Chuyến bay lúc 1h sáng mang theo 1.000 đơn vị máu chi viện TP.HCM
1.000 đơn vị khối hồng cầu kịp thời được Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương ( Hà Nội) chuyển qua đường hàng không tới TP.HCM, chi viện cho kho máu của Bệnh viện Chợ Rẫy.
Chuyến bay khởi hành lúc 1h sáng ngày 30/7 tại Hà Nội. Đến 4h sáng, Trung tâm Truyền máu Chợ Rẫy đã nhận được máu, đưa về kho an toàn. Các đơn vị máu này có hạn sử dụng dài (đến đầu tháng 9/2021).
Trước đó, hai lần liên tiếp trong tháng 7, Trung tâm Truyền máu Chợ Rẫy (Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM) phải phát đi lời kêu gọi hiến máu. Đến ngày 28/7, Trung tâm chỉ còn 1.700 đơn vị máu. Nếu không được bổ sung, lượng máu này chỉ đủ phục vụ điều trị trong chưa đầy một tuần.
Ngay sau trao đổi ngắn với Giám đốc Trung tâm Truyền máu Chợ Rẫy và Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương đã lập tức lên kế hoạch, phương án vận chuyển 1.000 đơn vị máu tới Bệnh viện Chợ Rẫy dù số máu dự trữ tại Viện cũng đang rất hạn chế.
“Vài ngày qua, sau kêu gọi, lượng người hiến máu tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đã tăng lên. Khi vẫn có thể tiếp nhận máu, chúng tôi nghĩ cần phải làm gì đó để góp sức cùng miền Nam chống dịch. Nếu không giúp đỡ thì chỉ trong vài ngày nữa sẽ không còn đơn vị máu nào phục vụ nhu cầu điều trị, đặc biệt cho bệnh nhân Covid-19 nặng”, TS. Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương chia sẻ.
1.000 đơn vị khối hồng cầu được đóng thùng cẩn thận, đảm bảo điều kiện nhiệt độ bên trong thùng trước khi chuyển tới sân bay Nội Bài
Các trung tâm Truyền máu trên cả nước đang lần đầu tiên đối mặt với tình hình hết sức khó khăn và căng thẳng, dù trước đó tình trạng khan hiếm máu đã xảy ra vài lần từ đầu năm 2020.
Nhiều địa phương không thể tổ chức hiến máu trong thời gian dài như: Bắc Ninh, Bắc Giang, TP.HCM, Cần Thơ…, lượng máu tiếp nhận giảm nghiêm trọng.
Trong khi đó, nhu cầu sử dụng máu tại các bệnh viện tuyến Trung ương lẫn tuyến tỉnh vẫn rất lớn, gồm cả chế phẩm máu cho điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng. Nhiều nơi có thời điểm chỉ cung cấp được 50-70% nhu cầu máu (cả nhóm máu và chế phẩm tiểu cầu).
Video đang HOT
TS.BS Lê Hoàng Oanh, Giám đốc Trung tâm Truyền máu Chợ Rẫy cho biết, lượng máu dự trữ tại Trung tâm giảm mạnh, nhiều thời điểm gần chạm đáy.
“Chúng tôi không thể tiếp nhận máu lưu động, chỉ còn cách kêu gọi người dân trực tiếp đến Trung tâm hiến. Tuy nhiên, thành phố siết chặt Chỉ thị 16, người dân hạn chế ra đường cũng làm cho công tác tiếp nhận máu từ cộng đồng thêm nhiều thử thách”, bác sĩ nói
Tình trạng khan hiếm máu tại Bệnh viện Truyền máu – Huyết học TP.HCM cũng tương tự khi có ngày chỉ đón tiếp 30 – 50 người đến hiến máu. Trong khi đó, mỗi ngày, Bệnh viện phải cung cấp 300 đơn vị. Lượng máu tiếp nhận chỉ đủ 1/10 lượng máu cần để cung cấp cho gần 150 bệnh viện trong thành phố.
Cháy nhà, 6 người chết ở Thủ Đức: Vì sao cháy nhỏ mà nhiều người chết?
