Chuyện bầu Đức nộp đơn xin nghỉ VFF
Hôm nay 31/8/2019, tức tròn 2 năm bầu Đức công khai chuyện nộp đơn xin nghỉ VFF. Một câu chuyện cũ nhưng vẫn còn nguyên tính thời sự với bóng đá Việt Nam.
Lịch sử bóng đá Việt Nam, hiếm ai phải hứng chịu nhiều ý kiến theo kiểu định kiến như bầu Đức. Thời điểm này của 2 năm trước, SEA Games 29 khép lại trong thành công của đoàn thể thao Việt Nam nhưng bóng đá nam rớt từ vòng bảng. Bầu Đức giữ đúng lời hứa nên xin nghỉ ở VFF (Liên đoàn bóng đá Việt Nam).
Câu chuyện của bầu Đức nhìn ở góc độ cuộc sống, một lời nói ra thì phải giữ lời. Ông chủ CLB HAGL tuyến bố trước thềm SEA Games 29 sẽ nghỉ VFF nếu U22 Việt Nam không có HCV, nên ông thực hiện lời hứa.
Đó còn là hệ quy chiếu nhìn về cách ứng xử của dư luận trong cuộc sốngbóng đá. Phần lớn phủi sạch đóng góp của bầu Đức. Họ cứ đổ lỗi cho ông chủ CLB HAGL nhưng quên mất, ông Đức là người đau nhất. Vì chính bầu Đức là người dám nói về giấc mơ cho bóng đá Việt Nam, dám nuôi giấc mơ với 10 năm cho ra đời Học viện bóng đá HAGL – Arsenal – JMG và dám cược cả danh dự của chính mình.
Thử hỏi có lãnh đạo VFF nào dám nói và dám làm như bầu Đức? Có ông chủ bóng đá nào dám vì giấc mơ HCV SEA Games bỏ tiền bạc, công sức trong đúng 1 thập kỷ, rồi cổ vũ bằng cách nói nếu thua thì nghỉ VFF? Duy nhất chỉ có bầu Đức. Nhưng chính về những thứ đóng góp đó trở thành cái cớ để nhiều người dồn trách nhiệm cho bầu Đức, thật may là ông buồn lòng để không bỏ bóng đá.
Nhìn về góc độ bóng đá là một vấn đề đáng để suy ngẫm. Bóng đá Việt Nam thiếu văn hóa chịu trách nhiệm sau mỗi thất bại ở các ĐTQG. Ví dụ HLV Nguyễn Hữu Thắng tuyên bố từ chức ngay trên đất Malasia, đó là một hành động rất đàn ông, không có thành tích tốt thì xin nghỉ. Nó khác biệt so với chuyện HLV Hoàng Anh Tuấn cách đây không lâu, đến phóng viên hỏi thì ông Tuấn vẫn giữ quan để: Hãy chờ xem. Thông tin ông Tuấn nghỉ chỉ được VFF thông báo. Bản ngã của vấn đề là sa thải hay từ chức thì chỉ VFF và người trong cuộc biết, còn thông tin đến dư luận được VFF thông báo: HLV Hoàng Anh Tuấn xin từ chức.
Ở VFF, người hâm mộ Việt Nam liệu có bao nhiêu lần chứng kiến lãnh đạo nào xin từ chức như bầu Đức khi các ĐTQG thi đấu không thành công? Rất hiếm!
Video đang HOT
Ngày này hai năm trước, bầu Đức xin nghỉ VFF vì lời hứa trước SEA Games 29, còn dư luận không buông tha với nhiều chỉ trích dồn lên ông.
