăm sóc.
Ngày 15/9, BS Thái Bằng Giang – Trưởng khoa Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cho biết, bé Bình An – thai nhi bị bỏ rơi do nạn nạo phá thai ở Hà Nội vừa được Trung tâm bảo trợ xã hội của Sở Lao động Thương binh Xã hội Hà Nội nhận về chăm sóc.
Thời điểm xuất viện, bé Bình An tỉnh táo, tự thở, không suy hô hấp, có thể tự bú sữa bình.
Theo BS Giang, trước khi Bình An được chuyển sang Trung tâm bảo trợ, các bác sĩ đã kiểm tra kĩ tình hình sức khỏe của bé. Khi xác định toàn trạng bé bình thường, không có nguy cơ mới xác định cho bé xuất viện.
Video đang HOT
(Ảnh: Nguyễn Liên)
BS Giang cùng toàn thể cán bộ, nhân viên y tế của Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cũng hy vọng ở nơi ở mới, Bình An sẽ được bố trí người chăm sóc tốt hơn. “ Để bé lớn lên và phát triển như những bé bình thường khác“, BS Giang nói.
Bé Bình An là thai nhi bị bỏ rơi ở tuần thứ 31 do nạn nạo phá thai ở Hà Nội. Tháng 7/2020 bé được một nhóm thiện nguyện phát hiện và đưa về Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cấp cứu.
Bình An nhập viện trong tình trạng yếu ớt, tím tái, nặng 1,6kg, ngừng tim, ngừng thở, hạ thân nhiệt.
Rất may, nhờ sự giúp đỡ của các bác sĩ, Bình An đã vượt qua nguy kịch. Đến nay, sau hơn 2 tháng được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn chăm sóc, điều trị, bé đã hồi phục và được chuyển sang nơi ở mới ở Trung tâm bảo trợ xã hội.
Bé sơ sinh ngừng tim được cứu khỏi cơ sở nạo phá thai
Bé trai mới sinh 30 phút được một nhóm thiện nguyện mang đến Bệnh viện Xanh Pôn trong tình trạng ngừng tim, ngừng thở hoàn toàn.
Bác sĩ Thái Bằng Giang, Trưởng Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Xanh Pôn, ngày 12/9 cho biết bé được nhóm thiện nguyện xin từ một cơ sở nạo phá thai. Em bé đẻ non, khoảng 31 tuần thai, cân nặng lúc vào viện được 1,6 kg.
Những người đưa bé vào viện mô tả bé mới chào đời được 30 phút. Khi vào viện bé đã ngừng tim, ngừng thở hoàn toàn, toàn thân tím tái, hạ thân nhiệt chỉ còn 34,8 độ C trong khi thân nhiệt bình thường trên 36,5 độ.
Các bác sĩ đặt nội khí quản, cho bé thở máy, bơm thuốc hỗ trợ hô hấp vào phổi, theo dõi huyết áp, nuôi dưỡng tĩnh mạch, truyền kháng sinh, truyền thuốc. Sau khoảng 4 giờ, bé diễn biến xấu hơn, huyết áp tụt, mạch khó bắt. Bác sĩ cho bé dùng máy thở cao tần HFO - máy thở hiện đại nhất cho trẻ sơ sinh.
Bé qua cơn nguy kịch, 5 ngày sau sức khỏe ổn định hơn, chuyển sang thở máy thường 14 ngày, sau đó thở hỗ trợ áp lực 5 ngày, rồi thở oxy. Hơn một tháng sau, bé được ngừng máy thở oxy song vẫn còn nhiễm trùng nặng, dùng kháng sinh.
Hiện tại, ngày 12/9, bé tự thở, tỉnh táo, hồng hào, tự bú. Bệnh viện đang chờ làm các thủ tục đưa về trung tâm bảo trợ trẻ em.
Điều dưỡng chăm sóc cho cháu bé, ngày 12/9. Ảnh: Thúy Quỳnh
Bác sĩ cho biết, một em bé sinh đủ tháng là được tính từ 38 đến 42 tuần thai. Em bé này sinh ra ở tuần thứ 31, nặng 1,6 kg là đẻ non. Bình thường, một đứa trẻ đẻ non chào đời trong cơ sở y tế đảm bảo đủ điều kiện sẽ được hỗ trợ sau sinh bằng các biện pháp ủ ấm, hút dịch mũi họng, làm thông thoáng đường thở, đảm bảo mang sống của trẻ.
Tuy nhiên, em bé này chào đời do mẹ nạo phá thai. Khi nạo phá thai, nhân viên y tế sẽ làm mọi cách để đưa bé ra ngoài chứ không cẩn thận như đỡ đẻ, nên bé gặp sang chấn.
Bác sĩ Giang nhận định: "Em bé này sống được là ngoài ý muốn nên mới biểu hiện nặng như vậy, mới chỉ 30 phút đã ngừng tim, ngừng thở. Bé sống được là rất may mắn". Hơn nữa, bé thở máy, thở oxy kéo dài, có nguy cơ bị bệnh võng mạc trẻ đẻ non, tăng sinh các mạch máu ở phần võng mạc sau của mắt có thể gây mù lòa, giảm thị lực. May mắn bé không có biểu hiện tổn thương mắt.
Trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt hoặc có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt cần được hỗ trợ về nhiều mặt để vươn lên. Vì thế, các cơ quan chức năng đã đưa dịch vụ công tác xã hội đến với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bằng nhiều cách thức khác nhau. Để tìm hiểu rõ hơn về...