Vụ cháy xảy ra vào rạng sáng 30-3 tại căn nhà cấp 4 ở phường Cát Lái (TP Thủ Đức, TP.HCM) không quá lớn nhưng hậu quả khiến 6 người trong một gia đình thiệt mạng.
Cụ Võ Thị Biết (73 tuổi), mẹ của bà Bùi Thị Loan, khóc ngất tại hiện trường - Ảnh: MINH HÒA
Vấn đề đặt ra sau vụ cháy là làm cách nào để phòng ngừa và thoát nạn, cho tới lúc lực lượng cứu hộ cứu nạn chuyên nghiệp tiếp cận được hiện trường.
Nhà bít bùng, không lối thoát
Ghi nhận tại hiện trường căn nhà bị cháy: tứ phía bít bùng, chỉ có một lối ra vào là cửa chính nhưng bị 5 chiếc xe máy chắn ngang.
Khi ngọn lửa bùng lên, 6 người trong gia đình đang ngủ say bên trong không thể thoát nạn và ngạt chết. Người duy nhất sống sót nằm ngủ phía bên ngoài cũng bị phỏng nặng trong lúc tìm cách cứu người thân.
Thông tin về vụ cháy, ông Nguyễn Đức Hiền - chủ tịch UBND phường Cát Lái - cho biết do nhà chật nên gia đình này thường để 5 xe máy ở phòng khách chắn hết cửa ra vào và khóa cửa ngủ.
Khi xảy ra hỏa hoạn, chính số xe máy này bắt lửa, cản lối thoát của các nạn nhân dẫn tới 6 người trong gia đình này thiệt mạng.
Các nạn nhân gồm: bà Bùi Thị Loan (53 tuổi, chủ hộ) và các con cháu bà Loan là anh Lục Kiến Oai (27 tuổi, con trai), chị Lục Tuyết Trinh (25 tuổi, con gái), chị Bùi Thúy An (24 tuổi, con dâu), bé Lục Thái Nghi (7 tuổi, cháu nội) và bé Lục Kiến Phong (2 tháng tuổi, cháu ngoại). Vụ cháy còn khiến toàn bộ ngôi nhà cấp 4 khoảng 60m2 cùng số xe máy trên và vật dụng sinh hoạt gia đình bị thiêu rụi.
Công an TP.HCM cho biết khoảng 1h15 ngày 30-3 có nhận được tin báo cháy nhà dân tại 899 Nguyễn Thị Định, phường Cát Lái. Do vụ cháy xảy ra trong đêm khuya và người dân phát hiện muộn nên khi lực lượng chữa cháy có mặt thì lửa đã bùng lớn.
Lúc đám cháy được khống chế, chỉ còn một nạn nhân sống sót là ông Lục Chân Tâm (54 tuổi, chồng bà Loan). Hiện ông Tâm đang cấp cứu tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức).
Phía UBND TP Thủ Đức cũng tổ chức họp khẩn, đến thăm hỏi, động viên và trao tổng số tiền hỗ trợ 40 triệu đồng cho người thân gia đình ông Tâm.
Bình tĩnh: yếu tố sống còn
Thời gian gần đây liên tục xảy ra cháy ở các khu dân cư, vụ cháy nhỏ nhưng thời điểm xảy ra ban đêm nên gây ra nhiều thiệt hại về nhân mạng. Trước đó, rạng sáng 25-3, một vụ cháy tại một con hẻm đường Cao Lỗ (P.4, Q.8) khiến 3 người gồm hai vợ chồng cùng con gái chết cháy.
Trao đổi với Tuổi Trẻ về những trường hợp này chiều 30-3, thượng tá Nguyễn Mạnh Trưởng - phó trưởng Phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn, Công an TP.HCM - chia sẻ nguyên tắc tối ưu vẫn là phải phòng ngừa, ngăn chặn các nguy cơ có thể xảy ra cháy nổ.
Trong trường hợp đám cháy đã xảy ra và còn đang ở mức độ nhỏ thì cần phải hô hoán, báo động cho mọi người xung quanh ứng cứu, hỗ trợ kịp thời. Trong thời điểm này cần phải bình tĩnh sử dụng các dụng cụ phòng cháy chữa cháy có trong nhà, mền chăn nhúng nước để kiểm soát, dập tắt đám cháy.