Năm 2017, câu chuyện trách nhiệm nổ ra liên tục theo kiểu trách nhiệm phải thuộc về HLV nhưng ông Hữu Thắng đã từ chức. Chiến lược gia người xứ Nghệ vẫn trở thành “bức màn” để đùn đẩy mọi thứ, dù lẽ ra câu chuyện đó phải do lãnh đạo VFF nhận trách nhiệm, thay vì để dư luận nhắm vào HLV trưởng, còn phó chủ tịch tài chính (bầu Đức) xin nghỉ. Đúng ra, mấu chốt phải là những người chịu trách nhiệm về chuyên môn, thay vì để HLV Hữu Thắng nói thẳng Hội đồng HLV quốc gia chẳng đóng góp gì cho ông sau đó lại đổ trách nhiệm.
Nhưng sự nghiệt ngã không chỉ liên quan đến trách nhiệm thuộc về ai, ai dám đứng ra nhận lỗi theo kiểu như bầu Đức. Đó còn là chuyện công sức đóng góp chưa được nhìn nhận đúng mực. Câu chuyện của cựu phó chủ tịch truyền thông VFF Nguyễn Xuân Gụ từng tiết lộ là một ví dụ điển hình. Ông Gụ nhắn tin cho lãnh đạo VFF cần vinh danh bầu Đức vì có những đóng góp lớn lao cho bóng đá Việt Nam, mời HLV Park Hang Seo và trả lương thay VFF. Nhưng đổi lại thì câu chuyện bị “lơ” đi theo cách bình thường.
Khi đội tuyển quốc gia thất bại thì trách nhiệm thuộc về bầu Đức, còn thành công thì chẳng nhắc đến. Đó là nghịch lý quá lớn. Thậm chí, bầu Đức ngày rời VFF vẫn chua chát nói là “họ tìm cách gạt tôi”, chơi theo kiểu qua cầu rút ván với tiêu chí bằng cử nhân Đại học, dù ai cũng biết bầu Đức đâu có bằng Đại học! Thế nên, ngôi nhà VFF bây giờ dù có mở rộng cửa thì bầu Đức không bao giờ quay lại nhận một chức vụ quan trọng nào.
Chuyện cũ về bầu Đức chia tay VFF có nguyên tính thời sự với bóng đá Việt Nam. Đó là nỗi lo cho HLV Park Hang Seo, kể cả bầu Đức nếu thành tích đội tuyển quốc gia không còn thành công như hơn 1 năm qua. Vì ai cũng biết được trong bóng đá thì sự thành công không thể kéo dài mãi mãi, phải có lúc chững lại để thay đổi và tiếp tục tạo ra những kỳ tích mới.
Theo SaoStar
Chuyện Công Phượng 'ngủ' cũng lên tuyển
Công Phượng đá dự bị cho CLB ở Bỉ vẫn được lên tuyển, trong khi Văn Quyết với phong độ cực cao và là đầu tàu của Hà Nội ở AFC Cup thì lại không được HLV Park Hang-seo chọn.
Bầu Đức rất tự hào và tự tin về chân sút cưng của mình khi cho rằng "Công Phượng có ra nước ngoài... ngủ cũng có suất đội tuyển quốc gia". Ý của bầu Đức là cầu thủ gốc Nghệ An đã khẳng định mình có một tố chất đặc biệt đã qua thử lửa và lên tuyển không cần kiểm chứng nữa.
Kiểu nói nửa đùa nửa thật của ông bầu phố núi dễ gây sự hiểu nhầm dù tiếp theo ông đã hỏi cắc cớ: "Bạn hãy chỉ cho tôi xem các tiền đạo ở Việt Nam ai hơn Công Phượng?".
Thực chất Công Phượng suốt hơn bốn năm qua thường không thể thiếu trong đội hình của tất cả đời thầy ngoại hay nội và vừa quá lứa U-23 từ cuối năm 2017. Thậm chí Công Phượng có ngồi ghế dự bị mòn mỏi ở giải hạng nhì Nhật hay lúc không tìm ra chỗ chơi tại Hàn, anh vẫn là một trong những cái tên xuất hiện đều đặn trên đội tuyển quốc gia.
Dưới thời HLV Park Hang-seo, chân sút hiện 24 tuổi có hợp đồng với HA Gia Lai đến năm 28 tuổi không phải lúc nào cũng có suất đá chính. Tuy nhiên, chưa bao giờ Công Phượng lọt khỏi cuối sổ tay của thầy Park.
