“Chuyện ấy”, phụ nữ thích gọi là gì?
Thôi hai đứa mình “ấy” nhau nhé! – Lúc nào cũng “ấy”, anh nói từ khác xem nào!
Ảnh minh họa
Buổi tối, hai vợ chồng nằm gác chân lên nhau, lướt web trên điện thoại. Chợt anh chồng lẩm bẩm:
- Hết thu phí, thu giá rồi lại thu tiền. Rồi lại còn tăng giá điện, buôn lậu hàng tấn ma túy…
- Anh hâm vừa thôi, nằm với vợ mà cứ lo chuyện đẩu đâu
Chồng ngượng nghịu gãi đầu:
- Ừ, anh xin lỗi, thôi hai đứa mình “ấy” nhau nhé!
- Lúc nào cũng “ấy”, anh nói từ khác xem nào!
- Vậy chúng mình “yêu” nhau nhé!
Video đang HOT
- “Yêu” cũng cũ rích rồi, chán anh lắm.
Chồng có vẻ hơi tự ái nhưng vẫn cố:
- Thế thì “giao hoan” vậy!
- Khiếp, “giao hoan” nghe thô thiển quá!
Anh chồng ức chế nói xẵng:
- Thế em muốn gì? “Ấy” không thích, “yêu” không chịu, “giao hoan” từ chối. Mỗi chuyện đó mà bày đặt hết từ nọ đến từ kia. Thôi nghỉ phịch luôn đi cho rồi!
- Á, được, hay đấy, em thích từ “phịch”, anh phịch em đi, phịch nhiều vào!
Theo Dân Việt
Hết chửi bới bảo vệ tới hành hung lao công chỉ vì bị nhắc nhở về ý thức: Chúng ta đang thiếu tự trọng nhưng thừa quá nhiều tự ái
Tự trọng có thể đi đôi với tự ái, nhưng không phải ở tâm thế nơi mà tự ái lấn át tất cả. Chúng ta hoàn toàn có quyền phản ứng khi gặp phải sự chỉ trích, quy tội, 'dán nhãn'. Nhưng phản ứng thế nào để lòng tự trọng không rơi ùm thành 'sĩ diện hão, tự ái vặt', có lẽ vẫn là câu hỏi khó với nhiều người.
6.570 ngày - tương đương với 18 năm - là tổng thời gian thụ án mà Lê Văn Hoài, sinh năm 2003, ngụ tại Quảng Trị phải thực hiện. 16 tuổi, chưa qua vị thành niên, gã trai bốc đồng đã điền tên mình vào bản án hình sự với tội danh về cố ý gây chết người chỉ vì một lời nhắc nhở "Đừng vượt đèn đỏ". Khai với cơ quan công an, Hoài cho biết cơn nóng giận bộc phát do bị nạn nhân dùng tay và mũ để gây hấn trước. Không nhịn nổi, hắn rút dao trong người ra để đáp trả, xả giận. Kết quả, nạn nhân tử vong.
Cũng vẫn 3 từ "không nhịn nổi", nam thanh niên Việt kiều nọ khiến dân mạng "nhớ mặt đặt tên, không quên địa chỉ" khi lớn tiếng nạt nộ người bảo vệ già tại chung cư khu mình sống bằng lời lẽ xấc xược, thiếu văn hoá. Chuyện cũng chỉ xoay quanh việc anh này đưa cún cưng đi dạo, bảo vệ thấy vậy bèn nhắc nhở, âu cũng do sợ chú chó to lớn tiểu bậy không rọ mõm đột ngột xồ ra gây thương tích cho trẻ nhỏ, thế mà cự cãi đôi bên vẫn xảy ra. Mua nhà rõ ràng, sổ hồng chính chủ trao tay, lần nào dắt chó qua khuôn viên chung cư cũng bị bảo vệ cằn nhằn, nam Việt kiều cho rằng bản thân bị coi thường, hoá giận mất khôn.
Nam thanh niên dắt chó đi dạo nhưng không rọ mõm nên bị bác bảo vệ chung cư nhắc nhở.
Trùng hợp là trong cùng ngày hôm đó, dân mạng lại phải "phiền lòng" tới hai lần khi tại Quảng Trị, một chủ cửa hàng thời trang phóng thẳng từ trong nhà ra ngoài vệ đường, giáng thẳng những cú vung tay bạo lực vào người nữ công nhân vệ sinh môi trường. Cứ nghĩ xích mích cá nhân phải lớn lắm, ai dè lại xuất phát từ lời nhắc nhở của một người miệt mài dọn rác hè phố dành cho hành vi ném rác bừa bãi ra nơi công cộng.
Dẫu biết mỗi người có mức độ giận dữ và kiềm chế khác nhau. Có khi chỉ cần gặp vài chuyện không như ý, kẻ đang hiền hòa cũng hóa cáu bẳn, sân si. Nhưng một loạt các hành vi trên đều có cái gốc bâng quơ vô cùng - "không nhịn nổi".
Chúng ta, đa phần thường hay bị kích động bởi hàng loạt những nguyên nhân tâm lý xã hội đơn giản và nhỏ nhặt. Khi đối diện ánh nhìn dò xét từ người khác, ta lo sợ bản thân vấp phải sự đánh giá, coi thường. Không chấp nhận để bản thân bị hạ thấp chỉ vì vài lý do thuộc về ý thức chấp hành nội quy, quy định cơ bản, những người vượt đèn đỏ, xả rác bừa bãi, dắt chó đi rông không rọ mõm... nọ tìm mọi cách để bao biện và phủ nhận bằng thái độ tiêu cực bất ngờ.