Trong trường hợp đã xảy ra cháy lớn thì nguyên tắc đầu tiên vẫn phải bình tĩnh, bình tĩnh để thoát hiểm chứ không phải để dập lửa. Người dân cần tìm các lối thoát khác tránh khu vực cháy như cửa sổ, bancông để thoát ra ngoài.
Nếu không còn phương án khác thì phải băng qua lửa khói, lúc này người dân phải bình tĩnh lấy mền nhúng nước quấn quanh người và dùng khăn tẩm nước bịt mũi, miệng rồi băng qua đám cháy.
Nếu không thể thoát ra được nữa thì phải tìm cách kéo dài sự sinh tồn: lấy khăn ướt, mền ướt quấn quanh người để không bị phỏng, đồng thời nằm rạp xuống nền nhà vì đây là nơi duy nhất còn dưỡng khí trong lúc cháy.
Càng chạy tới chạy lui thì càng dễ chết, chỉ cần chạy vài bước sẽ ngạt và ngã gục ngay. Ngay cả người băng qua đám cháy cũng phải lăn qua chứ không lao thẳng vào vùng khói.
"Nếu kéo dài được sự sinh tồn đến khi lực lượng chuyên nghiệp tới thì sẽ được cứu, còn khi chúng tôi tới mà nạn nhân đã mất thì cũng bất lực", ông Trưởng nói.
Còn trung úy Nguyễn Nhật Phương - đội công tác chữa cháy và cứu nạn cứu hộ thuộc Phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn Công an TP.HCM, người thường xuyên tham gia giải cứu các nạn nhân mắc kẹt trong những vụ cháy - cho biết phải thật sự bình tĩnh, tránh hoảng loạn thì khả năng sống sẽ cao.
Khi cháy đã lớn, người bên trong phải làm ướt cơ thể, sau đó cúi người men theo các bức tường để thoát thân. Người bên ngoài phải am hiểu địa hình bên trong căn nhà thì mới được vào ứng cứu, người lạ liều mạng vào rất dễ bị mắc kẹt và tử nạn theo.
Về phương án an toàn phòng chống cháy nổ, thượng tá Nguyễn Mạnh Trưởng khuyên người dân nên lắp các thiết bị báo cháy tự động. Chi phí lắp đặt không cao nhưng chỉ cần có khói hay lửa nhỏ thì thiết bị sẽ báo động ngay để người dân thoát thân.
"Các thiết bị này nhà nào cũng lắp được. Nhiều thiết bị còn liên kết với trung tâm 114, chỉ cần xảy ra cháy có khi người nhà còn chưa biết nhưng chúng tôi đã nắm được và ứng cứu kịp thời", ông Trưởng nói.
Cẩn thận mùa nắng nóng
Trước tần suất các vụ cháy xuất hiện nhiều trong mùa nắng nóng, cơ quan công an khuyến cáo:
Không để nhiều đồ dùng, hàng hóa dễ cháy gần nơi đun nấu. Không dự trữ xăng, dầu, khí đốt, khí dễ cháy nổ và các chất lỏng dễ cháy trong nhà; trường hợp cần thì chỉ dự trữ số lượng ít và để nơi riêng biệt.
Ôtô, xe máy, các phương tiện và dụng cụ có xăng dầu, chất dễ cháy phải để xa bếp, nguồn sinh nhiệt. Không để ôtô trong nhà ở để phòng ngừa xe tự cháy hoặc khí độc khi nổ máy. Không sạc điện thoại, thiết bị tiêu thụ điện vào ban đêm...
5 ngày 2 vụ cháy khiến 9 người chết, Công an TP.HCM ra khuyến cáo khẩn Công an TP.HCM vừa ra khuyến cáo khẩn, vì chỉ sau 5 ngày, thành phố xảy ra 2 vụ cháy lớn khiến 9 người chết thương tâm. Ngày 30/3, Phòng PC07 Công an TP.HCM cho biết, đơn vị vừa phát đi khuyến cáo khẩn đến người dân về công tác phòng chống cháy nổ. Theo PC07, tình hình cháy, nổ ở hộ gia...