Chuyện Bác Hồ với cha con thủ lĩnh Vương Chí Sình
Ngày 22/8/2012, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử đã ký Quyết định số 197/QĐ-UBDT thành lập Ban Tổ chức Cuộc thi “Bác Hồ với các dân tộc thiểu số các dân tộc thiểu số với Bác Hồ kính yêu”.
Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền – Ủy ban Dân tộc Chu Tuấn Thanh là thành viên trong Ban Giám khảo Cuộc thi cho biết: “Đến nay, Ban Tổ chức đã nhận được nhiều bài dự thi có giá trị”. Được sự đồng ý của Ban Tổ chức, chúng tôi xin trích giới thiệu tới bạn đọc một trong những bài dự thi của tác giả Đinh Đức Cần.
Hoàn cảnh, xuất thân và quá trình trở thành thủ lĩnh vùng Mèo Đồng Văn
Đại đoàn kết dân tộc là trụ cột quan trọng bậc nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời là phương châm chiến lược của Cách mạng Việt Nam. Có vô vàn những câu chuyện, sự kiện,văn bản… về sự quan tâm, tình cảm Bác dành cho đồng bào dân tộc thiểu số và vùng dân tộc miền núi, chiến khu Cách mạng Cao Bắc Lạng, Hà Tuyên Thái về những nhân sỹ, trí thức, người tài năng, nổi tiếng theo Bác về với Cách mạng. Trong đó chuyện cha con Vua Mèo Vương Chí Sình là câu chuyện dài nhiều tình tiết ly kỳ, hấp dẫn nhất, đã làm tốn bao giấy mực.
Vua Mèo Vương Chính Đức.
Tác giả loạt phóng sự tư liệu lịch sử này thấy mình có trách nhiệm phải chia sẻ, công bố những tư liệu đã cố gắng tìm hiểu, ghi chép, đối chiếu qua các văn bản, tài liệu lịch sử, cá nhân có liên quan với các sự kiện… mà hầu hết lần đầu tiên được công bố đối với bạn đọc. Tác giả mong muốn góp phần làm sáng tỏ sự thật điều mà lịch sử, xã hội và bạn đọc luôn trông đợi…
Nói tới khái niệm “vùng Mèo” phải được hiểu không chỉ có 4 huyện núi đá Hà Giang, mà còn bao gồm một phần đất phía Nam tỉnh Vân Nam và Quảng Tây Trung Quốc giáp Việt Nam. Sau cuộc khởi nghĩa chống nhà Thanh thất bại, quân binh Mèo rút lui về miền Nam Vân Nam Trung Quốc lập Thủ phủ Khai Hoa (hoa nở-tiếng mèo: pas Tơv kha). Nhà Thanh tiếp tục truy đuổi chiếm phủ Khai Hoa rồi đổi tên thành Khai Hoá (khai mở văn minh). Nghĩa quân rút về Đường Thượng (nay thuộc huyện Yên Minh-Hà Giang) tôn Sùng Chứ Đa làm thủ lĩnh.
Sùng Chứ Đa tự xưng là Thuận thiên Chủ, chia xã hội Mèo thành 4 cấp: Thiên chủ, nguyên soái, đầu binh và trưởng thôn. Xoá hết chế độ dòng họ Mèo do người cầm quyền dòng họ là thủ lĩnh, Sùng tập trung quyền lực vào cá nhân. Do vậy không được lòng thủ lĩnh các dòng họ khác. Họ bàn nhau lật đổ Sùng, giao cho họ Đào đang sống ở Phó Cáo thực hiện.
Họ Đào là họ của vợ Sùng nên dễ tiếp cận với lãnh chúa hơn. Họ Đào thuê hiệp thợ đang xây dinh thự cho Sùng và đã giết được Sùng vào mồng 2 tết năm 1827.
Video đang HOT
Vương Chí Sình và con trai.