Công Phượng vất vả tìm chỗ đứng ở Bỉ trong khi bầu Đức thì cứ "đùa" làm mọi người suy nghĩ. Ảnh: CCT - SINT TRUIDEN
Cái hay của ông thầy người Hàn là tùy vào đối tượng và hoàn cảnh để quyết định sử dụng Công Phượng thời điểm nào hoặc vị trí nào là hoàn chỉnh. Gần nhất khi đá AFF Cup 2018, ông Park thường cho Phượng đá dạt biên nhiều hơn bởi sự xuất hiện của Anh Đức. Còn ở Asian Cup 2019, Phượng đá cắm vẫn mang lại hiệu quả trong lối chơi chung.
Rất dễ thấy Công Phượng dù còn khiếm khuyết hay ôm bóng "đâm vào tường" nhưng lại là mẫu cầu thủ thích nghi rất nhanh với mọi sơ đồ chiến thuật của các HLV. Sự lạnh lùng và "lì đòn" của Công Phượng, miễn nhiễm với những lời khen chê cả trên sân cỏ lẫn đời thường cũng là phẩm chất hiếm có của một chân sút sát thủ.
Có nhiều ý kiến cho rằng Công Phượng ngồi dự bị ở Bỉ trong màu áo Sint Truiden và mới có 20 phút thay thế cùng một trận đá với đội U-21 thì có xứng đáng lên tuyển? Ngay lập tức, ông Park đã bảo vệ Công Phượng với dẫn chứng thầy trò thường xuyên liên lạc thăm hỏi tình hình và với phong độ lẫn sức khỏe ổn thỏa, không có lý do gì ông không gọi Công Phượng lên tuyển. Nó giống lần thầy Park từng triệu tập Công Phượng đi đá trận giao hữu King's Cup trên đất Thái đúng vào lúc anh chấm dứt hợp đồng với Incheon United do không có suất ra sân.
Ở trận ra quân vòng loại thứ hai World Cup 2022 lần này, ông Park vẫn rất tự tin Công Phượng dù không có nhiều cọ xát tại Bỉ nhưng vẫn đủ sức chơi cho đội tuyển Việt Nam. Thầy Hàn tin rằng môi trường chuyên nghiệp và khắc nghiệt của bóng đá Bỉ sẽ nhào nặn Công Phượng cứng cáp hơn, chứ không phải cách nói cho vui "ra nước ngoài ngủ cũng lên tuyển" của bầu Đức.
Công Phượng đá chính là bình thường
HLV Park Hang-seo cho gọi đến năm tiền đạo trong 27 tuyển thủ ở đợt tập trung chuẩn bị làm khách Thái Lan trận ra quân vòng loại World Cup 2022 ngày 5-9.
Cơ hội cho Công Phượng có tên trong đội hình xuất phát là rất cao hoặc có thể chờ thời ra sân từ ghế dự bị, tùy thuộc vào diễn biến cụ thể. Bởi lão tướng Anh Đức hiện vẫn còn ảnh hưởng chấn thương, còn Văn Toàn thường đá biên phải nhiều hơn chơi chung cặp tiền đạo. Riêng tân binh Hà Minh Đức cũng còn đau và khó cạnh tranh vị trí, trong khi Tiến Linh non trẻ hơn Công Phượng.
Theo PLO
Chuyện bầu Đức, HLV Park Hang Seo: Đắt nhất và rẻ nhất Quãng thời gian này của 2 năm trước, bóng đá Việt Nam đang trong cơn bĩ cực vì thất bại ở SEA Games 29, còn bầu Đức nộp đơn xin nghỉ ở VFF. 1. Năm 2017, thời điểm bóng đá Việt Nam chơi vơi nhất giữa câu chuyện niềm tin cho người hâm mộ khi U22 Việt Nam thất bại ở SEA Games...