Đối với họ, giới hạn của lòng tự trọng hẹp lắm. Khi lòng tự trọng mỏng manh bị tổn thương, họ không cho phép những kẻ phản đối được bước qua giới hạn cuối cùng để chà đạp lên nhân phẩm của mình. "Giới hạn cuối cùng" - à thì là do chúng ta tự đặt ra, không ai giống ai, nên câu hỏi "bao giờ tự trọng hoá thành tự ái?" cũng khó đoán như là "tối nay ăn gì".
Chủ shop quần áo đánh nữ lao công, gây bức xúc dân mạng mấy ngày vừa qua
Chúng ta ngày ngày tôn vinh những chuyện tốt, tìm ra những hành động tử tế để ca ngợi và chia sẻ. Nhưng điều ấy có nghĩa lý gì khi cơn bực bội và nỗi tự ái ngày nay luôn có cớ để trỗi dậy dễ dàng và bộc phát như loài thú bất kham, chiếm hữu nội tâm bên trong, hóa thành thứ năng lượng đen tối chi phối cách hành xử? Nhẹ nhàng thì ta dằn vặt bản thân, quát mắng người khác. Nặng nề, thì ta lao vào cấu xé, quyết chí "ăn thua đủ" để xả cho hết ngọn lửa cuộn trào thiêu đốt ruột gan kia.
Người ta luôn nôn nóng tìm cách trút mọi giận dữ lên người khác. "Tự ái lắm rồi, không thể để 'nó' coi thường mình".- Ta nghĩ vậy, nhưng lí lẽ thốt ra, hành động xảy đến thì một trời một vực với dự tính. Cự cãi nhỏ biến thành thượng cẳng chân, hạ cẳng tay, mọi thứ diễn ra như thể chuyện thường tình mỗi ngày từ trong nhà ra tận ngoài giao lộ.
Chỉ một vài kích động bởi tác nhân bên ngoài cũng dư sức đẩy cảm giác bất bình, giận dữ của họ lên cao. Sự tự ái bung ra như một phản ứng nhằm vuốt ve thể diện tổn thương, vốn mỏng manh như lá liễu, khiến họ không khỏi bí bách trước những câu nói, thái độ của người khác. Con quỷ giận dữ trong thâm tâm gào lên, yêu cầu sự tôn trọng, mong muốn ý kiến bản thân phải được nâng niu bằng bất cứ lý lẽ nào. Ai cũng nghĩ người kia coi thường, đánh giá, hạ thấp mình. Thế là các bên sinh sự. Sẵn tâm lý bị kích động, từ kẻ nóng giận trở nên thách thức và liều lĩnh.
Đối tượng Lê Văn Hoài bị khởi tố bị can do hành vi đâm chết người chỉ vì bị nhắc 'đừng vượt đèn đỏ'
Một bộ phận trong số chúng ta "thừa tự ái nhưng thiếu tự trọng". Bởi tính cố chấp, sợ thua thiệt nên thanh niên Việt kiều nọ cho rằng "thật vô lý khi có tiền mua nhà chung cư nhưng ngày nào cũng bị bảo vệ nhắc nhở dù đã bế chó cưng vào lòng khi đi dạo". Cũng bởi tính cố chấp, không chấp nhận mình sai nên chủ cửa hàng quần áo kia cứ một mực nghĩ rằng mình đang bị cô lao công mắng mỏ với lời lẽ khó nghe. Họ đều không giữ được bình tĩnh và bung ra phản ứng gay gắt, cố chấp hòng tìm lại hình ảnh bản thân trước đám đông.
Và thật trùng hợp, đối tượng nhận phải sự nạt nộ ấy đôi khi chỉ là bác bảo vệ, cô lao công hay kẻ lao động chân tay - những người luôn mặc định đứng ở vị trí thấp trong xã hội dưới con mắt sự đời, không có địa vị, không có quyền lực, dễ dàng bị bắt nạt và khống chế bất cứ lúc nào.
Quá duy tình, không phân biệt đúng sai, phải trái. Lòng tự trọng của những người hung hăng đó phải chăng cao hơn những người khác?
Rõ ràng là không. Bởi khi tỉnh cơn hả hê do sự kích động tạo thành, chẳng mấy ai mở to đôi mắt đối diện với hậu quả xấu xí mà mình để lại. Khao khát thỏa mãn cơn bộc phát của bản thân không cho phép họ suy tính quá nhiều, ngoài việc xoa dịu cơn tự ái ngự trị.
Tự trọng có thể đi đôi với tự ái, nhưng không phải ở tâm thế nơi mà tự ái lấn át tất cả. Chúng ta hoàn toàn có quyền phản ứng khi gặp phải sự chỉ trích, quy tội, "dán nhãn". Nhưng phản ứng thế nào để lòng tự trọng cao quý không rơi ùm thành "sĩ diện hão, tự ái vặt", có lẽ vẫn là câu hỏi khó với nhiều người.
Minh Trần
Theo saostar
Giải trình đầy đủ phương án tăng giá điện trước ngày 15.5 Chính phủ vừa ban hành nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4.2019. Tại nghị quyết, Chính phủ yêu cầu Bộ Công thương và Tập đoàn điện lực VN khẩn trương có giải trình đầy đủ về phương án tăng giá điện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15.5.2019. Trong khi đó, Bộ Tài chính được yêu cầu giám...