Đương thời Sùng Chứ Đa sử dụng một thanh niên trai trẻ thông minh là Vàng N´jiên N´tor (Vàng Zền Tơ) làm Đổng lý văn phòng. Khi Sùng bị hạ sát, Zền Tơ chạy sang Pa Pú thuộc huyện Ma Lập Pha, Vân Nam Trung Quốc lánh nạn. Tại đây, Tơ được nhà họ Lý thương tình gả con gái cho. Khi tình hình đã êm ắng, họ chuyển về đất Sà Phìn – nơi lối rẽ Xà Phìn đi Lũng Cú. Họ có 2 con trai là Vàng Pá Tro và Vàng Giống Lồng (nhiều sách viết là Vàng Dúng Lùng – vì nghe âm tiếng Mông rất khó, tôi phải nhờ cụ Sơn đọc từng nguyên âm, phụ âm để ghi, cụ Sơn có tên mèo là Vàng Giống Sính).Viết và đọc theo chữ và âm Hán Vàng Giống Lồng là Vương Chính Đức- sinh năm 1865 tại Pá Tró (tức con gấu) Sà Phìn.
Lúc ông Zền Tơ mất, Đức mới 12-13 tuổi. Nhà Đức nghèo xơ xác. Ngày ngày Đức đi lang thang gặp đám ma, đám cưới thì xin vào thổi khèn, múa võ để kiếm cơm. Bộ quần áo lanh bố mẹ may cho rách te tua, Đức lấy đá đột thành lỗ rồi dùng dây rừng túm lại che chỗ rách. Tới khi rách quá Đức mới chịu về nhà để mẹ vá cho, rồi lại biến đi. Để buộc chân Đức quy gia, bà Lý mang sính lễ sang bản Lũng Hòa, Sà Phìn hỏi con gái nhà họ Sùng làm vợ Đức. Song chứng nào tật nấy, ngay cả khi đã có con, gia đình cũng không ngăn được máu giang hồ của Đức. Đức có tài thổi khèn, múa võ rất giỏi, nên đi đâu cũng được yêu mến chào đón (chả thế mà ông có tới 3 bà vợ).
Khi quân Cờ đen của tướng Lưu Vĩnh Phúc rút đi năm 1885 chỉ còn 3 nhóm tàn quân ở lại: Lương Tam Kỳ giữ đất Tả Châu Định Hoá,Tuyên Quang. Hoàng Sùng Anh chiếm giữ Bảo Thắng, Bảo Nhai, Bảo Sen, Lào Cai, Yên Bái. Hà Quốc Trường chiếm đất Hà Giang.
Khi quân Pháp tấn công lên vùng dân tộc nhằm mở rộng bộ máy cai trị, chúng gặp phải sự kháng cự quyết liệt của lực lượng các thủ lĩnh Mèo, Thái, Tày.
Một trong số đó là thủ lĩnh mèo Vừ Phái Lồng – chiếm cứ một dải đất rộng lớn từ Nam Vân Nam Trung Quốc sang vùng núi đá Hà Giang. Sau khi đánh bại chúa Bảo Lạc lấy lại vùng đất của người Mèo, ông đã cho mở đường đi Mông Tự -Vân Nam, đường Bách Xác Quảng Tây xuống Cao Bằng, Hà Giang lưu thông buôn bán. Dân Mèo khi ấy thừa thãi hàng hoá, làm ăn phát đạt, no đủ.
Gia đình Vua Mèo Vương Chính Đức.
Bờ tường vững chãi bao quanh nhà Vua Mèo.
Khi biết tin quân Pháp sẽ trở lại đánh lên Hà Giang, Hà Quốc Trường lo sợ cho mời Vừ Phái Lồng đến để bàn phối hợp đánh Pháp. Sau khi đánh bật quân Pháp khỏi vùng Mèo, Hà Quốc Trường đã phản bội giết chết Vừ.
Do chủ quan, tin vào sự thành thực của Trường, Vừ cưỡi la chỉ có 2 hộ vệ đủng đỉnh từ Linh Cảm bên kia sông Nho Quế đến gặp Trường. Vừa xuống la trước cửa thành Đồng Văn, ông bị lính của Trường chém chết.
Sau khi Vừ chết, Trường cho tàn quân Cờ đen mà đa phần là dân đầu trộm đuôi cướp, lục lâm thảo khấu tràn xuống vùng Mèo bắt bớ, cướp của, chém giết, hãm hiếp, cướp trẻ con mang sang Trung Quốc bán lấy tiền uống rượu, áp đặt chế độ hà khắc, đàn áp và phá bỏ các tập tục truyền thống của người Mèo.
