“Chuyện ấy” ngày Tết: Mỡ treo mèo nhịn đói
Người xưa quan niệm vợ chồng sống với nhau, “chuyện ấy” như sợi dây cột chặt hai người lại với nhau. Ấy thế nhưng những ngày Tết, vì bận rộn, mệt mỏi mà “sợi dây” ấy bị nới lỏng.
Bận rộn, mệt mỏi lấn át
Theo tâm sự của một chị Tâm – một nhân viên văn phòng ở Hà Nội, vợ chồng chị cưới nhau đã được 4 năm. Do hai anh chị mỗi người một quê, lại hai miền Nam – Bắc xa cách mà công việc lại ở Hà Nội nên mỗi khi tới dịp Tết, anh chị phải luân phiên về cả hai bên nội, ngoại thăm viếng chúc Tết họ hàng. Chị Tâm kể, cuối năm cả hai phải cố gắng hoàn thành công việc, sắp xếp nhà cửa đâu vào đấy rồi mới yên tâm xách hành lý lên đường.
Ngày nghỉ chỉ đếm trên đầu ngón tay nhưng lại di chuyển tàu xe liên tục trong những ngày Tết khiến cả hai anh chị không còn sức nghĩ đến chuyện “nồng nàn chăn gối”. “Tối đến, xong mọi việc là lăn ra ngủ. Có khi muốn cố nhưng không nổi nên đành chấp nhận. Hai vợ chồng đều mệt nên đều hiểu cả”, chị Tâm cười.
Bên cạnh đó, ở quê nhà chật chội, hai anh chị muốn riêng tư cũng khó. Ra ngoài thuê nhà nghỉ thì ngại mọi người chê cười. Cũng theo tâm sự của chị thì chuyện này đã thành lệ ngay từ năm đầu tiên sau khi anh chị làm đám cưới. Và những năm tiếp theo, mọi việc tái diễn nên “chuyện vợ chồng” cũng không phát sinh thêm những “tình tiết” mới.
Mệt vì rượu
Video đang HOT
Thuyết đông y khuyên không nên “động phòng hoa chúc” khi uống quá nhiều. Bởi rượu là món đại nhiệt có thể làm nóng “kho vũ khí tối thượng” khiến việc sản xuất tinh binh và hormone kém đi. Chính vì điều này mà mấy các công chồng sau khi “rượu vào” là thờ ơ với bà xã.
Cũng vẫn theo thuyết trên thì rượu gây ngộ độc thần kinh trung ương nên sau khi nhậu các ông chồng đi đứng loạng choạng, nói năng bừa bãi, hành vi cũng không làm chủ được chứ đừng nói tới “nghĩa vụ vợ chồng”.
Theo lời kể của chị Hoa – nội trợ trong gia đình, chồng chị là lãnh đạo trong công ty nên những ngày cuối năm anh tối ngày phải tiếp khách. Càng về những ngày giáp Tết, tiệc tùng lại càng nhiều khiến anh mỗi khi về đế nhà là lê lên giường ngủ mê mệt. Mấy ngày Tết, đối tác và nhân viên cũng không “tha”.
Tiếp đó là tiếp đãi họ hàng hai bên nội ngoại. “Nói là ngày nghỉ mà nào có được nghỉ. Anh lúc nào cũng mệt vi rượu chè suốt ngày. Tối mệt thì lăn ra ngủ, đến cả tắm rửa vệ sinh nhiều khi cũng không kịp làm”, chị Hoa xót chồng. Thế nên chị bảo: “Thấy chồng như thế nhiều lúc dù có muốn cũng cố gắng nhịn vì thương chồng”.
Trường hợp của chị Tâm, chị Hoa chỉ là hai trong số rất nhiều trường hợp dở khóc dở cười trong “chuyện chăn gối” vào dịp Tết. Chỉ là vài ngày nhưng dù có bận rộn đến mấy cũng đừng lãng quên “chuyện vợ chồng”. Bởi biết đâu, khi chăn gối nồng ấm lại giúp cả hai người tươi vui hơn trong những ngày Tết?
Theo VNE
[Chế biến] - Cua rang xốt ớt
Vị ngọt của thịt cua, vị cay của ớt hòa quyện vào nhau như 'cô nàng quyến rũ' vị giác của mọi người, đặc biệt trong tiết trời se se lạnh của những ngày tết.
Nguyên liệu:
- 3 con cua bể nặng khoảng 1,6 kg
- 1 chai xốt ớt- 1 chai xốt cà chua- 1 quả ớt sừng xanh- 1 quả ớt sừng đỏ
- 10g tỏi băm nhuyễn- 1 củ gừng- 1 củ hành tây
- 2 muỗng canh đường
- 0,5 muỗng canh nước mắm
- Dầu ăn
- Rau xà lách
Thực hiện:
- Cua chà rửa thật sạch, bỏ phần yếm đi, sau đó bỏ cua vào nồi nước đun sôi và luộc đến khi cua chín. Bỏ cua ra ngoài để nguội, dùng kềm kẹp dập cho gia vị thấm sâu vào thịt.
- Băm nhỏ hành tây, gừng, ớt
- Chảo dầu nóng đổ tỏi vào phi thơm, sau đó cho hành tây, gừng, ớt, xốt cà chua, xốt ớt, đường, nước mắm vào nêm nếm gia vị vừa ăn, cuối cùng cho cua vào đảo đều cho cua thấm gia vị.
- Khi thấy nước xốt có độ sền sệt, cho cua ra đĩa đã lót sẵn rau xà lách. Sau đó rưới nước xốt lên trên. Món này dùng khi nóng mới ngon.
Theo PNO
[Chế biến] - Mì gói cuộn trứng với thịt dư thừa ngày Tết Hãy tận dụng một vài thực phẩm còn dư thừa cho ngày Tết để nấu món ăn này nhé! Mì gói và trứng là những món bạn có thể mua dự trữ sẵn trong mấy ngày Tết này. Với một chút biến tấu để món mì gói thêm ngon hơn và đây cũng là cách để giải quyết các món thịt thừa trong...