Không chịu nổi sự o ép, các thủ lĩnh Mèo tập hợp lại thành lập Đảng “Hươu Nai” dưới sự lãnh đạo của Vàng Dí Tủa. Nghĩa quân rút vào rừng sâu, dựa vào thế núi non hiểm trở chống lại Hà Quốc Trường. Vương Chính Đức là một trong những thủ lĩnh dòng họ của nghĩa quân đó. Ông là thủ lĩnh giỏi khèn, giỏi võ, can trường, thông minh được nghĩa quân tin cậy, thán phục. Ở trong rừng sâu thiếu thốn, đói khát nên có một lần Vàng Dí Tủa đang đêm ghé qua nhà thăm vợ con.
Thấy chồng ốm yếu, vợ Tủa mời thầy thuốc đến thăm bệnh. Do ăn nhiều thứ củ, quả, lá rừng nên Tủa mắc đường tiêu hoá, chướng bụng. Sau khi tẩy độc, thầy thuốc dặn ông giữ gìn kiêng khem nghiêm nghặt, ăn uống từ từ từng tí một. Lúc đó đang mùa ngô chín (từ cụ Sơn dùng), thương chồng, vợ Tủa luộc ngô và đồ mèn mén để ông ăn và mang vào rừng. Do quá đói ông đã ăn quá no, nên đứt ruột mà chết.
Sau cái chết của Vàng Dí Tủa, Vương Chính Đức được suy tôn lên làm thủ lĩnh. Lên cầm quyền, thủ lĩnh họ vương khôi phục lại thiết chế dòng họ truyền thống của xã hội Mèo, dựa vào sự cố kết các dòng họ trong sự thống nhất chặt chẽ. Ông củng cố lực lượng, không chịu thế bị động trong rừng sâu. Một mặt ông chuẩn bị tấn công, đồng thời chỉ thị, truyền lệnh cho các dòng họ Mèo rằng: Khi nghĩa quân nổ súng, các gia đình Mèo có quân Trường ở, hãy vùng dậy dùng mọi vũ khí, dụng cụ, tìm mọi cách giết chúng. Khi nghĩa quân nổ súng tiến vào Linh Cảm bên kia sông Nho Quế, chỉ trong vài đêm quân của Trường bị sát hại nhanh chóng bằng tên độc, súng kíp, cắt cổ… Các toán quân đầu đuôi, sau trước không ứng cứu được cho nhau.
Hà Quốc Trường cùng vợ con chạy thục mạng về Quảng Tây bên kia biên giới (có tài liệu nói là Trường bị giết chết). Chấm dứt mộng xưng hùng xưng bá, mưu toan chiếm dải đất từ châu Vân Sơn, Vân Nam Trung Quốc kéo dài tới các huyện núi đá Hà Giang. Ngoài ra, ông Vương còn có công bang giao, gắn kết với người Mèo ở Trung Quốc, tích trữ lương thảo, súng đạn tính kế lâu dài. Cuộc chiến vũ trang đánh Pháp của người Mèo hai bên biên giới Việt – Trung từ 1909 -1913 là một mimh chứng cho tầm nhìn chiến lược của ông.
Theo Dantri
Cảm nhận về đất và người ở Hà Giang
Chúng tôi có dịp lên thăm Hà Giang vào những ngày tháng 10 - khi mùa hoa tam giác mạch nở rộ.
Đi trên "con đường hạnh phúc" chúng tôi cảm thấy hạnh phúc thật sự bởi chính nhờ con đường huyết mạch này mà những người con miền xuôi mới có cơ hội lên thăm người anh Cả của đất nước Việt Nam - Hà Giang nơi địa đầu Tổ quốc.
Con đường Hạnh Phúc ẩn hiện trong làng sương mờ, bên dưới là dòng sông Nho Quế hiền hòa.
Cánh đồng hoa tam giác mạch đẹp tựa một bức tranh
Ruộng bậc thang một nét độc đáo của vùng núi phía Bắc
Chợ Phiên của người dân tộc vùng cao. Bộ trang phục là một thứ tài sản rất quý của người phụ nữ. Họ dùng làm của hồi môn cho con gái khi lấy chồng.
Con người Hà Giang thật thà, gương mặt thật hiền và phúc hậu.
Trẻ em Hà Giang cần lắm một tấm lòng
Theo Bưu Điện Việt Nam